Võ đường Nam Thiên Phật Môn Quyền: Lớp võ nơi cửa Phật
Là một hệ phái của Thiếu Lâm Tự, võ đường Nam Thiên Phật Môn Quyền ( môn quyền của Phật ở trời Nam) tổ chức dạy miễn phí cho cho nhiều thế hệ môn sinh yêu thích võ học dưới mái chùa Bằng A ở phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội, hơn 5 năm nay. Các võ sinh từ em bé nhỏ nhất (5 tuổi) đến võ sinh lớn tuổi nhất (65 tuổi) đều cùng nhau lấy sân chùa làm võ đường rèn luyện sức khỏe, trí dũng.
Rời trường học, các em bé vốn dĩ mè nheo bố mẹ trở thành các võ sinh nhí cứng cỏi trong bộ võ phục ở võ đường là sân chùa chùa Bằng A (Linh Tiên Tự).
Các môn sinh đi trước đang hướng dẫn, tập luyện cho các môn sinh mới vào một thế tấn.
Vào khoảng thời gian từ 18 đến 20 giờ các buổi tối thứ Ba và thứ Bảy trong tuần, góc sân chùa Bằng A (Linh Tiên Tự) lại râm ran tiếng tập võ. Mỗi buổi tập thường xuyên có đến gần 200 môn sinh đủ mọi lứa tuổi, là học sinh, sinh viên, thậm chí cả những người đã đi làm khoác lên mình bộ võ phục màu nâu sồng chốn Phật môn luyện võ.
Theo võ sư Trần Nam Trung – Chủ nhiệm võ đường, các môn sinh đến với võ đường không chỉ được tập luyện để tự vệ, rèn luyện sức khỏe mà còn để rèn nhân cách, rèn luyện trí, dũng theo tinh thần Phật giáo. Chính vì vậy mà nhiều phụ huynh đã tin tưởng gửi gắm con em mình theo học.
Võ đường Nam Thiên Phật Môn Quyền mở ngay trong sân chùa Bằng A.
Video đang HOT
Lớp võ bắt đầu lúc 18 giờ với các bài tập thể lực, sau đó các môn sinh chia thành từng lớp nhỏ tập luyện.
Các lớp học cứ đều đặn mỗi tuần 2 buổi, bắt đầu khi trời chạng vạng.
Trong khói hương trầm mặc tỏa ra từ nơi thờ tổ Phật quện cùng mùi hương hoa sứ, góc sân chùa râm ran tiếng tập võ của gần 200 môn sinh đủ mọi lứa tuổi.
Võ sinh Nguyễn Linh Đan (học sinh lớp 3) dù những bài tập ban đầu cho võ học còn gượng nhưng ánh mắt đã toát lên sự quyết tâm.
Theo Danviet
Nơi huấn luyện ni cô thành "tuyệt đỉnh kung fu"
Ni cô thường được biết đến với một hình ảnh yên lặng, bình tĩnh, thế nhưng tại Nepal, họ lại có một hình ảnh rất khác biệt.
Các ni cô tại Nepal học kungfu 2 tiếng/ngày tại tu viện
Một nhóm ni cô Phật giáo tại tu viện Núi Druk Amitabha đã trở thành các chuyên gia võ thuật kung fu. Họ luyện tập bộ môn này 2 tiếng mỗi ngày.
Trước kia, phụ nữ ở đây chỉ làm những công việc trong gia đình, như làm bếp hay làm vườn, cho đến khi một cuộc nổi loạn diễn ra cách đây 26 năm. Giờ đây, phụ nữ được đối xử với sự tôn trọng như nam giới.
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa, người thành lập tu viện, cho biết: "Khi tôi còn nhỏ, tôi nghĩ rằng thật sai trái khi đàn áp phụ nữ trong xã hội của chúng tôi thời đó.
"Nhưng khi tôi lớn lên, tôi bắt đầu nghĩ liệu tôi có thể làm gì cho họ?
"Và tôi nghĩ rằng tôi có thể xây dựng một tu viện và sau đó cung cấp cho họ một cơ hội để nghiên cứu và thực hành tâm linh."
Đây là ý tưởng của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa
Tại tu viện này, việc nhà được chia đều cho các nữ tu. Tại đây, họ sẽ được cầu nguyện, thiền định, học tiếng Anh và các kỹ năng quản lý.
Năm 2008, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã quyết định giới thiệu võ thuật vào ni viện.
Mỗi ngày các nữ tu sẽ mặc trang phục võ, tham gia vào các buổi đào tạo cường độ cao, với các động tác đấm, đá hoàn chỉnh.
Nữ tu Phật giáo Jetsunma Tenzin Palmo chia sẻ: "Đây là một bài tập tuyệt vời. Nó rất tốt cho kỷ luật và sự tập trung. Đồng thời, nó cũng khiến chúng tôi tự tin hơn, điều này rất quan trọng cho các nữ tu. Và khi bất kỳ người đàn ông trẻ nào trong vùng biết nữ tu là những chuyên gia kung fu, họ sẽ tránh xa chúng tôi".
Các nữ tu được học võ, học tiếng Anh và các kỹ năng quản lý
Quan điểm tiến bộ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã tăng số lượng phụ nữ trẻ muốn trở thành nữ tu.
Jetsunma nói tiếp: "Nhiều người trong số họ nói rằng: "Trời ơi, nếu trở thành một nữ tu, tôi có thể nghiên cứu, thực hành, tôi có thể làm những nghi lễ này. Tôi có thể sống cùng với tất cả các nữ tu đáng yêu khác và các vị Lạt Ma sẽ đến thăm và giảng dạy chúng tôi".
Mỗi ngày các nữ tu sẽ mặc trang phục võ, tham gia vào các buổi đào tạo cường độ cao, với các động tác đấm, đá hoàn chỉnh
"Đây là một bài tập tuyệt vời. Nó rất tốt cho kỷ luật và sự tập trung"
Quan điểm tiến bộ của Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã tăng số lượng phụ nữ trẻ muốn trở thành nữ tu
Theo Trà My - The Sun (Dân Việt)
10 phim võ thuật kinh điển của Lý Liên Kiệt Giới phê bình ảnh đàn Hoa ngữ luôn tự hào về nam diễn viên họ Lý sau những bom tấn khó có thể thay thế. Còn khán giả, họ gọi anh là "ông hoàng Kung Fu". Năm 1982, Thiết Lâm Tự đã làm nên hiệu ứng về phim ảnh khi đạt thành công ngoài mong đợi, lập kỷ lục phòng vé. Đây là...