Vô hiệu hóa các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông
Trong số các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Trung Quốc là bên duy nhất ra các lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông.
Xuyên suốt thời gian bắt đầu có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cho đến nay, Trung Quốc luôn tìm mọi thủ đoạn chấp pháp để chứng minh nước này đang kiểm soát trên thực tế các vùng biển đảo ở Biển Đông.
Các nước cần vô hiệu hóa các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi giải thích rằng nước này hàng năm vẫn đưa ra lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè và Trung Quốc chỉ đơn thuần thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế để bảo tồn nguồn cá.
Nhưng đó chỉ là phát ngôn che đậy vì Trung Quốc không có thẩm quyền cấm đánh bắt cá trên các vùng biển của nước khác. Thực chất đây là một thủ đoạn chấp pháp của Bắc Kinh nhằm củng cố cho lập luận Trung Quốc đã có thời gian liên tục kiểm soát biển đảo trong phạm vi cái gọi là “đường lưỡi bò” trái với luật pháp quốc tế và không được một nước nào trên thế giới thừa nhận.
Vì đòi hỏi chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông của Trung Quốc thực ra là việc “nhận vơ” chủ quyền các vùng biển của các nước khác trong khu vực, cho nên Trung Quốc đang cố gắng bằng các hoạt động chấp pháp để duy trì sự kiểm soát liên tục bằng quyền lực nhà nước của Trung Quốc, trong đó có các lệnh cấm. Với mục đích cuối cùng là tạo được chứng cớ pháp lý để gây sức ép khi đàm phán, đồng thời để tuyên truyền gây ngộ nhận cho nhân dân trong nước mà ra sức ủng hộ chính phủ Trung Quốc quyết liệt tranh chấp ở Biển Đông.
Để đối chọi lại với các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước có tuyên bố chủ quyền khác thường ra các tuyên bố phản đối lệnh cấm đó. Xét về sức mạnh quyền lực pháp lý, thì rõ ràng các lệnh cấm của Trung Quốc mưu toan phô diễn sự kiểm soát thực tế của chủ sở hữu (dù là mạo danh), còn các phát ngôn phản đối của cácnước khác với lệnh cấm thì chỉ biểu thị được là đang có tranh chấp với Trung Quốc. Tuyên bố phản đối rõ ràng thể hiện sức mạnh quyền lực pháp lý yếu hơn các lệnh cấm của Trung Quốc.
Đây là một tình trạng chênh lệch hết sức nguy hiểm trong cuộc chiến tranh pháp lý đang xảy ra giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.
Video đang HOT
Cũng cần phải chú ý rằng cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã trở thành một cuộc chiến pháp lý rất quyết liệt, cho nên mọi hoạt động trên Biển Đông của các bên thực ra đều để phục vụ cho cuộc chiến tranh pháp lý đang xảy ra này.
Vì vậy để đối chọi được với những lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài việc tuyên bố phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần ngay lập tức ra lệnh cấm ở Biển Đông chồng đè lên lệnh cấm của Trung Quốc trong vùng biển của mình, vừa biểu thị được sức mạnh quyền lực pháp lý của chủ sở hữu đang kiểm soát đối chọi ngang ngửa với lệnh cấm của Trung Quốc để vô hiệu hóa quyền lực pháp lý từ lệnh cấm của Trung Quốc, vừa tránh được khoảng thời gian phải bảo vệ ngư dân đánh bắt cá chống lại lực lượng chấp pháp Trung Quốc thực thi lệnh cấm này dễ bị tổn thất tàu thuyền vật chất tính mạng của ngư dân, lại vừa tránh được khoảng thời gian phải huy động lực lượng chấp pháp tuần tra xua đuổi các tàu cá của Trung Quốc, do họ đã bị lệnh cấm của Trung Quốc buộc phải ngừng hoạt động.
Các lệnh cấm của các nước chồng đè lên sẽ kéo dài hơn và hết hạn muộn hơn lệnh cấm của Trung Quốc, khi đó Trung Quốc cho phép ngư dân đánh bắt cá trở lại “đường lưỡi bò” thì vấp phải các lệnh cấm của các nước vẫn còn thời hạn, do đó lập luận đang thực thi liên tục chủ quyền bằng quyền lực pháp lý của Trung Quốc sẽ bị bác bỏ.
Ngoài ra các nước trong khu vực còn nên tận dụng những đợt có bão để ra các lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng biển của mình, để vừa biểu thị được đang kiểm soát bằng quyền lực pháp luật lại vừa giúp ngư dân tránh bão không ra biển đánh bắt cá.
Như vậy, các lệnh cấm biểu thị sự kiểm soát bằng quyền lực nhà nước của các nước sẽ nhiều hơn của Trung Quốc, sẽ bác bỏ thẳng thừng được lập luận Trung Quốc đã kiểm soát được “đường lưỡi bò” bằng các lệnh cấm.
Đây là chiến thuật pháp lý mới trên chiến tuyến chống lại quyền lực pháp lý từ các lệnh cấm của Trung Quốc, làm vô hiệu hóa thủ đoạn chấp pháp “ra lệnh cấm rồi lại cho phép” hòng củng cố lập luận đang thực thi chủ quyền liên tục đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” trái luật ở Biển Đông của Trung Quốc.
Theo Kiến Thức
Tuyên bố dừng bồi đắp của Trung Quốc ở Biển Đông gây nhiều ngờ vực
"Trung Quốc đã dừng rồi", Ngoại trưởng Vương Nghị nói vậy nhưng nhiều bên vẫn nghi ngờ về tuyên bố này, cho rằng đây chỉ là chiêu bài xoa dịu dư luận tạm thời, và Bắc Kinh chỉ đơn giản là dừng để chuyển sang một giai đoạn xây dựng mới.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự một hội nghị liên quan tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN, sự kiện có sự tham gia của lãnh đạo Trung Quốc và Mỹ. Ảnh: Reuters
Trong khi ngay trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Malaysia, Bắc Kinh lên tiếng cho rằng hội nghị không nên bàn về tranh chấp Biển Đông vì vấn đề này không phù hợp với diễn đàn thì Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị lại đột nhiên đưa ra một thông báo lớn bên lề sự kiện.
Khi một phóng viên hỏi liệu Trung Quốc có tạm dừng việc cải tạo ở Biển Đông hay không, ông trả lời: "Trung Quốc đã dừng rồi. Hãy cứ đưa máy bay đến mà xem".
Elliot Brennan, nhà phân tích an ninh châu Á - Thái Bình Dương, viết trên Lowy Interpreter rằng tuyên bố của ông Vương là một động thái bất ngờ, là một chiêu "ngáng đường" ASEAN đưa ra tuyên bố chung.
Nếu ASEAN có thể đạt được sự đồng thuận tại cuộc họp này về vấn đề Biển Đông, thì tiếng nói của khối sẽ có trọng lượng hơn tại Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á vào tháng 11. Nhưng khi Bắc Kinh đưa ra luận điểm có vẻ mang tính hòa giải như vậy, khối sẽ khó bày tỏ lập trường kiên quyết với Trung Quốc. Brennan cho rằng Trung Quốc lại một lần nữa "láu cá" hơn ASEAN.
Đồng thời, Trung Quốc có thể đang thể hiện nước này là bên giữ lời khi thực hiện tuyên bố hồi tháng 6 rằng sẽ sớm hoàn thành việc cải tạo. Đây có thể là cách để giữ hình ảnh quốc tế tại một diễn đàn đa phương, nơi có sự tham dự của một số bên chỉ trích hoạt động cải tạo của Trung Quốc gay gắt nhất. Tuy nhiên, nhiều quan chức, đặc biệt là phía Mỹ vẫn nghi ngờ về tuyên bố này. Các quan chức Mỹ cho rằng, ngay cả khi Bắc Kinh nói rằng đã dừng, thì cũng rất khó để xác định xem việc này là vĩnh viễn hay tạm thời.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Philippines Charles Jose vạch trần rằng Trung Quốc ngừng cải tạo vì nước này đã hình thành được đảo mới. Việc cải tạo được chấm dứt bởi vì nó đã được "hoàn thành", chứ không phải vì Trung Quốc từ bỏ dự án. "Trung Quốc tuyên bố họ đang chuyển sang giai đoạn 2, đó là xây dựng cơ sở trên các thực thể đã cải tạo. Philippines coi những hoạt động này là gây bất ổn", ông Jose nói.
Theo WSJ, ông Vương dường như đang cố trấn an các nước láng giềng, và xoa dịu căng thẳng với các bên tranh chấp và bên liên quan. Chuyến thăm Mỹ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình vào tháng sau có thể là một yếu tố khiến Trung Quốc có gắng hạ nhiệt căng thẳng trong khu vực.
Quan hệ Mỹ - Trung có chiều hướng xấu đi bởi những xung đột giữa hai nước quanh vấn đề Biển Đông. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã gặp ông Vương Nghị bên lề hội nghị và kêu gọi Bắc Kinh đóng băng các hoạt động cải tạo, đồng thời bày tỏ lo ngại về việc Trung Quốc "quân sự hóa" các thực thể đang chiếm đóng ở quần đảo Trường Sa. Với tuyên bố ngừng cải tạo, Trung Quốc có thể đang cố tạo ra động lực tích cực để cải thiện mối quan hệ hai bên, nhằm dọn đường cho chuyến thăm của ông Tập.
Tuy nhiên, theo The American Interest, không thể cho đây là dấu hiệu cho thấy căng thẳng ở Biển Đông có thể thực sự hạ nhiệt. Trung Quốc có lợi thế lớn với các đảo nhận tạo và đường băng có thể nhằm phục vụ mục đích quân sự trên chúng. Giới chuyên gia đánh giá Trung Quốc sớm muộn cũng sẽ lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên Biển Đông và tiếp tục các động thái hung hăng để hiện thực hóa tham vọng thống trị vùng biển giàu tài nguyên này.
Trung Quốc liệu có thực lòng muốn đẩy nhanh lộ trình COC
Một điểm đáng chú ý khác là ngoại trưởng Trung Quốc còn kêu gọi các nước trong khu vực nhanh chóng đàm phán về bộ quy tắc ứng xử (COC) tại Biển Đông.
Theo The Star, từ trước đến nay ASEAN đã nhiều lần bày tỏ sự không hài lòng với tiến độ chậm chạp của lộ trình thống nhất COC. Tháng trước, khi phát biểu trước tòa trọng tài quốc tế ở Hà Lan, Ngoại trưởng Philippines Albert del Rosario nói rằng Bắc Kinh trong nhiều năm qua đã tìm cách cản trở việc thiết lập COC. "Thái độ không thỏa hiệp của Trung Quốc trong 13 năm đàm phán đa phương khiến COC trở thành mục tiêu gần như không thể với tới", ông nói. Giới phân tích cũng tán thành ý kiến này, nói rằng Bắc Kinh từ lâu đã cố làm tiến trình thất bại, trong khi củng cố sự hiện diện của mình.
Với tuyên bố mới, chuyên gia Trung Quốc nhận định Bắc Kinh muốn gửi đi tín hiệu rằng nước này "không phải là trở ngại, mà đang tuân thủ luật chơi và họ hy vọng rằng các nước khác sẽ thực hiện theo các quy định này".
Tuy nhiên, các quan chức ASEAN cảnh báo rằng có khoảng cách giữa lời nói và hành động. Trung Quốc gần đây cam kết bắt đầu đàm phán thực chất về COC, nhưng có khoảng cách giữa cam kết và tình hình trên thực địa, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói.
Donald Emmerson, một chuyên gia về Đông Nam Á tại Đại học Stanford, bày tỏ nghi ngờ về việc Trung Quốc thực sự muốn thúc đẩy đạt được COC. "Các lãnh đạo Trung Quốc sẽ không ký, hoặc nếu ký, họ cũng sẽ không tuân thủ COC, vì bộ quy tắc này sẽ kiềm chế họ, không để họ muốn làm gì thì làm", ông viết.
Theo VnExpress
Malaysia "né" việc chỉ trích trực diện Trung Quốc tại Thượng đỉnh ASEAN Hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á sẽ kêu gọi khẩn thiết các bên "tự kiềm chế" nhưng tránh chỉ trích trực tiếp Trung Quốc gây căng thẳng trong các tranh chấp trên Biển Đông. Một nguồn tin ngoại giao tại Kuala Lumpur hôm 24/04/2015, tiết lộ nội dung của dự thảo tuyên bố chung của thượng đỉnh như trên, theo...