Võ Huy Toàn còn gì khi Công Phượng rời đi
Không được huấn luyện viên Alexandre Polking tin tưởng xếp đá chính, nhưng Huy Toàn đang có những chỉ số và phong độ tốt của CLB TP.HCM.
Lee Nguyễn rõ ràng sẽ là cái tên mà nhiều CĐV và ban huấn luyện của Quảng Ninh quan tâm. Tên tuổi của cầu thủ Việt kiều đã được định hình, nhưng Huy Toàn mới cần được lưu tâm.
Tiền vệ mang áo số 16 là người ghi bàn thắng đầu tiên cho CLB TP.HCM ở mùa giải 2021. Đó là bàn thắng mở tỷ số vào lưới Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ở vòng 2, mở ra chiến thắng 2-0 chung cuộc sau đó.
Huy Toàn và Công Phượng khi còn chung màu áo CLB TP.HCM năm 2020. Ảnh: Quang Thịnh.
Huy Toàn chưa có suất đá chính dưới thời HLV Polking. Ở trận gặp Đà Nẵng tại vòng 1 trên sân Hòa Xuân, Toàn ngồi ngoài cả trận. Đội khách thua 0-1 trong thế trận lép vế và có thể thua đậm hơn nữa.
Nếu đội trưởng Sầm Ngọc Đức không mắc nhiều lỗi vị trí và bị thay ra ở phút 46 trong trận gặp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh (HLHT), Huy Toàn chưa chắc được vào. Anh đá thay vai trò hậu vệ cánh trái rồi ghi bàn ở phút thứ 62.
Hàng tiền vệ khá chật chội của ông Polking tạo ra cuộc cạnh tranh khốc liệt. Tiền vệ Ngô Hoàng Thịnh và Lee Nguyễn gần như lấy 2 suất chính ở khu vực giữa sân, cơ hội đá từ đầu còn lại là rất thấp.
Huy Toàn phải lùi về đá hậu vệ trái là điều phải thích nghi. Lê Sỹ Minh, Phạm Trùm Tỉnh, Lâm Ti Phông, Trần Thanh Bình hay các tiền đạo nội đều có thể nhận cơ hội ra sân từ đầu mà không quan trọng vị trí.
Ở phía trên, hàng công 3 tiền đạo Brazil đã chiếm suất chắc như “đinh đóng cột” trong sơ đồ của nhà cầm quân người Brazil-Đức. Vị vậy, cầu thủ nào thích nghi tốt, khát khao hơn sẽ có cơ hội ra sân.
“Các cầu thủ nội không thể chơi mọi trận đấu. Họ phải luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng để được trao cơ hội.” – Alexandre Polking, HLV CLB TP.HCM
Qua rồi giai đoạn Toàn chơi cùng người bạn thân Công Phượng ở mùa giải 2020. Không còn cầu thủ HAGL tạo đột biến, anh phải chấp nhận hòa nhập từ ghế dự bị với một hệ thống mới hoàn toàn.
Năm ngoái, anh thi đấu 11 trận và ra sân từ đầu 6 trận ở V.League 2020. Trong trận thắng Viettel 3-0, Huy Toàn ghi bàn duy nhất của mình. Năm nay, anh khởi đầu khả quan hơn dù xuất phát chậm hơn.
Cầu thủ sinh năm 1993 lên chức bố vào tháng 7/2020. Đó là động lực to lớn của anh trong lúc tập luyện và phấn đấu cơ hội vào sân. Toàn ăn mừng bàn thắng đầu tiên mãnh liệt ở mùa này là vì vậy.
Video đang HOT
Hạnh phúc với gia đình nhỏ đang giúp Toàn thoải mái chơi bóng. Ở đợt tập huấn, anh ghi 1 bàn giúp đội thắng Bà Rịa – Vũng Tàu. Trước đó, tiền vệ 28 tuổi ghi 2 bàn trong trận thua 3-6 trước Bình Dương.
Pha ăn mừng của Huy Toàn vào lưới Hồng Lĩnh Hà Tĩnh ở vòng 2 V.League 2021. Ảnh: Quang Thịnh.
Ông Polking khá thất vọng với tỷ số này, nhưng Huy Toàn đã ghi điểm. “Tôi không vui với kết quả của trận đấu này. Chúng tôi không đảm thể lực cho hai ngày liên tục, nhưng chúng tôi đã có những phân tích”.
HLV trưởng có thêm thời gian đánh giá các học trò trong thời điểm V.League phải tạm dừng vì ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đó cũng là điểm thuận lợi giúp Huy Toàn thể hiện mình trên sân đấu.
Nhiều lần được đề nghị trả lời phỏng vấn, nhưng cầu thủ này chưa sẵn sàng. Nếu có cơ hội đá chính, chắc chắn Huy Toàn đã chuẩn bị kỹ trước trận đấu gặp CLB Quảng Ninh ngày 14/3.
Nói với Zing , ông Polking khẳng định: “Các cầu thủ nội có chất lượng và tiềm năng, nhưng họ không thể chơi mọi trận đấu. Họ phải luôn đặt mình trong tư thế sẵn sàng để được trao cơ hội”.
CLB TP.HCM đã có mặt ở Cẩm Phả từ ngày 12/3. Trận đấu bù vòng 3 đón tin vui khi khán giả được vào sân theo dõi. Trận đấu diễn ra lúc 18h
HLV Chung Hae Seong rời CLB TP.HCM: Mâu thuẫn nội bộ hay tụt lùi thành tích?
Hành trình của HLV Chung Hae Seong ở V-League có cả đỉnh cao và vực sâu, khi ông giúp CLB TP.HCM trở thành "ngựa ô" và bật bãi vì thất bại ở mùa kế tiếp.
HLV Chung Hae Seong sẽ không tiếp tục gắn bó với CLB TP.HCM khi đôi bên đạt thỏa thuận chấm dứt hợp đồng vào trưa 12/11. Chiến lược gia người Hàn Quốc từng đứng trên đỉnh cao với danh hiệu á quân V-League 2019, nhưng tấm huy chương bạc là chưa đủ để giúp ông Chung tại vị.
CLB TP.HCM đặt kỳ vọng quá cao?
Để đánh giá một HLV thành công hay thất bại, phải nhìn tình cảnh CLB đó trước và khi HLV này tới. Trước khi ông Chung Hae Seong cập bến sân Thống Nhất theo lời gợi ý của bầu Đức với lãnh đạo CLB TP.HCM, đội bóng này vừa có hai mùa đua trụ hạng đến vòng cuối.
Cả hai HLV Alain Fiard và Toshiya Miura đều thua toàn tập về thành tích và lối chơi. Dưới thời HLV Miura, CLB TP.HCM còn bị mô tả là thi đấu bóng bạo lực. Đội bóng có biệt danh "Chiến hạm đỏ" nhiều lần thua đậm ở V-League, chìm nghỉm ở nhóm cuối.
CLB TP.HCM (áo đỏ) từng thuộc nhóm yếu ở V-League.
Nhưng HLV Chung Hae Seong đã thay đổi tình thế. Với lực lượng cầu thủ cơ bản giống thời Miura, ông Chung tạo được tập thể gắn kết, thi đấu kỷ luật, sạch sẽ và quyết tâm. CLB TP.HCM bứt tốc ở chặng đầu, vô địch lượt đi, trước khi đua tranh đầy kịch tính với Hà Nội FC.
Không thể lên ngôi vào cuối mùa, nhưng ngôi á quân V-League đã vượt quá tầm vóc thực sự của CLB TP.HCM - đội bóng với số tuyển thủ quốc gia kém xa Hà Nội FC, SLNA, Viettel hay SHB Đà Nẵng.
Một đội bóng đứng hạng nhì mùa này, muốn vô địch mùa sau là chuyện thường tình. CLB TP.HCM thể hiện tham vọng khi ký với ba tuyển thủ là Công Phượng, Huy Toàn và Bùi Tiến Dũng, phá két mang về Pape Diakite (đá giải hạng Nhất Mỹ), Viktor Prodell (cựu tuyển thủ Thụy Điển), thử việc David N'Gog (cựu tiền đạo Liverpool), hỏi mua Lee Nguyễn.
Đầu tư của CLB TP.HCM nhắm tới hai khía cạnh: hình ảnh và chuyên môn, song đội bóng này chỉ thắng được vế thứ nhất. Bóng đá không phải sân khấu showbiz, cứ nhiều ngôi sao là làm nên chuyện.
CLB TP.HCM muốn đẩy mạnh khâu hình ảnh bằng những ngôi sao.
Hàng chục tỷ mua tân binh, nhưng chỉ Công Phượng tỏa sáng. Tuy nhiên, đó không hẳn là lỗi của HLV Chung Hae Seong. Đội hình CLB TP.HCM thua Buriram United ở vòng sơ loại AFC Champions League 2020 chỉ sót lại 4 cái tên từng đá thường xuyên cho đội này ở V-League 2019.
Ông Chung phải làm việc với 10-12 cầu thủ mới mùa này chỉ với hơn một tháng chuẩn bị, nên khó đòi hỏi nhiều hơn. Điểm trừ của HLV Chung Hae Seong là không xây dựng được lối đá có đường nét cho CLB TP.HCM, khi lãnh đạo đội bóng muốn cả chiến thắng lẫn một lối chơi đẹp mắt, thu hút khán giả.
Nhưng làm việc với đội hình xáo trộn, lại liên tục mất cầu thủ ở lượt về vì chấn thương (Công Phượng, Ti Phông, Seo Yong Duk, Pape Diakite), vị trí thứ năm của CLB TP.HCM không phải quá tệ. Đó là lý do đến ngày cuối tại vị, HLV Chung vẫn từ chối cho rằng mình thất bại.
Dấu hỏi mâu thuẫn
Thứ CLB TP.HCM còn thiếu ở V-League là một chân đế vững vàng. CLB Viettel vô địch V-League nhờ trục giữa được đầu tư hợp lý, kết hợp với cầu thủ tự đào tạo. Sài Gòn FC lấy huy chương đồng nhờ đội hình được xây ổn định từ thời mới lên V-League, còn Hà Nội FC có lối chơi rõ ràng.
Còn CLB TP.HCM không có gì ngoài những bản hợp đồng "đông mà chưa tinh".
Bộ đôi Ortiz và Rodriguez đến với CLB TP.HCM mà không cần thông qua thử việc, và cả hai đều gây thất vọng.
Ngoài sân cỏ, việc cách chức... rồi bổ nhiệm lại ông Chung Hae Seong hồi tháng 7 càng chứng tỏ nội bộ CLB có vấn đề. HLV người Hàn Quốc bị chuyển sang ngồi ghế GĐKT sau trận thua 0-3 trước Hà Nội FC.
Ông Chung từ chối và đề nghị được thanh lý hợp đồng, sau khi để lại lùm xùm với những phát ngôn trên trang Yonhap News với hàm ý công kích một số cầu thủ và thành viên đội bóng.
Chủ tịch Nguyễn Hữu Thắng được bổ nhiệm ngồi thay ghế HLV, mang về một trợ lý là Nguyễn Minh Phương. CLB TP.HCM cũng được đồn đoán mời gọi HLV Alton dos Santos Silva của ChiangRai United (Thái Lan).
Ông Chung bất ngờ quay lại, trợ lý Minh Phương chuyển sang Học viện Juventus Việt Nam sau hai ngày huấn luyện CLB TP.HCM, còn trưởng đoàn Lư Đình Tuấn bị cách chức.
Xáo trộn trên ghế huấn luyện và quản lý của CLB TP.HCM nhiều không kém thay đổi nhân sự đội hình. CLB TP.HCM xuất hiện liên tục trên báo giới, nhưng không phải với hình ảnh đẹp về chuyên môn như mùa trước. Nhìn lại những lộn xộn ấy, "thiếu chuyên nghiệp" có lẽ là cách mô tả xác thực nhất.
HLV Chung Hae Seong còn nhiều tham vọng dang dở với CLB TP.HCM.
Từ đội bóng giản dị, âm thầm tăng tính cạnh tranh cho V-League, đội chủ sân Thống Nhất trở nên hỗn loạn, với những "thuyết âm mưu" không có điểm dừng.
Khi HLV Chung khẳng định việc ông ngồi ghế GĐKT sẽ khiến cầu thủ chia rẽ vì "không biết nghe ai", người ta có thể mường tượng về sóng ngầm trong lòng CLB. Thực tế, đội nào cũng có ít nhiều vấn đề nội bộ, nhưng CLB mạnh phải biết cách giải quyết ổn thỏa.
CLB TP.HCM chưa làm được điều này. Đội bóng này có tiềm lực đáng nể, song thiếu kiên nhẫn và dường như chưa biết cụ thể hóa tiềm lực ấy thành sức mạnh.
Mọi thành trì đều cần thời gian xây đắp. Sự ra đi của kiến trúc sư trưởng cho thành công, chắc chắn là cái kết buồn của CLB TP.HCM lẫn HLV Chung Hae Seong.
Một mùa giải đáng buồn của TP.HCM và HA Gia Lai Thầy trò HLV Chung Hae-soung từ một ứng viên nặng ký cho chức vô địch sau một mùa giải thăng hoa với ngôi á quân V-League bỗng trở thành nỗi thất vọng lớn nhất và nhanh nhất. CLB TP.HCM đầu tư khổng lồ nhất từ những cú chuyển nhượng đình đám và tốn kém nhưng trắng tay trên mọi mặt trận Cúp Quốc...