Vợ họ nhà “lươn”
Nghe vợ nói lấp lửng như thế là Công đủ hiểu bệnh “ lươn lẹo” của cô lại tái phát rồi.
Hồi Công và Hường mới yêu nhau, Hường còn làm một nhân viên văn phòng quèn. Nhưng cô khoe với anh đang học văn bằng 2 kinh tế.
Vừa hay công ty bạn Công có tuyển kế toán, Công liền đánh tiếng muốn xin giúp cho Hường. Anh bạn kia nhiệt tình nhận. Thế mà khi Công hỏi đến thì Hường sau một hồi quanh co cũng thú nhận rằng thực ra cô chưa học, chỉ là nói vậy để nâng giá trị trong mắt Công mà thôi. Cô còn cố vớt vát: “Cuối năm em sẽ đi học!”. Công thông cảm cho suy nghĩ của Hường nên cũng không trách cô.
Hường còn nói đủ thứ về gia đình cô, nào là đời các cụ kị làm quan to, gia đình từng bề thế ra sao. Bây giờ đừng có nhìn nhà cô bình thường mà coi thường. Nhà cô giàu chìm đấy, đất cát mấy mảnh toàn nằm ở vị trí đắc địa, tiền tỉ chưa chắc đã mua được.
Nhưng sau này, trong một lần tâm sự với bố vợ tương lai, anh phát hiện ra những lời khoe khoang của Hường toàn là lươn lẹo. Lúc đó anh cũng hơi sốc nhưng nghĩ lại anh liền cho qua.
Có thể vì cô mặc cảm về gia cảnh, muốn “đánh bóng” mình một chút trước người yêu nên mới dựng chuyện như thế. Công chẳng ham vật chất, nghe người yêu nói vậy thì biết vậy. Nếu điều đó không phải là sự thật thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến anh.
Sau chuyện đó, Công nhiều lần khuyên nhủ Hường: “Em chỉ cần sống đúng bản thân mình là được. Em không có ưu điểm này nhưng có nhiều ưu điểm khác cơ mà! Sao phải nói dối để tự huyễn hoặc về mình như vậy!”. Quả thực, Công yêu Hường cũng bởi vì quý mến sự đảm đang, nhiệt tình và năng nổ của cô. Còn những cái khác như tiền, tài, địa vị, anh đâu có để ý đến.
Về sau, Công cứ nghĩ Hường đã hiểu ra. Nhưng ai ngờ khi lấy nhau về rồi, cô vẫn chứng nào tật nấy. Anh không thể hiểu nối vợ mình nữa, cô có thể nói dối mà không chớp mắt. Đến mức, bây giờ bất cứ điều gì cô nói ra anh cũng theo phản xạ không điều kiện là nghi ngờ tính xác thực của nó.
Cái tính “lươn” đã ngấm vào máu vợ mất rồi! (Ảnh minh họa).
Từ những chuyện nhỏ nhất như cô mua quần áo, giá chỉ đáng 1 đồng nhưng hàng xóm láng giềng hỏi đến cô cũng đều tâng lên thành 3 để thể hiện mình mặc đồ xịn và gia cảnh mình khấm khá. Của đáng tội, nhà Công có giàu có gì cho cam, 2 vợ chồng cũng chỉ làm công ăn lương và có một chút tích cóp.
Video đang HOT
Một lần, Công có người bạn mới thất nghiệp do công ty cắt giảm nhân viên. Hường nghe thấy vậy liền xăng xái nhận lời giúp đỡ vì theo như cô nói thì cô có chị người quen làm phòng nhân sự một công ty lớn có thể giúp được. Công cũng bán tín bán nghi. Nhưng thấy vợ nói chắc như đinh đóng cột nên không nỡ nghi ngờ, vì vợ nhiệt tình với bạn anh như vậy anh cũng cảm kích vô cùng. Lại nhỡ Hường giúp được thật mà anh nghi oan thì có phải quá tủi thân cho vợ không.
Nhưng bẵng đi rất lâu chẳng thấy vợ đề cập đến chuyện đó nữa, Công mới nhẹ nhàng dò hỏi. Hường cứ ậm ờ cho qua chuyện. Lúc thì: “Họ còn đang thu xếp anh ạ!”, lúc thì: “Sếp công ty ấy đang đi công tác, khi nào về sẽ giải quyết cho!”.
Đến khi không còn có lí do nào có thể trì hoãn và biện minh được nữa thì Hường mới đành khai thật với chồng: “Thực ra em không quen, chỉ gọi là biết sơ sơ thôi…”. Nghe vợ nói lấp lửng như thế là Công đủ hiểu bệnh “lươn lẹo” của cô lại tái phát rồi. Lần này Công giận Hường lắm, vì không chỉ khiến anh mất mặt với bạn mà còn khiến bạn anh phải chờ đợi công toi khá lâu trong khi cứ yên tâm là sẽ được việc.
Rồi lại việc cậu em họ dưới quê gọi điện lên hỏi vay tiền vì cậu ấy đang xây nhà kẹt tiền quá. Hường nghe máy, chả cần suy xét xem trong nhà mình có bao nhiêu tiền, liền đáp ứng cho cậu ấy vay luôn. Hường còn rất chi xởi lởi và hào phóng nữa chứ: “Chú yên tâm! Khoản tiền ấy với anh chị không vấn đề gì! Không phải lo nghĩ đâu, bao giờ có trả anh chị cũng được!”.
Đấy, nói là như vậy nhưng sau đó chục phút Hường lại quên phắt ngay. Để đến mức cậu em họ dưới quê đợi mãi chẳng thấy anh chị đả động đến chuyện gửi tiền về cho mình mới đặng chẳng đừng gọi lên nhắc khéo. Lần này thì là Công nghe máy. Nghe chuyện mà Công giật bắn mình. Nhà anh lấy đâu ra số tiền ấy mà cho vay chứ! Lại còn vay không cần hẹn ngày trả.
Anh cười méo xẹo nghĩ thầm: “Vợ lại &’lươn lẹo’ rồi!”. Nhưng anh nói thế nào với chú ấy đây, vạch mặt vợ thì xấu hổ chứ được gì. Anh đành nói khéo là nhà anh mới có việc đột xuất nên giờ chỉ có thể cho vay số tiền ít hơn thôi. Sau chuyện đó, chú em đi phao tin ầm ĩ dưới quê rằng anh keo kiệt, tính toán với cả anh em họ hàng, vì rõ ràng Hường bảo số tiền ấy chẳng thấm vào đâu, giờ anh lại không cho vay.
Công cũng chẳng biết giải thích sao cho mọi người hiểu, đành để mang tiếng xấu. Anh cảnh cáo vợ lần sau còn tái diễn nữa anh sẽ không để yên. Nói thì nói vậy nhưng anh cũng đau đầu với vấn đề này lắm.
Giả dụ Hường có tái phát thì chẳng lẽ anh đánh vợ – điều này anh không làm được. Vậy chẳng lẽ ly hôn? Ly hôn vì 1 chuyện như vậy liệu đó đáng không? Vì ngoài việc Hường có họ với nhà “lươn” ra thì cô rất yêu chồng, thương con, đảm đang chăm sóc nhà cửa đâu ra đấy và Công vẫn yêu vợ, cũng không muốn con khổ vì bố mẹ chia lìa.
Giờ đây Công chẳng cần vợ khéo léo, ăn nói có duyên nữa. Anh chỉ mong Hường có gì nói nấy thôi mà xem chừng có vẻ khó khăn quá bởi cái tính “lươn” đã ngấm vào máu vợ anh mất rồi!
Theo VNE
Chuyện hài bố vợ, con rể và rượu
Có ông bố vợ giàu về rượu, Trường chẳng những biến vợ thành kẻ trộm cắp mà bản thân anh chàng cũng không ít lần làm &'đạo chích'.
Thách đấu bố vợ ngay trong lễ ăn hỏi
Chưa biết Trường là thằng nào, mặt mũi ra sao, ông bố vợ tương lai của anh đã cấm tiệt con gái: "Mày yêu gì thì yêu kệ mày, nhưng tao không cho lấy cái thằng đó". "Thằng nào ạ?", Thu, con gái ông, sửng sốt hỏi, rõ ràng cô chưa hề đưa Trường về ra mắt dù hai người yêu nhau đã lâu. "Còn thằng nào. Cái thằng toàn xui mày trộm rượu của tao cho nó ấy. Chưa làm rể đã ngang nhiên tranh uống với bố vợ rồi, nó làm rể thì tao có mà sạt nghiệp".
Sản nghiệp mà ông Thịnh - bố Thu - nói đến, là cái phòng trưng bày rượu hoành tráng của ông. Tuy gia sản rất khá nhưng thứ của cải duy nhất mà ông quý hóa giữ khư khư là những chai, hũ rượu đủ chủng loại, xuất xứ... chất đầy các kệ, tủ. Đó là rượu bản thân ông mua trong những đợt công tác trong và ngoài nước, rượu ngâm đủ loại mà bà vợ tận tụy kỳ công mua các loại cây, con, hoa, quả về chế biến, quà do bạn bè, đồng nghiệp, cấp dưới, con cái... biết ông mê rượu nên mang về tặng. Trong đó, rất nhiều chai rượu không những đắt tiền mà còn hiếm nữa, được ông Thịnh quý như vàng.
Ấy thế mà, gần đây ông Thịnh phát hiện, thỉnh thoảng lại có một vài chai biến mất, trong đó có cả mấy chai ông "cưng" nhất. Để ý một chút, ông đã biết thủ phạm là cô con gái rượu, điều tra thêm chút nữa, ông biết ngay cái thằng biến con ông thành kẻ trộm là một đứa cũng sành rượu chẳng kém gì ông. Chỉ khác là dù mê rượu, ông Thịnh là người uống khá chừng mực, còn bạn trai của con ông tuy còn trẻ mà đã có biểu hiện nát rượu rồi.
Dù ông Thịnh hùng hổ nói không bao giờ nhận Trường làm rể nhưng giữa thời buổi con đặt đâu bố mẹ ngồi đấy, chỉ mấy tháng sau, lễ ăn hỏi đã được tổ chức. Sau màn lễ nghi diễn ra tốt đẹp, đến màn tiệc tùng, Trường quên mất mình là chú rể đang ở nhà bố vợ chưa cưới. Anh uống nhiệt tình, chả mấy chốc mà say. Đến khi một ông chú họ của vợ, vốn là phó chủ tịch huyện, đến nâng cốc, Trường nói như quát: "Làm gì có chuyện chú mời cháu. Chú về chỗ mau, cháu đến mời".
Miệng nói, tay anh vớ chai rượu trên bàn, tay kia đẩy ông chú vợ về mâm. Bố vợ sợ quá, vội chạy lại: "Cái thằng này, mới mấy chén mà đã say". Chàng rể sửng cồ: "Mấy chén là thế nào? Chê con không biết uống rượu hả? Bố nhầm rồi đấy. Con thách bố hạ được con đấy. Nào, bố con mình tỷ thí, thằng nào thua phải gọi thằng kia là sư phụ".
Bố vợ chỉ biết lắc đầu, các chú các bác thì miệng há hốc. Mấy anh bạn của Trường đang ngồi mâm nhà trai thấy nguy quá vội chạy lại, tóm cổ Trường lôi xềnh xệch, tống vào xe ô tô. Anh chàng ngủ lăn ra ở đó cho đến khi cả đoàn xong việc, chở về.
Thế mà rồi Trường vẫn được cưới Thu. Sau đó mỗi lần về thăm nhạc gia, chào hỏi xong là ông rể tót ngay vào phòng rượu ngắm nghía; bố vợ ở nhà thì xin vài chai, không thì cũng tự ý chọn mấy chai mang về. Để đề phòng rể quý, chai nào ưng nhất, ông Thịnh phải cất vào ngăn tủ riêng khóa trái, Trường mấy lần nhờ vợ trộm hộ mà không xong.
Sau đó mỗi lần về thăm nhạc gia, chào hỏi xong là ông rể tót ngay vào phòng rượu ngắm nghía (Ảnh minh họa).
Mất vía với rể hiền
Khác với Trường, Thiết không hề để lòi cái đuôi sâu rượu của mình cho đến cái Tết đầu tiên sau khi chính thức thành con rể ông Quy. Trước đó, mỗi lần được mời, Thiết đều nhẹ nhàng từ chối. Nhìn anh vóc dáng thư sinh, lại còn da trắng môi đỏ, anh em bên vợ chỉ trêu chọc ít câu chứ không nỡ ép. Chỉ mấy ngày Tết, sau đám cưới 2 tháng, họ mới thực sự được mở rộng tầm mắt, mới hay chàng rểxinh trai nhỏ nhẹ nhà mình hóa ra là cao thủ.
Anh uống như hũ chìm, hạ gục hết các anh em, chú bác bên vợ. Đã thế, khi đã "tây tây", Thiết không cho người nào rút lui, đã uống là phải uống chết thì thôi, thành thử bên mâm chẳng mấy chốc đã chẳng còn ai ngồi vững. Kẻ ra vườn "cho chó ăn chè", người lăn quay cạnh mâm, người dúi dụi đâm đầu vào một góc. Riêng Thiết mặt đỏ tưng bừng, giọng nói lè nhè nhưng vẫn ngồi vững như bàn thạch, có vẻ càng lúc càng hăng máu.
Trong khi đang om sòm kêu chán vì không có hảo hán nào đủ trình đối ẩm với mình thì Thiết vớ được ông bố vợ vừa đi chúc Tết về. "Bố, đầu xuân năm mới, bố uống với con một chén". Lần đầu tiên thấy con rể uống rượu, không biết được mấy ngụm mà coi bộ đã say, bố vợ khoái chí bèn ngồi xuống.
Một lát sau, ông say quá, "xin phép" rể đi nằm. Thiết chỉ tay vào mặt bố vợ quát: "Đi đâu? Ngồi im". Bố vợ giật thót, cuống lên lắp bắp: "Vâng vâng", quên mất kẻ quát mình là con rể. Hai bố con lại đối ẩm cho đến lúc cùng gục bên mâm. Kể từ lúc Thiết "hiện nguyên hình", đám anh em vợ hễ có nhậu là lôi anh đi theo bằng được để hạ gục những cao thủ nhà khác.
Còn ông Tưởng, 59 tuổi, có ông con rể là nghệ sĩ cũng hơi nổi tiếng, làm việc ở Hà Nội. Một lần, chàng rể gọi điện bảo con về quê mình công tác, đi cùng mấy anh bạn làm truyền hình, nhân tiện vào thăm bố.
Vốn tự hào về con rể, ông Tưởng phấn khởi lắm, nhân dịp có cả "các chú truyền hình", cũng muốn khoe rể quý cho thiên hạ lác mắt chơi. Ông bèn hô hào bày tiệc lớn, toàn các món đặc sản, rồi mời bạn bè, đồng sự, đều là những người có chức sắc hoặc thành đạt, danh giá ở địa phương, đến dự. Giờ mời khách là 10h30, đến 11h, khách đến đủ mặt, thế mà gần 12h vẫn chưa thấy rể đâu.
Ông Tưởng gọi điện mãi mới thấy rể nghe máy, bảo bố yên tâm con gần đến nơi rồi, tại các anh truyền hình cứ phải vừa đi vừa tác nghiệp. Nghe lý do quan trọng như vậy, khách khứa ai mà chẳng thông cảm. Người thủ đô họ làm việc 24/24h chứ đâu có theo giờ hành chính như mình, dân truyền hình càng phải làm lăn lóc ra ấy chứ.
Nhưng sự thực là chàng rể và các bạn đã trải qua một bữa nhậu tưng bừng ở thị xã. Khi về đến nhà bố vợ thì cả bọn ít nhiều đều đã say. Mặc kệ khách khứa đang chờ đón tiếp, chúc tụng, họ hò hát, đọc thơ ầm ĩ, xong mỗi tiết mục lại trợn mắt bắt khách vỗ tay.
Chàng rể ông Tưởng còn chỉ định từng vị khách của bố đứng lên bình luận về tác phẩm vừa trình diễn, khiến "kẻ ngoại đạo" hết hồn, lúng túng như gà mắc tóc. Không biết bình thế nào, họ đành chịu phạt uống 3 chén rượu đầy. Sợ quá, đám khách của bố vợ chưa ăn được mấy miếng đã lấy cớ đến giờ làm việc chiều, cáo từ ra về.
Những tưởng sau vụ đó, ông Tưởng sẽ phải muối mặt vì hứng chịu sự chê bai, giễu cợt của bạn bè dành cho chàng rể. Ai ngờ, họ càng nể anh ta hơn. Có lẽ vì ở quê, họ đã thấy nhiều anh nát rượu, uống say nhè, nhưng chưa gặp một nghệ sĩ, dù chỉ hơi nổi tiếng, đã say bò ra mà vẫn còn "nhả ngọc phun châu" toàn thơ với nhạc bao giờ. Chỉ có ông bố vợ là rút kinh nghiệm, từ đó không dám đón rước con rể một cách hoành tráng nữa.
Theo afamily
'Bố vợ tương lai' lên tiếng bênh Lê Hiếu "Bảo Hương yêu sớm cũng chả sớm, ngày xưa mình cũng 15-16 tuổi đã yêu. Còn bảo Lê Hiếu đào hoa thì đàn ông cũng có dăm bảy kiểu đào hoa, con gái mình mà vớ phải anh chàng cù lần cũng chán..." - bố đẻ Văn Mai Hương tâm sự. Quan trọng là có trách nhiệm với gia đình Văn Mai Hương...