Vỡ đường ống sông Đà:Chủ tịch Vinaconex đã biết trước?
Trong quá trình thực hiện dự án đường ống dẫn nước sông Đà giai đoạn một Vinaconex đã ý thức việc khó tránh khỏi rủi ro trong quá trình vận hành.
Ông Nguyễn Thành Phương – Chủ tịch Tổng công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex) chia sẻ trên Vnexpress. Đây là lần đầu tiên Chủ tịch Vinaconex chia sẻ sau sự cố vỡ đường ống nước sông Đà lần thứ 9.
Khó tránh…vỡ đường ống?
Cụ thể, ông Nguyễn Thành Phương cho biết, suốt quá trình thực hiện dự án, Vinaconex đã ý thức việc khó tránh khỏi rủi ro trong quá trình vận hành vì vậy đã xin phép Thủ tướng thi công lắp đặt thêm tuyến ống cấp nước giao đoạn 2 dọc đường cao tốc Láng – Hòa Lạc vào năm 2006.
“Mục tiêu là đảm bảo an ninh nguồn nước trong thời gian tuyến ống giai đoạn I cần duy tu sửa chữa định kỳ hoặc nếu có sự cố xảy ra”, ông Nguyễn Thành Phương nói.
Ông Phương cũng cho biết, kế hoạch triển khai giai đoạn 2 của Vinaconex không thành do không thu xếp được nguồn vốn và chưa có cơ chế ưu đãi cho doanh nghiệp đầu tư lĩnh vực công ích.
Liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà liên tiếp 9 lần trong 3 năm gây ảnh hưởng đến hàng trăm nghìn người dân, ông Nguyễn Thành Phương thừa nhận, đơn vị thi công đã “thiếu kinh nghiệm trong thiết kế, sản xuất, thi công, lắp đặt”.
Ông Nguyễn Thành Phương – Chủ tịch Vinaconex. Ảnh: Vinaconex
Thêm vào đó, “vì là tuyến ống độc đạo, dài nhất Việt Nam tại thời điểm đầu tư, sử dụng vật liệu composite cốt sợi thủy tinh, không có thời gian ngừng hoạt động để duy tu, sửa chữa… nên thời gian qua, tuyến ống đã xảy ra một số sự cố đáng tiếc”, ông Phương cho biết.
Mới đây, tại cuộc họp giao ban báo chí do Thành ủy Hà Nội tổ chức, nói về việc đường ống nước sông Đà liên tục bị vỡ, ông Vũ Quý Hà, Tổng giám đốc Vinaconex đã xác nhận thông tin đường ống nước sông Đà sử dụng loại vật liệu mới là composite cốt sợi thủy tinh.
Song ông Vũ Quý Hà cũng cho biết rằng: “Máy móc là của Trung Quốc nhưng chúng tôi quản lý theo tiêu chuẩn của Mỹ”.
Video đang HOT
Giải thích về việc chọn công nghệ Trung Quốc, ông Hà cho biết, năm 2003 đã có Luật đấu thầu. Căn cứ vào luật và những tiêu chí mà Vinaconex đưa ra, nhà cung cấp đã trúng thầu, kết quả đấu thầu được công khai rộng rãi.
Khởi tố vụ án 9 lần vỡ đường ống nước sông Đà
Ngày 29/7 vừa qua, liên quan đến sự cố vỡ đường ống nước sông Đà cơ quan chức năng cũng đã công bố quyết định khởi tố vụ án hình sự “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cụ thể, Cục cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ (C46), Bộ Công an cho biết, cơ quan công an xác định có dấu hiệu vi phạm trong việc xây dựng hệ thống đường ống nước nên khởi tố vụ án để tiếp tục điều tra làm rõ trách nhiệm các cá nhân có liên quan.
Sự cố đường ống nước sạch sông Đà đã được Vinaconex lường trước – Ảnh: TNO
Cùng ngày, đại diện Tổng công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinaconex, ông Vũ Quý Hà – Tổng Giám đốc Vinaconex đã có thông báo gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và các cổ đông của Tổng Công ty công bố thông tin về Quyết định khởi tố vụ án hình sự của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Trong đó, nêu rõ, sau khi xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật, vào hồi 8h30 ngày 29/7/2014 tại trụ sở Tổng công ty Cổ phần xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đến làm việc với Tổng công ty và công bố Quyết định khởi tố vụ án hình sự số 03/C46-P10 ngày 24/7/2014 liên quan đến việc thiết kế, phê duyệt, sản xuất và xây lắp tuyến ống truyền tải nước sạch (giai đoạn 1) của Tổng Công ty Vinaconex.
Trước đó, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ Trần Đức Lượng cũng nêu quan điểm cần thiết phải thanh tra toàn diện đối với dự án này để làm rõ trách nhiệm trong việc để xảy ra sự cố liên tục trong thời gian qua.
Được biết, dự án Đường ống dẫn nước sông Đà có tổng mức đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng do Vinaconex làm chủ đầu tư.
Tuy nhiên, dự án được đưa vào sử dụng chưa lâu đã liên tục 9 lần xảy ra sự cố. Lần gần nhất là ngày 12/7, ống dẫn nước bị vỡ khiến việc cấp nước cho hơn 70.000 hộ dân ở các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân… bị gián đoạn.
Hà Nội xin thế chân Vinaconex làm đường ống nước Sông Đà
Hà Anh
Theo_Báo Đất Việt
4 nguyên nhân gây vỡ liên tiếp đường ống nước sông Đà
- Xung quanh việc đường ống dẫn nước sông Đà chạy qua Láng - Hòa Lạc (Hà Nội) liên tục bị vỡ trong thời gian gần đây, trao đổi với TS tối 3/4, PGS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, có 4 nguyên nhân có thể gây ra sự cố trên.
5 lần vỡ đường ống nước trên một tuyến đường
Chiều 1/4, đường ống nước sạch Sông Đà về Hà Nội lại bị vỡ khiến cuộc sống của hơn 70.000 hộ dân bị ảnh hưởng. Sự cố xảy ra vào khoảng 16h40 tại km 22 660, huyện Thạch Thất, Hà Nội.
Đường ống D1600 bị vỡ, khiến nước phun xối xả lên mặt đất. Sự cố này đã khiến nhà máy phải tạm dừng cấp nước, hơn 70.000 hộ dân ở các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai...bị ảnh hưởng.
Để khắc phục sự cố, chiều cùng ngày, 2 máy xúc, 4 xe tải, 2 máy ép cừ đã xuống hiện trường khắc phục sự cố. Điều đáng nói là đây là lần thứ 5, đường ống nước sạch Sông Đà gặp sự cố. Trước đó, các năm 2012, 2013 đường ống nước sông Đà đã bị vỡ 4 lần. Mỗi lần đường ống nước bị vỡ đều khiến khoảng 70.000 hộ dân của Hà Nội bị ảnh hưởng.
Đáng chú ý, sau sự cố xảy ra, trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng, ông Nguyễn Ngọc Điệp, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Vinaconex cho biết, nguyên nhân cơ bản dẫn tới vỡ đường ống dẫn nước sạch sông Đà về Hà Nội là do địa chất công trình và giai đoạn thi công. Cụ thể, đường ống nước sạch thi công cùng thời điểm với dự án đường Láng - Hòa Lạc nên có sự đan xen, chồng chéo về mặt bằng, dẫn đến việc xử lý nền đất yếu có thể ảnh hưởng đến tuyến ống.
Theo ông Điệp, đường cao tốc và tuyến ống được thi công vào thời điểm không cách xa nhau, khi độ lún của đường, đặc biệt là của các công trình cầu hầm, đang trong giai đoạn ổn định. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến vỡ đường ống nước trong thời gian qua. Ngoài ra còn có sự tác động của tải trọng đất khi tôn nền và tải trọng động của thiết bị thi công tại những khu đô thị mới.
Sau khi hoàn thành và đưa vào sử dụng, vài năm trở lại đây đường ống dẫn nước sông Đà đoạn chạy qua đường Láng - Hòa Lạc liên tục xảy ra sự cố vỡ đường ống. Ảnh: Giao thông vận tải
Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Sỹ Trung, Kỹ sư trưởng Dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải) cho hay, đại lộ Thăng Long dài 29km, chạy qua nhiều vùng địa chất khác nhau, trong đó có 5,4km nền đất yếu, nằm rải rác tại 29 điểm với độ sâu trung bình từ 5-30m. Vì vậy, khi làm đường phải xử lý nền đất yếu rất tốn kém và mất thời gian, chờ đến khi nền ổn định mới xây dựng công trình.
Ông Trung cho biết, những thông tin về vùng đất yếu đó đã được ông chia sẻ với Vinaconex với cảnh báo: nếu nền đất yếu không được xử lý kỹ thì đường ống có nguy cơ vỡ bất cứ lúc nào. Tuy nhiên theo ông Trung, những cảnh báo của ông vào thời điểm đó không được Vinaconex tiếp thu.
"Do họ "phớt lờ" những cảnh báo của tôi, không xử lý nền đất yếu nên đến giờ mới dẫn đến hậu quả khó lường đến vậy. Cả 5 lần vỡ đường ống nước sạch tôi đều đến trực tiếp hiện trường thấy rằng tất cả các vị trí đó đều nằm ở nền đất yếu đã được cảnh báo từ trước", ông Nguyễn Sỹ Trung nói.
4 nguyên nhân gây vỡ ống dẫn nước sông Đà
Tuy nhiên, trao đổi với VnMedia tối 3/4, PGS Nguyễn Văn Hùng, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Xây dựng Hà Nội cho biết, có 4 nguyên nhân có thể xảy ra vỡ đường ống dẫn nước sông Đà trên tuyến Láng - Hòa Lạc trong thời gian qua.
Nguyên nhân thứ nhất, do đường ống đặt dưới nền đất yếu là một khả năng. Do đường ống đặt dưới nền đất yếu cho nên gây nứt gẫy dẫn đến vỡ ống.
Nguyên nhân thứ hai, do các liên kết giữa các mối nối của đường ống dẫn nước không chặt chẽ cũng có khả năng gây nứt gẫy.
Nguyên nhân thứ ba, do bản thân đường ống dẫn nước chịu lực kém và một khả năng khác là do khi đặt đường ống xuống dưới lòng đất, đơn vị thi công đã thiếu cẩn thận, đặt không đồng đồng đều, kê không chắc chắn, chỗ cao chỗ thấp cũng có thể gây nứt vỡ đường ống.
Theo PGS Hùng, với các đường ống dẫn nước, việc kê các đường ống thế nào cũng rất quan trọng bởi nếu làm không tốt cũng sẽ dẫn đến những ảnh hưởng của việc tác động lực dồn nén từ trên xuống, từ dưới lên và ngay cả áp lực nước bên trong ống cũng sẽ dẫn đến việc vỡ đường ống.
Từ các nguyên nhân giả định trên, PGS Nguyễn Văn Hùng cho rằng, để tìm ra việc liên tiếp gây vỡ đường ống trên là do đâu thì phải xem xét kỹ các trường hợp đã bị vỡ trước đây xảy ra ở những đoạn ống nào, ở những vị trí, địa hình nào, từ đó, phân tích để tìm ra nguyên nhân thực sự của các sự cố trên. "Việc cần làm bây giờ là phải khẩn trương tìm ra nguyên nhân gây ra vỡ ống để có biện pháp khắc phục kịp thời, nếu không rất có thể còn những vụ vỡ đường ống khác trong thời gian tới." - PGS Nguyễn Văn Hùng nói.
Xuân Tùng
Theo_VnMedia
Vỡ ống nước Sông Đà: Chủ tịch Vinaconex viết tâm thư gửi nhân viên Chủ tịch Vinaconex Nguyễn Thành Phương đã viết "tâm thư" gửi tập thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên Tổng công ty sau sự ống ống nước sông Đà bị vỡ. Trong thư, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐQT Vinaconex Nguyễn Thành Phương khẳng định, trong thời gian vừa qua, hệ thống đường ống truyền tải nước sạch Sông Đà của...