Vỡ hụi Sài Gòn, mẹ già 82 tuổi cùng các con mất sạch 4 tỷ đồng
Nhiều con hụi tại TP.HCM đã gửi đơn tố cáo việc chủ hụi ôm tiền và đi khỏi nơi cư trú. Số tiền ước tính lên tới cả trăm tỷ đồng và nữ chủ hụi có thể đã không còn ở Việt Nam.
Mẹ già 82 tuổi và các con mất 4 tỷ đồng tiền hụi
“Cả nhà mất sạch tiền hụi rồi má ơi… ” – thông báo của ông Ngọc khiến bà Tám bị sốc. Bà được đưa vào Bệnh viện Gia Định cấp cứu ngày 12/5. Ít ngày sau khi về nhà, cụ bà 82 tuổi lại suy nghĩ nhiều, huyết áp lên, bà tiếp tục nhập Bệnh viện quận Bình Thạnh điều trị lần thứ hai. Từ đó đến nay thể trạng bà yếu hẳn.
“Tôi góp hụi hơn 2,3 tỷ. Em út gần 1 tỷ. Hai đứa em khác 600 triệu. Má tôi 80 triệu. Tôi đau quá. Tôi ngu quá”, ông Ngọc không thể cầm lòng.
Số tiền khoảng 4 tỷ đồng được gia đình ông góp hụi cho một người phụ nữ tên Nguyễn Ngọc Linh Thùy. Quen biết chủ hụi đã lâu, gia đình ông Ngọc không mấy đắn đo khi góp hụi.
Bà Tám nhập viện cấp cứu sau khi biết chủ hụi đã mất liên lạc
Mới đầu, số tiền tham gia nhỏ, chỉ khoảng 2-3 triệu đồng sau đó tăng dần lên. Ông tham gia nhiều dây hụi khác nhau đều do bà Thùy làm chủ. Khi liệt kê số tiền bị mất trong lá đơn tố cáo gửi tới Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP.HCM, ông Ngọc giật mình khi nhìn vào dãy số dài các dây hụi mình đã nộp tiền. Thống kê có tới 49 dây đóng hụi khác nhau.
“Tiền mấy anh em trong gia đình buôn bán, tích cóp làm ăn mãi mới được. Từ bữa tới giờ tôi không thể ngủ được, xuống mất mấy ký. Gia đình suy sụp”.
Lá đơn của ông Ngọc chỉ là một trong hàng chục lá đơn tố cáo của các bị hại trong vụ việc này. Nếu đây là một vụ bể hụi, ước tính số tiền “bốc hơi” lên tới cả trăm tỷ đồng.
Đứng ra nộp đơn tố cáo cùng ông Ngọc còn có ông Bình, đây là con hụi sống cách nhà bà Thùy chưa đầy 2km. Số tiền ông Bình bị mất khoảng 300 triệu đồng.
“Tôi chơi hụi chỗ bà Thùy được gần 2 năm. Mọi khi đến kỳ tiền vẫn được trả đều. Lần cuối cùng tôi đóng hụi là ngày 25/4. Hôm đó, gặp thấy bà này tỉnh queo, không có gì bất thường, có thể đã lập kế hoạch lừa đảo từ trước. Mấy căn nhà người phụ nữ này mua đều đã sang tên cho họ hàng. Giờ tôi tố cáo bà Thùy về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”, ông Bình thông tin.
Các con hụi tập trung tại hẻm 124 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, TP.HCM
Mẹ ông Bình cũng tham gia đường dây chơi hụi của Linh Thùy, do bị bệnh nên trước đó gia đình đã rút dần số tiền vài trăm triệu để chữa bệnh cho bà, nếu không giờ cũng mất trắng.
Ông Bình chơi 6 dây hụi khác nhau, trung bình một tháng đóng khoảng 70-80 triệu cho chủ hụi. Số tiền đã mất, ông đang phải giấu không cho vợ biết.
Con hẻm nhỏ không yên bình
Ngày 10/5, sự việc chủ hụi mất liên lạc vỡ lở. Ít ngày sau, một nhóm chat kín trên zalo với 111 thành viên được lập. Đây là số lượng các con hụi đang mất tiền mà chị Vân tổng hợp được từ điện thoại mọi người cung cấp.
“Nhóm zalo chưa đủ. Mấy cô, bác lớn tuổi đâu biết dùng zalo. Chưa kể những người ở xa nữa. Q.4, Q.5, Q.8 rồi cả TP. Thủ Đức. Tôi biết có gia đình đang mất 20 tỷ nhưng vì lý do cá nhân họ không làm đơn mà thuê luật sư riêng để đòi tiền”, Vân nói.
Video đang HOT
Giống nhiều người nộp đơn tố cáo khác, nhà Vân nằm cùng con hẻm với chủ hụi. Con hẻm 124, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh ai nấy giờ đều xôn xao thông tin vụ việc. Chị mất hơn 800 triệu tiền gốc. Trong đó, có số tiền bà ngoại gửi về từ nước ngoài để lo mọi chuyện trong gia đình sau này lúc già yếu.
Một bảng kê số tiền ông Ngọc đã đóng hụi
“Trước giờ nhà đó uy tín lắm, 2h khui hụi thì 6h trả tiền. Lần nào đi đâu chị ta cũng thông báo đầy đủ cho các dây hụi và người tham gia, giờ biến mất và khóa cửa nhà luôn. Bà con họ hàng quanh đây thì trốn trong nhà, không dám bước chân ra ngoài gặp người dân”.
Nguyễn Ngọc Linh Thùy sinh năm 1974 và có quốc tịch Úc. Bà Thùy về Việt Nam, sau đó tổ chức hoạt động mở hụi từ hơn 10 năm trước. Số tiền người tham gia chơi lúc đầu còn nhỏ, sau tạo được sự tin tưởng nên dần dần bà Thùy huy động được số tiền lớn từ người tham gia. Nhiều dây hụi với các giá trị khác nhau được mở: 2 triệu – 3 triệu – 5 triệu – 10 triệu – 20 triệu – 50 triệu đều do Việt kiều Úc này làm chủ với số lượng con hụi lớn.
Thậm chí, trước khi biến mất, nữ chủ hụi còn hỏi vay mượn số tiền hàng tỷ đồng từ nhiều người khác nhau.
“Có người góp hụi để chờ sinh con thì giờ mất tiền. Có người đang nuôi con nhỏ 3 tháng mà mất hơn 2 tỷ, buồn chán quá nên mất sữa chăm bé luôn. Đến cả người làm tóc cho bà đó có 20 triệu tiền hụi cũng bị hốt”, chị Vân kể.
Tính đến nay, hàng chục lá đơn tố cáo nữ Việt kiều Nguyễn Ngọc Linh Thùy về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản được gửi tới cơ quan công an; đồng thời, thông tin cũng được gửi tới Tổng Lãnh sự quán Úc tại TP.HCM trong trường hợp bà Thùy đã rời khỏi Việt Nam, quay về Úc.
Phải chặn mối nguy tiềm ẩn: F0 'lang thang' chưa rõ lây nhiễm từ đâu
Trong khi đa số bệnh nhân COVID-19 xác định được nguồn lây, TP.HCM đối diện với khá nhiều ca F0 "lang thang" chưa rõ lây nhiễm từ đâu. Đây chính là mối nguy tiềm ẩn vì có thể sẵn sàng bùng lên chuỗi lây mới bất cứ đâu, bất cứ lúc nào.
Người dân nhận hàng từ bên ngoài phải giữ khoảng cách trên 2m tại hẻm 477 Nguyễn Văn Công, quận Gò Vấp, TP.HCM - Ảnh: NHẬT THỊNH
Trong các cuộc họp của Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 gần đây, các ngành chức năng của TP.HCM đều có chung nhận định "các chuỗi lây nhiễm đã từng bước được khống chế". Tuy vậy, vẫn còn có những ca chưa rõ nguồn gốc được phát hiện trong cộng đồng.
Liên tục có ca "chưa rõ nguồn lây"
Những ngày gần đây, số ca nhiễm chưa rõ nguồn lây được Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC) cập nhật liên tục. Các ca này phân bố rải rác từ Hóc Môn, Tân Phú, Bình Tân, Tân Bình, TP Thủ Đức... với đặc điểm chung được phát hiện qua xét nghiệm diện rộng hoặc vào bệnh viện khám sàng lọc khi có triệu chứng.
Theo báo cáo mới nhất của Sở Y tế, có ít nhất 38 ca nhiễm COVID-19 chưa xác định được nguồn lây, trong đó có 8 ca được phát hiện nhờ lấy mẫu xét nghiệm tầm soát diện rộng trong cộng đồng, 30 ca còn lại được phát hiện ở các bệnh viện khi người bệnh đến khám sàng lọc.
Liên quan một trường hợp nghi nhiễm làm việc tại Công ty PouYuen (Q.Bình Tân), HCDC truy vết xác định đây là một chuỗi chưa rõ nguồn lây nhưng hiện đã lây cho 8 người. Chuỗi lây nhiễm này khởi đầu từ một cư dân ở chung cư Ehome 3 (P.An Lạc, Q.Bình Tân) được xác định dương tính từ ngày 6-6.
Quá trình truy vết, cơ quan y tế phát hiện thêm một ca nhiễm khác ở cùng tòa nhà và sau khi lấy mẫu xét nghiệm thì phát hiện thêm 5 ca khác.
Ca nghi nhiễm làm việc tại Công ty PouYuen vừa được phát hiện là vợ của 1 trong 5 ca nhiễm nêu trên. Như vậy, nếu tính cả ca nghi nhiễm chưa được Bộ Y tế công bố, chuỗi lây nhiễm chưa rõ nguồn này đã phát triển sang chu kỳ thứ 3 (F3).
HCDC cho biết trong số 39 ca nhiễm COVID-19 tại TP.HCM được Bộ Y tế công bố ngày 9-6, có 2 ca chưa xác định nguồn lây đang được điều tra dịch tễ. Trước đó một ngày (8-6), HCDC cũng cho biết có 8 ca chưa rõ nguồn lây tại các quận 11, Phú Nhuận, Bình Tân, Tân Phú và TP Thủ Đức.
Trong số này có các ca là F1 của các ca bệnh còn chưa xác định được nguồn lây. Đơn cử ca bệnh tại phường Hiệp Phú, TP Thủ Đức (BN9016) trước đó có tiếp xúc gần với hai ca bệnh khác (BN8126 và BN8127), mà bản thân 2 ca này đang được cơ quan chức năng tích cực truy tìm nguồn lây.
Đánh giá về nguy cơ của việc xuất hiện các ca F0 "lang thang" này, ngành y tế TP.HCM cho rằng đang trong giai đoạn giãn cách xã hội nên "nguy cơ tiếp xúc thấp, không phát tán rộng, chỉ lây lan đến 1, 2 thành viên trong gia đình".
Về nguồn gốc, có thể dịch bệnh đã âm thầm lây lan trong cộng đồng từ trước trong dịp nghỉ lễ và có thể người dân đã tiếp xúc với ca bệnh hoặc đi qua các địa điểm có ổ dịch trong cả nước.
Xét nghiệm mẫu tại khoa xét nghiệm Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM - Ảnh: DUYÊN PHAN
Quyết liệt nhiều giải pháp
Ông Tăng Chí Thượng - phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM - cho biết đến nay TP ghi nhận có 22 cơ sở y tế có người nhiễm COVID-19 từng đến khám chữa bệnh.
Trong đó có 13 cơ sở chủ động phát hiện và cách ly xét nghiệm kịp thời, 9 bệnh viện hoàn toàn bị động. Hậu quả của việc bị động này là có 2 bệnh viện có nhân viên y tế mắc COVID-19, bệnh viện cũng buộc phải phong tỏa và ngưng hoạt động.
Trao đổi với Tuổi Trẻ, TS Lê Quốc Hùng - trưởng khoa bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy - cho biết việc tồn tại nhiều F0 chưa rõ nguồn lây trong cộng đồng là điều rất nguy hiểm. "Nếu không được phát hiện ngăn chặn kịp thời, những F0 mất dấu này vẫn tồn tại lang thang ngoài cộng đồng và đẩy mức độ lây lan dịch bệnh ngày càng rộng.
Nếu cắt được F0 đồng nghĩa với việc cắt được nguồn lây và từ đó ngăn chặn được chuỗi lây nhiễm bệnh" - bác sĩ Hùng nói.
Lấy ví dụ về chuỗi lây nhiễm ở nhóm truyền giáo Phục Hưng, bác sĩ Hùng khẳng định "ngành y tế đã đi sau một bước". Điều này kéo theo việc truy vết, khoanh vùng, dập dịch mất rất nhiều thời gian, công sức nhưng hiệu quả mang lại không được triệt để như mong muốn.
Để kiểm soát các ca F0 "lang thang", theo bác sĩ Hùng, có rất nhiều giải pháp, trong đó giãn cách xã hội đang là một giải pháp hiệu quả nhất, gần như ngăn chặn hoàn toàn dịch bệnh, nếu mọi người dân đều ý thức tuân thủ nghiêm túc.
Bởi khi giãn cách xã hội thì dù một người có bị bệnh thực sự, nếu tuân thủ cách ly trong gia đình, không tiếp xúc ai sẽ không có khả năng lây bệnh. Ngoài ra, theo bác sĩ Hùng, cần phải đẩy thật nhanh quá trình xét nghiệm diện rộng để "bắt" các ca F0 "lang thang".
"Nếu xét nghiệm đại trà với tốc độ cao trên diện rộng sẽ lòi ra các ca F0 không có triệu chứng. Việc này nếu đủ nguồn lực có thể làm xoay vòng 3 ngày/lần và làm trong 3 lần liên tục sẽ gom hết được các ca F0 trong cộng đồng" - ông Hùng phân tích.
Một vấn đề "khả thi nhất", theo bác sĩ Hùng, là triển khai test nhanh. Việc này mọi người dân có thể tự test được và khi "có vấn đề" sẽ gọi điện thoại cho HCDC để được hướng dẫn làm thêm xét nghiệm khẳng định.
Áp dụng test nhanh đồng thời cũng sẽ giúp sàng lọc được ca bệnh ở trên diện rộng, nhanh và nhiều lần. Tuy vậy, theo bác sĩ Hùng, test nhanh hiện nay không được triển khai đại trà bởi chi phí khá cao.
Khi có triệu chứng, không tự ý mua thuốc uống tại nhà
Liên quan đến ca nhiễm COVID-19 tử vong trên đường chuyển viện, Sở Y tế TP.HCM khuyến cáo người dân khi có bất kỳ triệu chứng sốt, đau họng, ho, khó thở, mất vị giác, mất khứu giác không được tự ý mua thuốc uống mà phải đến ngay các bệnh viện đa khoa quận, huyện hoặc các bệnh viện gần nhất để khai báo y tế, khám tầm soát và làm xét nghiệm chẩn đoán COVID-19.
Chỉ an toàn khi rõ hết nguồn lây
"Điều này nằm trong dự đoán của chúng tôi. Tiếp tục truy vết sau khi xác định F0, F1 thì phát hiện những vòng lây sau.
Giai đoạn này phải đẩy nhanh tốc độ, đi trước một bước thì mới kiểm soát được dịch bệnh" - ông Nguyễn Trí Dũng, giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), nói.
Quận Gò Vấp (TP.HCM) đã thực hiện xét nghiệm COVID-19 trên diện rộng vì là một trong những khu vực có nguy cơ cao - Ảnh: NHẬT THỊNH
Mấu chốt là truy vết nhanh
ThS Đinh Thị Hải Yến - trưởng khoa truyền thông giáo dục sức khỏe HCDC - cho hay khi phát hiện chuỗi lây nhiễm liên quan đến nhóm truyền giáo, ngành y tế đã phát hiện ra các trường hợp lây nhiễm từ chu kỳ thứ 3.
Trong quá trình truy đuổi đã phát hiện thêm các trường hợp thuộc chu kỳ lây nhiễm thứ 4, thậm chí là thứ 5, của virus. Bài toán được đặt ra là phải tìm cách bắt kịp tốc độ lây của virus và chặn kịp những vòng lây nhiễm tiếp theo.
"Trong cuộc đua chặn đứng các vòng lây nhiễm, chìa khóa mấu chốt là phải nhanh chóng truy vết tất cả các trường hợp tiếp xúc gần F1, F2 để cách ly, làm xét nghiệm nhanh chóng để có bằng chứng truy vết tiếp tục" - bác sĩ Yến lưu ý.
Tuy nhiên, bác sĩ Yến cho biết trên thực tế điều này gặp một số khó khăn khi các F0 khai báo chưa đầy đủ dẫn đến để sót các F1.
Từ đó không thể truy vết kịp các F2, trong khi F2 đã có thể lây tiếp cho người tiếp xúc với mình tạo thành chu kỳ lây nhiễm thứ 3 và cứ thế tiếp tục. Các trường hợp lây nhiễm được phát hiện ở chu kỳ lây nhiễm thứ 4, thứ 5 chủ yếu là các tiếp xúc tại nơi làm việc, nơi cư trú.
Bệnh viện quận Bình Thạnh (TP.HCM) triển khai đo thân nhiệt và khai báo y tế kỹ lưỡng sau khi có ca COVID-19 từng đến đây khám - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đã xác định chu kỳ lây nhiễm thứ 5
Tính đến hôm qua, TP.HCM ghi nhận có 3 trường hợp lây nhiễm đến chu kỳ thứ 5 liên quan đến nhóm truyền giáo Phục Hưng đã được Bộ Y tế công bố.
Trường hợp đầu tiên được HCDC thông báo vào sáng 8-6, người này được cách ly từ trước. Hai trường hợp còn lại là chồng và con của nữ sản phụ (cư trú tại Q.Tân Phú) từng đến khám bệnh tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.
Cụ thể: bệnh nhân 6770 là F1 thuộc nhóm truyền giáo Phục Hưng, lây cho đồng nghiệp trong tòa nhà ở Q.1 là bệnh nhân 6907. Bệnh nhân này lây tiếp cho em gái là bệnh nhân 6781. Em gái lây cho đồng nghiệp trong ngân hàng ở Q.7, tức thai phụ ngụ Q.Tân Phú (bệnh nhân 6445). Chồng và con thai phụ sau đó cũng ghi nhận mắc COVID-19.
Một chuyên gia về chuyên khoa nhiễm - thần kinh tại TP.HCM cho biết người bệnh được xếp vào chu kỳ lây nhiễm thứ 4, thứ 5 thì được xem là F4, F5 và lúc này thời gian virus "hiện diện" trong cộng đồng đã đủ lâu.
Theo vị này, trước tốc độ lây lan nhanh của biến chủng virus mà phát hiện không kịp thời các ca nhiễm trong cộng đồng sẽ kéo theo các chu kỳ lây nhiễm tiếp theo. Dịch chỉ được khống chế khi các ca mắc COVID-19 tại TP đều xác định được nguồn lây.
"Nếu tất cả ca mắc COVID-19 được phát hiện trong khu cách ly, khu vực phong tỏa thì mới an toàn. Nếu vẫn còn ca ở cộng đồng chưa rõ nguồn lây thì chưa an toàn, vì chỉ một ca không rõ nguồn lây vẫn có thể đã lây cho nhiều người ở cộng đồng rồi" - vị này chia sẻ.
Chuỗi lây nhiễm nhóm truyền giáo Phục Hưng là chuỗi lây lớn nhất từ trước tới nay với hơn 400 bệnh nhân. Từ chuỗi lây này đến nay đã chia ra nhiều "nhánh nhỏ" liên quan đến bệnh viện, công ty, hàng quán..., đặc biệt xuất hiện chu kỳ (vòng) lây thứ 3, 4 và thứ 5.
Bình Dương: Hai xe máy va chạm, ba người nguy kịch Ba người đàn ông đã phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch sau khi xảy ra va chạm giữa hai xe máy vào tối ngày 17/4 trên đường ĐT743, phường Bình Chuẩn, TP Thuận An. Khoảng 20h30 ngày 17/4 trên đường ĐT743 đoạn qua phường Bình Chuẩn, TP Thuận An, tỉnh Bình Dương, xe máy mang BKS: 36B5-974.65 do hai...