Vợ Figo duy trì vóc dáng săn chắc
Vợ Figo duy trì vóc dáng săn chắc, Claudia Rodriguez, nàng WAG đa tài của Chelsea… là những tin tức hậu trường đáng chú ý ngày 7/8.
Vợ Figo duy trì vóc dáng săn chắc
Helene Svedin, vợ cựu danh thủ Luis Figo đã khoe vóc dáng săn chắc trong chuyến đi nghỉ vừa qua tại Địa Trung Hải. Càng ấn tượng hơn nữa khi Helene năm nay đã 47 tuổi.
Claudia Rodriguez, nàng WAG đa tài của Chelsea
Cùng với việc chuyển từ Brighton sang Chelsea theo hợp đồng trị giá 62 triệu bảng, hậu vệ Marc Cucurella còn đem tới sự chú ý khi có cô bồ đa tài Claudia Rodriguez.
Chuyện tình của Cucurella và Claudia bắt đầu ở Barcelona, khi hậu vệ trái người Tây Ban Nha chơi cho đội bóng chủ sân Camp Nou. Mối tình lãng mạn của họ nhanh chóng nảy nở và càng gắn bó thêm theo thời gian với việc chào đón hai con trai Mateo và Rio. Claudia thường xuyên chia sẻ những bức ảnh dễ thương về tổ ấm của mình qua Instagram với hơn 16.000 người theo dõi. Không chỉ quanh quẩn trong nhà như nhiều người nhầm tưởng, người đẹp tóc nâu làm việc trong lĩnh vực truyền thông. Hơn thế nữa, cô bồ của tân binh Chelsea còn có những tham vọng táo bạo của riêng mình. Cụ thể nàng WAG xinh đẹp này mới đây đã chia sẻ về mong muốn trở thành một nhà thiết kế thời trang. Theo Claudia, đây là một dự định hoàn toàn nghiêm túc và được cô cân nhắc một cách rất kỹ càng. “Mong muốn của tôi không gì khác là sớm ra mắt thương hiệu của riêng mình”, Claudia nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bảng tỷ số được làm bằng phần mềm Paint
Trận Madagascar gặp Seychelles tại vòng loại CAN 2023 đã gây sửng sốt với không ít fan. Ngay sau khi Madagascar vươn lên dẫn trước với tỷ số 1-0, bảng điện tử đã hiển thị tỷ số bằng phần mềm Paint, vốn dùng để thao tác vẽ trên máy tính. Một số fan đã ra sức châm biếm, mỉa mai: “Thật tệ là họ đã không vẽ tay logo của giải đấu vào giữa tên của hai đội”. Trong khi đó, một số khác lại khen ngợi với đại ý đây là sự sáng tạo khi quyết định sử dụng Paint để hiển thị tỷ số của trận đấu.
Giới ngoại giao Trung Quốc đổ xô đến châu Phi, ngăn phương Tây mở rộng hiện diện
Đây có lẽ là thời điểm bận rộn đối với hoạt động ngoại giao của Trung Quốc ở châu Phi, khi các quan chức cấp cao nước này thực hiện hàng chục chuyến đi tới châu lục.
Xu Jinghu - Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề châu Phi gặp Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye ở Bujumbura. Ảnh: SCMP
Theo báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), trong cuộc gặp với Tổng thống Burundi Evariste Ndayishimiye vào ngày 13/7, bà Xu Jinghu - Đại diện đặc biệt của chính phủ Trung Quốc về các vấn đề châu Phi - cam kết Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường quan hệ song phương với quốc gia Đông Phi trong các lĩnh vực ưu tiên như nông nghiệp, y tế và cơ sở hạ tầng. Trung Quốc đã cử các nhà khoa học nông nghiệp đến Burundi để giúp cải thiện sản xuất lương thực và trao học bổng cho sinh viên Burundi.
Về phần mình, Tổng thống Ndayishimiye nhấn mạnh sự hỗ trợ của Trung Quốc trong nhiều năm, đặc biệt là trong những thời điểm khó khăn.
Trong chuyến công du tới 8 quốc gia, đại diện Xu sẽ tới thăm Rwanda, Cộng hòa Dân chủ Congo, Congo-Brazzaville, Namibia, Madagascar, Mauritius và Seychelles.
Chuyến thăm của bà chỉ diễn ra vài ngày sau khi một quan chức ngoại giao cấp cao khác của Trung Quốc là Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm văn phòng Ủy ban Đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc Dương Khiết Trì tới Zimbabwe và Mozambique. Tháng trước, ông Wu Peng - Vụ trưởng Châu Phi của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, đã đến Nam Phi, Malawi, Zambia, Tanzania, Senegal, Burkina Faso và Togo.
Tổng thống Zimbabwe Emmerson Mnangagwa đón ông Dương Khiết Trì tại Harare ngỳ 3/7. Ảnh: THX
Cũng trong tháng 6, ông Xue Bing - Đặc phái viên khu vực Sừng châu Phi của Trung Quốc - đã tới thủ đô Addis Ababa (Ethiopia) để dự hội nghị hòa bình Sừng châu Phi đầu tiên do Trung Quốc tài trợ.
Giới quan sát nhận định các chuyến đi cấp cao của ngoại giao Trung Quốc được thực hiện nhằm giải quyết các vấn đề điểm nóng, đặc biệt là các cuộc xung đột đang diễn ra ở khu vực Hồ Lớn, Sừng châu Phi và Sahel, đồng thời cũng là lời đáp trả trước thách thức của phương Tây đối với sáng kiến "Vành đai, Con đường" ở châu Phi của Bắc Kinh.
Zhou Yuyuan, nhà nghiên cứu cấp cao của Trung tâm Nghiên cứu Tây Á và Châu Phi tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Thượng Hải, cho biết nhiệm vụ chính của các quan chức ngoại giao cấp cao tới châu Phi lần này là hòa giải chính trị.
"Tôi nghĩ một trong những sứ mệnh quan trọng của các chuyến công du là khẳng định sự đóng góp của Trung Quốc trong việc giải quyết các vấn đề điểm nóng ở khu vực. Quan hệ giữa các nước trong khu vực Hồ Lớn không mấy tốt đẹp, đặc biệt là quan hệ căng thẳng giữa Cộng hòa Congo và Rwanda", nhà phân tích bình luận.
Rwanda và Congo đã cáo buộc lẫn nhau bắn rocket qua đường biên giới chung. Các nhà chức trách Congo cũng cáo buộc Rwanda triển khai binh lính ngụy trang trên lãnh thổ của họ.
Đặc phái viên Sừng châu Phi của Trung Quốc Xue Bing đến Ethiopia. Ảnh: AFP
Ông Tim Zajontz, một nhà nghiên cứu tại Trung tâm Chính trị Quốc tế, Đại học Stellenbosch ở Nam Phi, cho biết việc Đại diện Xu dừng chân tại thủ đô Kinshasa có thể được coi là một dấu hiệu thiện chí nhằm giải quyết những tranh chấp kéo dài giữa các công ty khai thác mỏ Trung Quốc và chính phủ Congo.
Ông cho biết điều đáng nói nhất là tần suất các quan chức cấp cao của Trung Quốc đến thăm các quốc đảo của châu Phi tăng vọt trong vài năm qua.
"Mauritius, Seychelles và thậm chí Madagascar chỉ đóng một vai trò nhỏ về mặt kinh tế đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, chúng có tầm quan trọng địa chiến lược đối với những nỗ lực của Trung Quốc nhằm củng cố sự hiện diện của nước này trên Ấn Độ Dương", ông Tim lý giải.
"Mặc dù các quan chức cấp cao của Trung Quốc đến thăm một số quốc gia châu Phi thường xuyên hơn những quốc gia khác, song Trung Quốc chú ý đảm bảo tất cả các quốc gia đều có trong lịch trình", David Shinn - Giáo sư tại Trường Quan hệ Quốc tế Elliott thuộc Đại học George Washington - cho hay.
Cuộc khủng hoảng nợ ở Zambia đứng đầu chương trình nghị sự trong chuyến thăm gần đây của Vụ trưởng Wu tới đất nước này. Trong một cuộc họp ngắn ở Lusaka, nhà ngoại giao cấp cao nói ông đến Zambia để giúp quốc gia này giải quyết tình trạng nợ.
Đối với những quốc gia ít quan trọng đối với Trung Quốc như Malawi, Burkina Faso, Togo and Burundi, thi thoảng các quan chức cấp cao cũng sẽ đến thăm trong một vài dịp đặc biệt như ngày Quốc khánh hay quốc gia phải đối mặt với vấn đề nghiêm trọng.
Trong số các lý do địa chính trị thúc đẩy các chuyến thăm châu Phi của các quan chức Trung Quốc là do phương Tây đang tăng cường hiện diện trong châu lục.
Cụ thể, Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu - Liên minh châu Phi tổ chức vào tháng 2 cho thấy EU đang tăng cường gắn kết với châu Phi và đầu tư vào châu lục này. Các quan chức cấp cao thuộc bộ ngoại giao và thương mại Mỹ cũng đã thăm châu Phi trong những tháng qua. Cuối năm nay, hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai của các nhà lãnh đạo Mỹ-châu Phi sẽ được tổ chức. "Điều đó có nghĩa là các nước lớn đang dành nhiều sự quan tâm hơn cho châu Phi, từ đó dẫn đến các mối quan hệ khăng khít hơn. Tôi nghĩ rằng điều này có thể có lợi cho các nước châu Phi nếu các cam kết, đầu tư và tài chính mới tăng lên", chuyên gia Zhou nhận định.
Ông Zajontz cho biết tần suất các chuyến thăm của các quan chức cấp cao Trung Quốc trên khắp lục địa ngày càng dày đặc phải được đặt trong bối cảnh phương Tây đẩy mạnh lấy lòng châu Phi, bao gồm cam kết xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển thay thế cho những dự án được đưa ra trong sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Trung Quốc.
"Rõ ràng là các nhà lãnh đạo Trung Quốc và phương Tây đang tham gia vào một cuộc cạnh tranh ngày càng gay gắt để giành ảnh hưởng chính trị ở châu Phi", chuyên gia Zajontz kết luận.
Claudia Rodriguez: Nhà thiết kế tài năng và gợi cảm của Cucurella Chelsea không chỉ đón về một trong những hậu vệ cánh chất lượng ở Ngoại hạng Anh là Marc Cucurella mà dàn WAGs cũng được bổ sung cô nàng tài sấc vẹn toàn Claudia Rodriguez. Hậu vệ 24 tuổi người Tây Ban Nha đã chuyển từ Brighton sang The Blues với bản hợp đồng trị giá 62 triệu bảng. Đi cùng với anh,...