Võ Hoài Nam: ‘Trong người tôi có tới 70% là giang hồ’
13 tuổi ra ga Hàng Cỏ để bắt đầu lang bạt, đánh nhau như cơm bữa, 18 tuổi đi bộ đội, 22 tuổi xuất khẩu lao động sang Nga và ít ngày nữa, nam diễn viên “ Vua bãi rác” bước qua tuổi 48. Anh chia sẻ về chặng đường đã đi qua và gia đình nhỏ.
Đầu đội mũ quanh năm, miệng ngậm thuốc, mắt đảo ra đường để trông xe, ngồi ghế đẩu sát vỉa hè, Võ Hoài Nam đang kiếm tiền trong mấy mét vuông ở phố Chùa Bộc. Nắng đẹp, anh bế con gái 7 tháng tuổi ra ngồi cùng, rủ rỉ với con như chí thú với tiền.
70% là chất… giang hồ
- 13 tuổi, anh ra ga Hàng Cỏ để bắt đầu lang bạt, đánh nhau như cơm bữa. 18 tuổi, anh đi bộ đội. 22 tuổi, anh lại xuất khẩu lao động sang Nga. Ít ngày nữa, anh qua tuổi 43. Ngẫm đời, anh có thấy mình đã sòng phẳng?
- Không ai đánh mất đi những trải nghiệm cá nhân. Tôi đã sống sòng phẳng với gian truân. Mỗi lần vấp ngã tôi lại tìm cách đứng dậy. Bây giờ, tôi dạy con ngã đến chảy máu vẫn không được ba đỡ, phải tự đứng lên, đi tiếp, nếu không tôi sẽ đánh cho vài roi nữa!
Đừng hỏi tôi về sự tổn thương, vì bây giờ điều đó chẳng có gì. Một gia đình khỏe mạnh, đông con, sống không thiếu thốn gì là hạnh phúc. Sáng, tôi đến dọn quán. Khách là bạn, mời rượu mình nâng ly. Tối, cả nhà sum vầy và ngủ. Ngày mai con tôi ăn gì, học hành ra sao tôi lại phải nghĩ. Biết đâu 10 năm nữa, con tôi cũng hỏi tôi một câu như chị hỏi. Tôi cũng chỉ nói với con: “Đời ba đã sòng phẳng và sống ấm áp cho các con. Bây giờ, hãy sống cho sòng phẳng với cuộc đời của con đi!”.
“Nhiều người cứ hỏi tôi là vai diễn nào là đỉnh cao. Tôi chỉ có lưng chừng!”
- Anh hiểu như thế nào về nghĩa của từ “giang hồ”?
- Tôi trả lời bằng chính những gì đời tôi đã quan sát và trải qua, “giang hồ” là trong đó có nghĩa tình thành thật ở từng hành vi, máu nóng, quân tử. Một câu xin lỗi đúng lúc cũng có thể biến thù thành bạn. Trong con người tôi, có tới 70% là giang hồ!
Video đang HOT
- Tôi đọc cho anh nghe hai câu thơ rất đàng hoàng của một thi nhân quân tử khuyên một kỹ nữ: “Em nên điểm phấn tô son lại/ Ngạo với nhân gian một nụ cười”.
- Gì cơ? “Ngạo” hả? (Lúc này khách trong quán nói nhiều quá, Hoài Nam vừa đảo mắt qua miệng chén trà vừa cố nghe thơ). Tôi chưa nghe bao giờ câu thơ bạn nói, nhưng tôi thấy bóng dáng mình.
- Cụ thể hơn bóng dáng anh trong đó là gì?
- Tôi đúng là đã tự điểm phấn và tô son để bây giờ ngạo được với đời này. Trong những năm qua, chẳng có thầy nào cụ thể dạy được tôi làm điện ảnh cả. Vốn sống là chất của mỗi vai diễn. Tất nhiên, tôi không phụ kịch bản.
Thời lang bạt, tôi cũng khuyên nhủ nhiều em gái làm nghề – thời đó người ta gọi là phò phạch – hãy suy nghĩ khác đi để sống tốt hơn. Có cô người yêu bỏ, đi làm gái, tôi khuyên là hãy tu tỉnh kiếm người yêu khác. Có cô sinh ra trong một gia đình toàn “Thị Mẹt”, hận bố cứ đánh đập coi khinh, tôi khuyên hãy thoát ra cái hệ lụy của định kiến. Còn mình cũng chẳng là gì nên lời khuyên có lẽ là gió thoảng.
Rau sạch và vợ đảm
- Tôi biết anh bướng bỉnh với từng vai diễn, có khi nào đạo diễn khai thác được những điểm mạnh diễn xuất của anh?
- Đạo diễn không khai thác được cách diễn của tôi. Tôi đọc kịch bản qua một lần, ra trường quay là mang theo nhân vật trong ý thức làm nghề của mình. Tôi tự khai thác chính mình để bù đắp điều còn thiếu ở kịch bản. Nhiều góp ý nho nhỏ với đạo diễn được lắng nghe nhưng cũng có nhiều ý kiến nho nhỏ thành “xung đột” to to, đến mức tôi im lặng luôn, không nói gì nữa. Diễn xong là về.
Ở phim Cảnh sát hình sự, tôi từng xin đạo diễn cho chết ở tập 30. Lý do là tôi cứ thấy nhạt dần theo kịch bản. Tôi đợi mãi đến tập 39 mới được chết!
“Tôi biết uống rượu từ năm 13 tuổi. 30 năm qua, rượu vẫn là rượu mỗi ngày”.
- Những mối thâm tình nào anh trân trọng trong nghề làm phim?
- Không ai là trọn vẹn để tôi phục 100%. Có người, tôi thấy phục về sự thông minh. Có người làm tôi tôn trọng ở nguyên tắc làm việc. Có người không đáng là gì trong nghề điện ảnh nhưng họ là bạn quý ở một mâm cơm chân tình. Làm gì có mối thâm tình nào để tiện nêu tên lên báo ở đây!
- Thế còn vợ đảm và rau sạch có phải là hai “món ngon” không? Đây mới là điều anh gìn giữ?
- Tôi không thể có vợ đảm nếu như tôi không đảm đang. Mình phải gương mẫu, làm trụ cột gia đình nhưng trụ cột không có nghĩa là to nhất! Đây mới là cách tôi có một gia đình yên ấm. Chọn rau sạch để món ngon là sở trường kinh doanh quán xá, nhà hàng. Vợ đảm và rau sạch mới kiếm ra tiền chứ!
Theo Kiến thức
Yêu thương nghĩa vụ
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng.
Một buổi chiều đi đón con, Thư gặp Hiền, vợ sếp, vừa cất tiếng chào, Hiền bật ra ngay như cái máy phát: "Anh Sơn, chồng chị khen em hết lời. Anh ấy nói em là người phụ nữ số một của gia đình, vừa đi làm, vừa đưa đón con cái, vừa đi chợ nấu ăn, lại biết ẩn mình để chồng phát triển sự nghiệp. Ảnh nói chị phải... theo gương em". Nghe Hiền khen mà Thư chỉ gượng được một cái cười xã giao méo xệch.
Quả thật, nhìn vào "vòng xoay" của Thư mỗi ngày, ai cũng chóng mặt: hơn 6 giờ sáng cô lao xe ra khỏi nhà, sau lưng là hai đứa con 8 tuổi, và 15 tuổi. Lượn một vòng, Thư thả đứa con lớn xuống cổng trường cấp hai rồi phóng đến trường tiểu học, lo cho con nhỏ ăn sáng xong mới cô vù đến cơ quan. 11 giờ tất tả đi chợ, nửa tiếng sau có mặt ở cổng trường đón con lớn, về đến nhà là tất bật nấu bữa ăn trưa, chuẩn bị luôn cả đồ ăn chiều. 13 giờ, kêu bé lớn thức dậy, con đi học, mẹ đi làm. 5 giờ chiều lại vòng xe đón hai con về nhà. Tối lại phải đưa bé nhỏ đi học năng khiếu, bé lớn đi học Anh văn... Những ngày cuối tuần Thư vẫn phải xoay như chong chóng với việc ủi đống quần áo, vệ sinh bếp, lau sàn, lau kính...
Thư xinh xắn nên dù đã ở tuổi 40 nhiều đàn ông quanh cô vẫn không giấu lòng ngưỡng mộ nhưng bao giờ cô cũng khéo léo chối từ. Nhìn cách Thư đi chợ, chọn món mà chồng con thích, nghe Thư dịu dàng với chồng, những người biết vợ chồng cô đều cho là Tuấn- chồng cô, tốt số và khen cô là người phụ nữ chu toàn.
Thực ra, bấy lâu Thư làm vợ, làm mẹ một cách chăm chỉ, tự nguyện nhưng đầy mệt mỏi, khắc khoải. Tất cả những gì cô làm dường như không bao giờ đủ để chồng cô hài lòng. Gần như ngày nào cô và các con cũng phải nghe Tuấn la rầy hay than phiền về vấn đề gì đó. Làm bất cứ việc gì mấy mẹ con cũng thầm thì nhắc nhau "coi chừng ba chửi". Lâu lắm rồi, Thư chẳng biết thế nào là những cảm xúc, những rung động từ chồng mang lại. Tận sâu trong tâm, Thư không dám chắc là mình sẽ giữ mình được đến khi nào cho khỏi "rớt". Cái khuôn phép, gia giáo của gia đình khiến cô chưa bao giờ dám nghĩ đến ai ngoài chồng mình nhưng giờ cô chỉ còn biết định nghĩa tình yêu của mình dành cho chồng là "tình yêu nghĩa vụ".
Yêu thương nghĩa vụ không chỉ là tâm trạng của nữ giới mà không ít đàn ông cũng nặng lòng. Long, giám đốc một doanh nghiệp bất động sản ở Cần Thơ đã phải tìm đến chuyên viên tư vấn để tìm cách cứu vãn tình cản của mình. Long kể, trong những chuyến công tác thời trai trẻ ở vùng Hậu Giang, anh kết thân với một thôn nữ tên Yến, sau vài lần "ăn cơm trước kẻng", Yến có thai. Long vượt qua nhiều khó khăn để đường đường chính chính đón Yến về làm vợ với một tiệc cưới đủ để gia đình cô dâu nở mặt nở mày.
Dù chênh lệch về trình độ, gia cảnh nhưng hơn 20 năm qua, Long luôn tìm cách "nâng" vợ lên. Anh hướng dẫn Yến cách cư xử sao cho trọn vẹn với nhà chồng, cách giao dịch, làm ăn, cách điều phối công ty những lúc anh đi vắng. Trước những sai sót của vợ, Long đều tìm cách biện minh để khỏi phải nặng lời. Anh tâm sự: " Nhiều khi ra đường gặp đối tác đẹp hơn, thông minh hơn và có trình độ hơn vợ mình, tôi cũng ao ước "giá cuộc đời có lệnh undo" nhưng chưa bao giờ tôi cho phép mình làm trái đạo lý". Trước lý giải của chuyên viên: "Đó chính là tình yêu sâu sắc anh dành cho vợ mà chính anh đã không nhận ra", Long lắc đầu vì anh hiểu mình làm tất cả những điều đó bởi trách nhiệm và sĩ diện của mình chứ không hề xuất phát từ tình yêu.
Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn (Ảnh minh họa)
Từng có lần, Long gặp một nhân viên ngân hàng vừa thông minh, giàu nữ tính, vừa hiểu chuyện, luôn đón bắt được suy nghĩ, tâm trạng của anh nên anh như "bị sét đánh". Long nói: " Tôi yêu người đó tha thiết nhưng lại càng thấy mình phải có trách nhiệm với vợ nhiều hơn". Sau một thời gian khổ sở, day dứt, tình yêu trong anh lắng lại nhưng Long lại cảm thấy "không ổn" khi tiếp tục thương vợ bằng nghĩa vụ của một người chồng.
Trao đổi về vấn đề này, thạc sĩ Phạm Thị Thúy, chuyên viên tâm lý, giảng viên Học viện Hành chánh quốc gia phân tích: Yêu thương theo nghĩa vụ là thực trạng khá phổ biến hiện nay ở các gia đình. Đây cũng là quy luật bình thường của đời sống hôn nhân. Theo thời gian, tình yêu lắng dịu dần, phần nhiều người trong cuộc sống với nhau vì nghĩa, vì trách nhiệm. Thậm chí sự đơn điệu, nhàn nhạt của hôn nhân còn làm tình yêu bay từ chồng/vợ sang bồ/ bạn đồng nghiệp... Sự nhàm chán là nguyên nhân khiến tình yêu sau hôn nhân thiếu nồng nàn. Những gia đình có sóng gió và vượt qua được là những gia đình có nhiều cơ hội để tình yêu thăng hoa hơn là những gia đình quá êm ấm, không có sóng gió (sóng gió về kinh tế, về chuyện tình cảm, con cái...).
Dĩ nhiên, không ai muốn có sóng gió để tình yêu thêm bền chặt nên chỉ có giải pháp là mỗi người phải luôn biết tự làm mới lại cuộc hôn nhân của mình. Muốn đam mê nhau cả hai phải thường xuyên đổi mới để thu hút người kia, làm cho người kia luôn thấy mình có nhiều điều cần khám phá. Hãy thể hiện tình yêu bằng cách đáp ứng nhu cầu thực sự của vợ hoặc chồng: nhu cầu tình cảm như âu yếm, quan tâm, khen ngợi, giúp đỡ, kể cả sự thỏa mãn về nhu cầu sinh lý.
Nuôi dưỡng tình yêu sau hôn nhân là một thách thức. Vợ chồng cần học cách nhìn điểm tốt của nhau, tôn trọng nhau, làm mới bản thân, làm mới cuộc sống chăn gối... Học cách yêu sau hôn nhân, học cách vì nhau sau hôn nhân khó hơn trước hôn nhân rất nhiều nhưng thành quả của nó cũng rất đáng để mọi người phải cố gắng: sự mặn nồng thực sự của một tình yêu chín muồi và nhiều ràng buộc, nhiều chia sẻ...
Nuôi dưỡng tình yêu từ bạn đời không khó bằng nuôi dưỡng tình yêu trong chính trái tim mình. Đầu tư cho tâm hồn mình luôn tươi mới, tràn đầy năng lượng, vui sống... thì bạn mới có thể nhìn thấy điểm mới, điểm đáng yêu ở bạn đời... để yêu họ nhiều hơn.
Theo 24h
Vợ "hổ mang" Người thì không biết cách dạy vợ, người ý thức cao về việc này nên đã sớm có biện pháp "rèn" vợ. Vợ "lông ngôn", chông đành "ngâm tăm" Ngày cưới Long, chú rể được dịp "nở mày nở mặt" vì ai cũng khen cô dâu xinh. Quyên trắng trẻo, người dong dỏng cao, tính cô lại hay nói nên nhanh chóng gần...