Vợ gây áp lực để tôi không về nội ăn Tết
Vợ chồng tôi cưới nhau được gần 3 năm, tính từ lúc quen đến nay là hơn 8 năm. Tôi quê Phú Yên, quê vợ ở Phủ Lý, vợ chồng đang sống và làm việc ở TP HCM.
Năm đầu tiên cưới nhau, vợ có bầu và sinh em bé đúng vào cuối năm nên chúng tôi ở lại không đi đâu. Đó cũng là cái Tết đầu tiên tôi xa nhà kể từ ngày bước chân vào Sài Gòn. Điều đó không làm tôi chạnh lòng vì đã có gia đình và hơn thế nữa vừa có một thiên thần nhỏ. Tôi yêu vợ con rất nhiều. Đến năm thứ hai quyết định ăn Tết ở quê ngoại nhưng trước đó vợ con cùng về nội chơi trước 10 ngày, đợi tôi ở đó. Mọi chuyển đều êm xuôi, vui vẻ và hạnh phúc. Năm vừa rồi chúng tôi ăn Tết nhà nội.
2 tháng nữa là Tết, tôi nói vợ về nhà nội ăn Tết nhưng vợ không đồng ý, lấy lý do không có tiền, năm ngoái về rồi năm nay không về nữa, 5 năm mới về một lần. Nghe thế tôi rất buồn, Phú Yên có xa lắm đâu, làm cả năm trời Tết về cũng không tốn kém lắm, ước tính chi phí khoảng 6 triệu. Xin chia sẻ thêm thu nhập của chúng tôi tầm 20 triệu/ tháng. Tôi có nói vợ: “Nếu em không chịu về thì để anh với con về, cả năm cho con về thăm ông bà một lần”. Vợ nhất quyết không cho con về, nói tôi muốn thì về một mình, làm gì thì làm. Vợ còn nói nếu tôi về sẽ hối hận. Cách đây 2 tháng, ông ngoại bị tai biến, nhập viện, lo sợ điều chẳng lành nên vợ con tôi về đó 10 ngày thăm ông, chi phí đi lại này kia cũng hết 10 triệu. Ông bà, cha mẹ bệnh tật đau yếu ngày càng già đi, nếu có hội thì chúng ta về thăm, đời người vô thường, không biết ở cạnh ba mẹ được bao lâu, đó chính là chữ hiếu, mình không làm được thì sau này con cái sẽ ra sao.
Tôi thấy áp lực, không muốn cãi nhau ồn ào với vợ, cũng không muốn vợ chồng chiến tranh lạnh hay bất hòa. Tôi phải làm sao đây?
Khánh
Video đang HOT
Theo vnexpress.net
Chồng sốt sắng bắt về Hà Nội chỉ vì bố vợ trót lỡ lời, tôi tức mình "độp" một câu khiến anh tái mặt
Bố trong lúc ăn cơm nói 1 câu rất bình thường thế mà chồng tôi lại để bụng, giận dỗi. Rồi anh nằng nặc bắt trở về Hà Nội ngay trong đêm.
Bố mẹ tôi đều làm nông dân, chính vì thế 2 ông bà rất thật thà, chất phác. Cũng bởi tính cách ấy, họ không biết nịnh bợ, lấy lòng ai. Thậm chí, đôi khi còn khiến người khác mất lòng vì cái tính thẳng như ruột ngựa.
Tôi chẳng trách bố mẹ, họ sống sao bản thân cảm thấy thoải mái là được. Thế nhưng, tới khi tôi lấy chồng thì lại khác. Vì anh là con trai thủ đô, gia đình bên ấy rất gia giáo, quan trọng chuyện ăn nói. Lúc đó, tôi phải dặn bố mẹ kín mồm kín miệng: "Bố mẹ ơi, tốt hơn mình cứ bớt vài lời còn hơn bị lỡ lời."
Ông bà cũng gật gù nhưng tôi biết họ có phần lo lắng. Lo mình lại làm điều gì không phải hay nói cái gì sai ảnh hưởng tương lai của con gái. Tôi có chút buồn lòng!
Nhớ ngày tôi thông báo có người yêu, câu đầu tiên mà bố mẹ hỏi không phải tên, tuổi, nghề nghiệp hay mức lương mà là: "Thế nó ở đâu?"
Tới khi biết Thuận là trai Hà Nội, bố mẹ chẳng vui vẻ chút nào mà thở dài thườn thượt: "Thế mai này con sẽ sống ở đó luôn nhỉ! Thế cả năm về thăm nhà được mấy lần..."
Tôi biết, bố mẹ chẳng mong tôi lấy chồng giàu sang hay quyền quý, điều duy nhất họ cần là con cái sum vầy ở bên. Nhưng trót yêu rồi, bảo tôi bỏ Thuận cũng là điều không thể. Sau cùng, tôi cũng đành gác lại sự tội lỗi trong lòng với bố mẹ và kết hôn với Thuận. Tôi hy vọng mình sẽ có cuộc sống hạnh phúc, khi đó bố mẹ sẽ an lòng.
Thế nhưng về làm dâu rồi tôi mới thấy mẹ anh vô cùng khó tính. Suốt nửa năm trời, tôi bị bà rèn giũa lên bờ xuống ruộng tất tần tật mọi chuyện cơm nước trong nhà. Bao nhiêu những ấm ức, tủi hổ trong lòng tôi 1 mình gánh chịu. Tôi không dám nói với bố mẹ nửa lời sợ họ lo lắng. Còn Thuận, anh luôn bênh vực mẹ nên nói ra chỉ khiến 2 vợ chồng cãi vã thêm.
(Ảnh minh họa)
Tuy nhiên, chuyện gì tôi nhẫn nhịn, chứ riêng động tới bố mẹ tôi thì tôi sẽ nhảy dựng lên. Ví dụ như đợt về quê vừa rồi...
Hôm ấy 2 vợ chồng tôi về quê ngoại ăn cỗ giỗ, bố mẹ tôi lâu lâu mới gặp lại con gái nên vui lắm. Nhưng Thuận thì không, anh tỏ ra hờ hững, chán nản thấy rõ.
Và bữa ăn tối hôm ấy, bố tôi rất vui. Bố gắp cho tôi cái đùi gà to, vàng ruộm rồi bảo: "Ăn đi con gái, ở trên ấy chắc gì đã có gà to ngon, chắc thịt thế này!"
Rồi ông lại nhiệt tình gắp cho Thuận (nhưng không quay đầu đũa) miếng đùi còn lại và đon đả: "Con rể, con cũng ăn đi. Bố mẹ tự nuôi đấy. Chờ mãi 2 đứa mới về!"
Rõ ràng một câu nói rất đơn giản, thế nhưng Thuận lại "ghim" và giận dỗi. Anh không động đũa ăn lấy 1 miếng bố gắp, tới khi vào phòng riêng thì đổ hết lên đầu tôi: "Em nhìn bố em đấy, chẳng có chút phép tắc nào. Anh đâu cần phải gắp hộ, còn gắp cho mà không buồn quay đầu đũa nhìn đã ghê!"
Tôi ú ớ chưa nói lên lời, Thuận lại tiếp: "Mà em thu dọn đồ mình về Hà Nội tức thì. Bố em nghĩ gì mà nói trên kia không có, ông ấy có ý gì? Muốn nói nhà anh để em phải đói khát, không có thịt mà ăn à? Em nói 1 câu công bằng đi!"
Tức quá, tôi muốn gào lên và tát vào mặt chồng mình rồi nhưng lại sợ bố mẹ biết. Sau cùng, tôi gằn giọng đáp: "Bố em hoàn toàn không có ý gì, có của ngon ông muốn con cái thưởng thức thôi. Thế em hỏi anh, trên Hà Nội nhà anh có gà tự nuôi như thế không? Ông có nói sai gì không mà anh giận dỗi? Mà tiện đây thì em cũng kể luôn, em ở nhà anh gần 1 năm trời mẹ anh mắng em bao nhiêu bận, xúc phạm em như thế nào, em đã bao giờ đòi anh ra ở riêng chưa? Sao vì 1 câu nói của bố em mà anh tính toán?"
Thấy tôi nói thế, Thuận định cãi nhưng tôi lại tuôn 1 tràng những hành động phũ phàng thái quá của mẹ chồng. Nghe xong, anh tái mặt. Tôi vừa buồn vừa suy nghĩ, thật sự cuộc hôn nhân chênh lệch về gia cảnh này có phải lựa chọn đúng đắn không nữa.
Theo Helino
Nắng nơi đầu núi Nóng! Gió vẫn mơn man trên da thịt mà cái nóng cuộn lên từ bên trong. Hai má ta bừng bừng. Da thịt râm ran. Ta đưa tay lên xoa má rồi vuốt ve hai bờ vai. Ánh trăng xuyên qua cửa sổ sáng lên trên khuôn mặt Dòng. Đẹp quá! Đôi mày rậm thanh thản, yên bình. Đôi môi đầy đặn khe...