Vợ Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng đã lừa đảo tiền tỷ như thế nào?
Bà Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi, trú TP.Đà Lạt, Lâm Đồng, vợ Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng – Đoàn Xuân Sơn) đã dùng thủ đoạn lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất (bản sao có công chứng) để thế chấp trong các hợp đồng vay mượn.
Như Dân Việt đã thông tin, chiều tối 15/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã quyết định khởi tố và bắt tạm giam 4 tháng đối với bà Liên và 3 người khác để điều tra về hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. 3 người khác là ông Nguyễn Quang Luận, công chứng viên Phòng công chứng số 1 (thuộc Sở Tư pháp Lâm Đồng) cùng 2 công chứng viên thuộc Văn phòng Công chứng Đoàn Quang Lưu (phường 9, TP.Đà Lạt) là Chu Văn Sữa và Trần Thùy Lâm.
Cơ quan chức năng khám xét Văn phòng Công chứng số 1 thuộc Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng.
Theo tìm hiểu của phóng viên, thủ đoạn lừa đảo của bà Liên là lợi dụng vị trí công việc của mình cùng chồng là ông Đoàn Xuân Sơn (Giám đốc Sở Tư pháp) và sử dụng các giấy chứng nhận quyền sử dụng nhà, đất (bản sao có công chứng) để thế chấp trong các hợp đồng vay mượn. Tuy nhiên, các giấy tờ gốc trong các hợp đồng vay nợ này đã được thế chấp cho các ngân hàng để vay tiền trước đó.
Tiếp đó, bà Bùi Thị Mai Liên dùng tiền vay được, bí mật trả nợ cho ngân hàng và lấy các giấy tờ gốc về nhà. Sau đó, bà Liên lại bán những ngôi nhà có giấy tờ đầy đủ này cho những người khác, nhưng không trả tiền cho chủ nợ.
Bà Liên (áo đỏ) là người đã thực hiện trót lọt nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Điển hình là vụ việc ngày 14/1/2020 bà Liên đã vay của bà Nguyễn Thị N. (trú tại đường Phan Đình Phùng, phường 2, TP.Đà Lạt) 22 tỷ đồng. Khi vay, bà Liên dẫn theo người cháu là Bùi Hữu Quang Luận – cán bộ Phòng Công chứng số 1 tỉnh Lâm Đồng cùng ký “hợp đồng mượn tiền”.
Trước đó, căn nhà có địa chỉ 20C (đường Phan Chu Trinh, TP.Đà Lạt) đã được vợ chồng bà Liên thế chấp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từ cuối tháng 9/2018 để vay 12,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau khi vay được tiền của bà N, bà Liên đã bí mật trả nợ ngân hàng BIDV để lấy giấy tờ gốc về. Sau đó, bà Liên bán lại ngôi nhà trên cho ông Nguyễn Đức Thịnh, bà Hồ Thị Vàng (ngụ phường 3, TP.Đà Lạt) với giá 14 tỷ đồng.
Đặc biệt, có trường hợp là bà L.H.P (ngụ Đà Lạt) cho bà Liên vay nợ lên đến 53 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến hạn trả nợ nhưng bà Liên không có khả năng trả. Vì vậy, bà P. đã “dọn đồ” đến ở hẳn nhà vợ chồng Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng. Ngoài ra, còn có rất nhiều người “mắc bẫy” của bà Liên với số tiền lớn.
Sở Tư pháp tỉnh Lâm Đồng, nơi bà Liên làm việc.
Sau khi nhận được đơn khởi kiện của bà Nguyễn Thị N, ngày 28/2/2020 Tòa án nhân dân thành phố Đà Lạt đã thụ lý vụ án và ra quyết định phong tỏa ngôi nhà số 20C, đường Phan Chu Trinh của bà Bùi Thị Mai Liên.
Tuy nhiên, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, công an tỉnh cũng nhận được nhiều đơn tố cáo, nhưng trong quá trình điều tra để đủ điều kiện khởi tố vụ án và bắt tạm giam chỉ có một vụ. Đó là vụ việc rao bán nhà nhằm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên đường Nguyễn Văn Cừ (phường 1, TP.Đà Lạt) có giá trị hơn 10 tỷ đồng. Còn lại những lá đơn khác đều là đơn phương, từ một phía nên cơ quan công an phải tiếp tục điều tra thêm.
Hiện cơ quan chức năng tỉnh Lâm Đồng đang tiếp tục điều tra vụ việc. Ngoài ra, UBND tỉnh Lâm Đồng đã yêu cầu Sở Tư pháp và các đơn vị liên quan báo cáo vụ việc bằng văn bản. Từ đó, cơ quan có thẩm quyền có hình thức xử lý đối với cán bộ như thế nào và người thay thế làm việc ra sao để không ảnh hưởng đến công việc chung.
Lừa đảo hàng trăm tỷ đồng, vợ Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng bị bắt
Chiều tối 15/6, Công an tỉnh Lâm Đồng đã bắt bà Bùi Thị Mai Liên (46 tuổi, trú TP.Đà Lạt), Trưởng phòng Hành chính Tư pháp (Sở Tư pháp Lâm Đồng), nơi ông Đoàn Xuân Sơn, chồng bà Liên, làm Giám đốc.
Việc bắt và khám xét diễn ra tại nơi làm việc của bà Liên.
Lực lượng chức năng đã thông báo vụ việc với Sở chủ quản của bà Liên và tiến hành khám xét tại Phòng công chứng số 1, đặt tại Trung tâm Hành chính tỉnh Lâm Đồng (số 36 đường Trần Phú, Phường 4, Đà Lạt).
Lực lượng chức năng khám xét tại Phòng công chứng số 1.
Thông tin ban đầu, bị can bị bắt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Lợi dụng địa vị của chồng, vị trí xã hội của mình và trưng ra một số giấy tờ về bất động sản, Liên đã lấy được niềm tin của nhiều người, mượn nợ rồi cù nhây không trả. Chủ nợ của Liên, người nhiều nhất trên 53 tỷ đồng, ít cũng vài ba tỷ.
Liên đã thế chấp căn nhà đang ở và một số tài sản là bất động sản khác để vay tiền. Với một món bất động sản, Liên ký công chứng thế chấp vay tiền của 2 người. Hiện số tiền mà Liên nợ của ngân hàng, cán bộ và người dân lên đến hàng trăm tỷ đồng.
Nạn nhân của Liên thuộc nhiều thành phần: cán bộ ở một số cơ quan thuộc Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngân hàng, công an và người dân. Thủ đoạn chủ yếu là dụ dỗ, lừa phỉnh người khác lập hợp đồng, viết giấy vay nhận nợ.
Ông Sơn được cho là trực tiếp ký ít nhất 2 giấy vay nợ cùng với vợ. Nhiều nạn nhân tố cáo ông Sơn cùng Liên trực tiếp hỏi vay tiền; có những khoản vay nợ, Liên giao dịch ngay tại cơ quan.
Một số chủ nợ đã đến Sở Tư pháp tìm gặp vợ chồng Liên để đòi nợ, gây ồn ào, ảnh hưởng đến môi trường công sở. Có người đã khởi kiện vụ án đến TAND TP.Đà Lạt. Ngày 28/2, tòa đã thụ lý vụ án và ra quyết định phong tỏa ngôi nhà 20 C Phan Chu Trinh của bà Liên.
Công an Lâm Đồng đang điều tra mở rộng vụ án.
Xét xử vụ án lừa đảo tại Bắc Kạn: Tòa trả hồ sơ để làm rõ nhiều tình tiết Ngày 16/6, TAND tỉnh Bắc Kạn mở phiên tòa xét xử sơ thẩm 3 bị cáo là công nhân của Công ty Điện lực Bắc Kạn về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Bắc Kạn, năm 2012, Nguyễn Song Lý (sinh năm 1974, là công nhân của Điện lực huyện Ngân Sơn, thuộc Điện lực...