Vỏ gối cũ vẫn còn hữu ích thế này tại sao bạn lại bỏ đi chứ?
Đừng vứt bỏ vỏ gối cũ, bạn có thể dễ dàng tái sử dụng đấy!
1. Dọn dẹp
Một vỏ gối cũ có thể làm sạch hoàn hảo. Bạn hãy cắt vỏ gối cũ ra và sau đó cắt làm đôi và bạn đã 2 miếng giẻ lau. Chất liệu vải mềm của gối cũ rất phù hợp để lau bụi, đánh bóng vành trên xe đạp hoặc xe hơi. Bạn có thể sử dụng vỏ gối cũ như một miếng giẻ cũ khi bạn sơn xung quanh nhà.
2. Túi giặt
Video đang HOT
Bạn luôn giặt đồ lót trong một túi giặt. Bạn không cần phải mua túi giặt đắt tiền khi bạn cũng có thể sử dụng vỏ gối cũ. Bạn cho tất và đồ lót vào trong vỏ gối và buộc lại bằng dây buộc tóc. Bằng cách đó, quần áo sẽ không bị hỏng khi được giặt trong máy giặt và bạn sẽ không mất bất kỳ chiếc tất nào nữa. Bạn cũng có thể sử dụng mẹo này để giặt giày thể thao: cho giày vào vỏ gối và sau đó giặt trong máy giặt. Bạn sẽ bảo vệ được cả giày và máy giặt.
3. Tạp dề
Bạn hãy cắt vỏ gối thành tạp dề và cho con bạn mặc khi vẽ hoặc làm đồ thủ công. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc quần áo của con bị bẩn và con sẽ có thể di chuyển tự do mà không cần suy nghĩ về quần áo của mình.
4. Giường thú cưng
Bạn hãy đặt một vỏ gối cũ ở vị trí mà thú cưng của bạn thích nằm hoặc đặt vỏ gối cũ xung quanh gối mà thú cưng của bạn yêu thích nhất. Bằng cách này bạn có thể giữ sạch chỗ nằm của thú cưng, và thú cưng của bạn vẫn có thể tận hưởng vị trí yêu thích của chúng.
5. Đóng gói
Bạn đang di chuyển hay đi nghỉ? Bạn sử dụng vỏ gối cũ để bọc những thứ dễ vỡ khi bạn đóng gói. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền đóng gói vật liệu và nó cũng thân thiện với môi trường hơn nhiều. Nếu bạn đang đi nghỉ, bạn có thể xếp quần áo gọn gàng và đặt vào trong vỏ gối để chúng gọn gàng trong vali. Đây cũng là một cách tiện dụng để tách quần áo sạch của bạn khỏi quần áo bẩn trên đường về nhà.
Ngọc Huyền
Theo Tips-and-tricks/emdep
Phạt trên 82 triệu đồng cơ sở bán bánh mì gây ngộ độc
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở bán bánh mì nhiễm vi khuẩn Salmonella khiến hơn 200 người bị ngộ độc.
Theo đó, cơ sở bánh mì Cô Dung tại khu vực ngã tư đường Phan Chu Trinh - Hoàng Diệu, thành phố Buôn Ma Thuột (do bà Trần Thị Kim Dung, ở 30 Hoàng Diệu, phường Thắng Lợi, TP. Buôn Ma Thuột) bị xử phạt hành chính với số tiền 82,5 triệu đồng bởi các hành vi vi phạm, gồm: dụng cụ để thức ăn không đảm bảo vệ sinh, người chế biến thức ăn không đeo khẩu trang, tạp dề, bao tay; chế biến, cung cấp thực phẩm không đáp ứng quy định về an toàn thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm, ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
UBND tỉnh Đắk Lắk vừa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cơ sở bán bánh mì nhiễm vi khuẩn Salmonella. (Ảnh minh họa: KT)
Đồng thời, áp dụng hình thức phạt bổ sung là đình chỉ toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm trong 3 tháng và buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị cho người bị ngộ độc thực phẩm.
Trước đó, VOV đã thông tin, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Đắk Lắk ghi nhận 215 người bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bánh mì tại cơ sở bánh mì cô Dung.
Theo Nam Trang/VOV-Tây Nguyên
10 trò nghịch nước dành cho trẻ theo phương pháp Montessori Tưới cây hay lau cửa sổ là những hoạt động vừa khiến trẻ hào hứng khi nghịch nước, vừa mang lại cảm giác tự hào vì giúp đỡ bố mẹ. Montessori là phương pháp giáo dục nổi tiếng với quan điểm tự do trong giới hạn. Trẻ có thể tiếp xúc với những thứ lộn xộn như sơn và nước, nhưng giáo viên...