Vỡ đường ống nước sạch sông Đà: Vẫn chưa tìm được nguyên nhân
Chiều 3-4, ông Phạm Chí Sơn, Giám đốc Ban Đối ngoại-Pháp chế, người phát ngôn của Tổng công ty CP Vinaconex cho biết, hiện nay, Tổng Công ty đang phối hợp với cơ quan quản lý Nhà nước, Cục Giám định chất lượng các công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) để kiểm tra sự cố đường ống nước sạch sông Đà hôm 1-4.
Tuy nhiên, qua đánh giá về hiện tượng, các sự cố đều xuất hiện vào thời điểm điều kiện vận hành ở trạng thái ổn định, thường xuyên. Áp lực và lưu lượng chung của hệ thống đều thấp hơn mức thiết kế, không thấy có khác biệt về điều kiện lắp đặt thực tế so với hồ sơ hoàn công. Địa chất, địa chất thủy văn tại các điểm vỡ không có khác biệt so với thiết kế nhưng phát hiện cho thấy phần lớn các khu vực nền đất yếu đã được xử lý như cầu vượt sông, hầm chui, dưới lòng sông nhân tạo nằm dọc Đại lộ Thăng Long.
Theo ông Phạm Chí Sơn, việc thiết kế dự án đã được thực hiện đúng các quy chuẩn, tiêu chuẩn pháp luật hiện hành. Về chất lượng vật liệu sản xuất ống, theo thông tin từ đơn vị sản xuất, toàn bộ ống đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội công trình thủy Hoa Kỳ, các quy định của Bộ Y tế với vật tư dùng cho ống dẫn nước sạch; độ bền kéo, độ bền nén, độ kín thủy tính đều được kiểm tra chặt chẽ. Tuy vậy, nhiều câu hỏi do phóng viên đặt ra như có phải các điểm vỡ đều nằm trên khu vực địa chất yếu? Có phải việc xử lý nền đất yếu chưa tốt dẫn đến lún không đều làm vỡ đường ống? Có phải áp lực nước lớn dẫn đến vỡ ống… ông Phạm Chí Sơn đề nghị trả lời sau do liên quan đến kỹ thuật và cần phải xem lại hồ sơ thiết kế, khảo sát.
Video đang HOT
Theo ANTD
Đã khắc phục xong sự cố vỡ đường ống nước sạch Sông Đà
Sáng nay 2-4, ông Nguyễn Anh Việt, Giám đốc Cty CP đầu tư kinh doanh nước sạch (VIWACO) cho hay, sự cố vỡ đường ống nước Sông Đà đã được khắc phục vào hồi 9h sáng cùng ngày. Nước đã được cấp bình thường trở lại cho các hộ dân.
Lần thứ 5, đường ống nước Sông Đà bị vỡ, gần 70.000 hộ dân bị ảnh hưởng
Trước đó, vào khoảng 16h chiều qua 1-4, đường ống D1600 nước sạch Sông Đà đã bị vỡ tại vị trí thuộc xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất. Sự cố này đã khiến nhà máy phải tạm dừng cấp nước, hơn 70.000 hộ dân ở các quận Hà Đông, Thanh Xuân, Hoàng Mai...bị ảnh hưởng.
Chiều cùng ngày, 2 máy xúc, 4 xe tải, 2 máy ép cừ đã xuống hiện trường khắc phục sự cố. Đây là lần thứ 5, đường ống nước sạch Sông Đà gặp sự cố. Trước đó, các năm 2012, 2013 đường ống nước sông Đà đã bị vỡ 4 lần.
Trước sự việc này, đầu năm 2014, Bộ Xây dựng đã yêu cầu Tổng Công ty CP xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam (Vinaconex) báo cáo về thực trạng vận hành tuyến ống truyền tải nước sạch.
Đặc biệt, cần xác định các nguyên nhân gây sự cố vỡ ống trong thời gian qua; đề xuất giải pháp khắc phục sự cố vỡ ống nhằm bảo đảm an toàn cấp nước cho người dân phía Tây Hà Nội.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ cũng đã giao Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với UBND TP Hà Nội chỉ đạo kiểm tra tuyến ống cấp nước của Nhà máy nước sông Đà, tìm các giải pháp bảo đảm an toàn cấp nước cho phía Tây Hà Nội.
Trong khi đó, ông Nguyễn Sỹ Trung, kỹ sư trưởng dự án mở rộng và hoàn thiện đường Láng - Hòa Lạc (Viện KH&CN GTVT) nhận định, nguyên nhân gây vỡ đường ống nước sông Đà là vì đường ống này được đặt trực tiếp trên nền đất yếu, không được xử lý.
Bên cạnh đó, đường ống làm bằng vật liệu Composite, không chịu được lực tác động trực tiếp là lực uốn và biến dạng. Bởi vậy khi nền lún sụt không đồng đều dẫn tới tuyến ống bị vỡ.
Trong khi đó, tuyến cao tốc Láng - Hòa Lạc có chiều dài 29km, chạy qua nhiều vùng địa chất khác nhau. Đặc biệt, có 5,4km chạy qua nền đất yếu, nằm rải rác tại 29 điểm với độ sâu trung bình từ 5-30m, dài 20-200m, đơn vị thi công đã phải xử lý nền đất yếu bằng công nghệ cọc cát, giếng cát, thay đất... mới giữ được nền đường ổn định như hiện nay.
Bởi vậy, theo ông Trung, nếu không có biện pháp xử lý dài hơi, đường nước sạch Sông Đà sẽ còn tiếp tục bị vỡ. Về vấn đề này, ông Việt cho hay, chủ đầu tư Vinaconex đã có thiết kế đầu tư thêm một đường ống nước song song, kinh phí khoảng 4.000 tỷ đồng, tuy nhiên, hiện nay đang gặp khó khăn về tài chính.
Theo ANTD
Nút thắt kỳ lạ trên "con đường đắt nhất hành tinh" Nằm giữa hai dự án giao thông "khủng" của Thủ đô Hà Nội là hầm chui Kim Liên và đường Kim Liên kéo dài - con đường được mệnh danh đắt nhất hành tinh đã hoàn thành và thông xe từ lâu - là một đoạn nút thắt cổ chai tồn tại rất khó hiểu gây bức xúc trong dư luận. Đoạn nút...