Vợ dùng hết tiền mừng đám cưới đi mua sắm
Tôi phát hiện chỗ tiền mừng đám cưới đã “không cánh mà bay”, hỏi vợ thì cô ấy thản nhiên nói cô ấy dùng hết chỗ tiền ấy để mua sắm trong đợt đi chơi.
Khi viết những dòng tâm sự này, bản thân tôi cũng cảm thấy rất hoang mang. Trước khi kết hôn, tôi cũng nghe nhiều người nói và đọc thấy không ít người viết, rằng sau khi kết hôn dễ bị “khủng hoảng sau hôn nhân”, vì nhận ra bạn đời của mình thay đổi quá nhiều so với thời yêu đương. Những lúc ấy, tôi chỉ mỉm cười cho qua, và tin chắc rằng mình sẽ không bị rơi vào trường hợp như vậy. Vợ tôi và tôi đã hẹn hò với nhau bốn năm trước khi tiến đến hôn nhân.
Nhiều lúc tôi chỉ muốn ly hôn. Ảnh minh họa từ internet
Dù không chính thức “sống thử” nhưng hàng năm chúng tôi đều có những kỳ nghỉ dài bên nhau, cả hai cũng thống nhất khi nào có bầu thì làm đám cưới. Từ ngày yêu nhau, chúng tôi đã về ra mắt hai nhà, bố mẹ hai bên cũng ủng hộ quan điểm của chúng tôi. Chưa cưới nhưng nhà tôi có công có việc thì cô ấy cũng đều có mặt và giúp đỡ rất nhiệt tình, ngược lại nhà cô ấy mỗi khi tụ họp cũng đều có tôi, vì thế mà họ hàng hai bên sớm đã coi chúng tôi là vợ chồng chính thức. Tôi luôn cho rằng tôi hiểu rất rõ về cô ấy, cũng như cô ấy là người hiểu tôi nhất. Chúng tôi sẽ là cặp vợ chồng hòa thuận, yên ấm.
Tuy nhiên, ngay từ lúc chuẩn bị làm đám cưới, giữa hai chúng tôi đã nảy sinh rất nhiều vấn đề. Phải lo chuyện lớn, mâu thuẫn là điều không thể tránh khỏi, nhưng cô ấy thường xuyên cáu kỉnh, gắt gỏng với tôi. Tôi nghĩ cô ấy bận rộn mệt mỏi, lại đang mang bầu, tính khí thất thường nên thường phải nhịn.
Nhưng có những chuyện không thể bỏ qua được. Ví dụ như vào ngày cưới của chúng tôi, chúng tôi chụp ảnh ở sảnh với gia đình và khách đến dự đám cưới làm kỷ niệm. Sát giờ làm lễ cưới rồi nhưng cô ấy vẫn mải mê chụp ảnh với hội bạn của cô ấy, tôi phải kéo tay nhắc nhở cô ấy, chẳng ngờ cô ấy hét lên với tôi trước mặt mọi người khiến tôi vô cùng xấu hổ, mà những người có mặt ở đó cũng rơi vào lúng túng. Em gái cô ấy đã phải bước ra dàn xếp và xin lỗi tôi.
Video đang HOT
Sau đám cưới, chúng tôi đi hưởng tuần trăng mật. Vì uống quá nhiều rượu trong đám cưới, cộng thêm mấy ngày vất vả nên bị đau dạ dày, phải nằm bẹp một chỗ. Cô ấy không hỏi han, quan tâm, còn mỉa mai tôi, nói chồng uống cho lắm vào rồi kêu, còn giận dỗi tôi tuần trăng mật mà chỉ nằm một chỗ, không đưa cô ấy đi chơi. Tôi nói tôi không đi được, thế là cô ấy bỏ mặc tôi ôm bụng đau nằm khách sạn, cô ấy tự đi tham quan các nơi một mình.
Về đến nhà, tôi mới phát hiện chỗ tiền mừng đám cưới đã “không cánh mà bay”, hỏi vợ thì cô ấy thản nhiên nói cô ấy dùng hết chỗ tiền ấy để mua sắm trong đợt đi chơi vừa rồi. Tôi nói cô ấy vài câu thì cô ấy đùng đùng giận dỗi xách quần áo bỏ đi.
Chỉ mới cưới được 3 tuần mà tôi tưởng chừng như 3 thập kỷ. Tôi quá mệt mỏi với con người của vợ tôi bây giờ. Cô ấy trở nên ích kỷ, tham lam, nóng nảy, vô lý, không còn là cô gái nhiệt tình, đáng yêu và biết quan tâm ngày trước nữa. Nhiều lúc tôi chỉ muốn ly hôn để chấm dứt tình trạng này.
Theo Dân Việt
Phụ nữ cần chuẩn bị gì khi muốn ly hôn
Nếu phụ thuộc vào kinh tế của chồng, hãy tìm việc làm và ổn định tài chính nếu bạn lên kế hoạch chấm dứt hôn nhân.
Ảnh minh họa
Ly hôn là điều không ai muốn nghĩ đến, lại càng không muốn nó xảy ra với mình. Nhưng một số phụ nữ bắt buộc phải đến tòa án để giải quyết chuyện hôn nhân cho dù không muốn. Rất ít người cảm thấy nhẹ nhõm sau khi cởi bỏ được sợi dây ràng buộc từ bạn đời, ngược lại, họ có thể mang cảm giác nặng nề, khủng hoảng khi đối diện với những khoảng trống và vấn đề sau ly hôn. Vậy, để vượt qua giai đoạn này, bạn nên làm gì?
Trong những năm làm tư vấn tâm lý, tôi nhớ mãi trường hợp một phụ nữ 37 tuổi (Hoàng Mai, Hà Nội) đã khủng hoảng và khổ sở thế nào sau khi giải thoát bản thân khỏi mối quan hệ đầy đau khổ với người chồng bạo lực và lăng nhăng. "Tôi không thể lựa chọn khác vì chẳng thể chịu thêm người đàn ông chỉ biết đánh đập vợ và ngoại tình với hết người này tới người khác. Nhưng khi chuẩn bị ly hôn, tôi đã khóc cạn nước mắt và bao nhiêu đêm thức trắng", cô chia sẻ. Sau khi hôn nhân chấm dứt, tâm trạng của của cô cũng không khá hơn. Cứ nghĩ đến việc đi về lẻ loi, không có bóng dáng người đàn ông trong gia đình, cô lại thấy hụt hẫng và có lúc ước giá như có thể quay lại, dù biết chắc mình vẫn bị đánh đập, chửi rủa. Cô cảm thấy mất niềm tin và đôi lúc không muốn sống nữa.
Thực tế, người phụ nữ chủ động sẽ chuẩn bị kỹ càng cho chuyện ly hôn. Nhưng rất nhiều người khi đối diện với việc này lại có cảm giác chán nản và buông xuôi với tâm lý: cứ để mặc kệ, mọi thứ ra sao thì ra. Nếu bạn làm như thế, bạn sẽ càng rơi vào khủng hoảng và thất vọng hơn. Vì vậy bạn hãy thử làm theo những gợi ý sau để chuẩn bị cho tâm lý và cuộc sống sau ly hôn tốt hơn:
Tài chính
Nếu bạn phụ thuộc tài chính vào chồng thì ngay lập tức bạn phải chủ động tìm kiếm một công việc phù hợp, đừng ngại ngần thoát khỏi phận "tầm gửi" nữa. Chủ động tài chính là điều vô cùng quan trọng, nó vừa giúp bạn tự tin để hòa nhập với cuộc sống mới, vừa giúp cho bạn không bị chơi vơi khi luôn phải lo lắng về tiền bạc.
Nếu vốn đã là người chủ động kiếm tiền rồi, bạn cũng nên chuẩn bị một khoản tài chính riêng để đề phòng có những sự cố xảy ra. Bởi sau ly hôn, mọi việc chủ yếu chỉ có mình bạn lo liệu mà thôi.
Không nuối tiếc quá khứ
Bạn không nên ngồi đó và bắt đầu bằng câu giá như: "Giá như anh ấy bớt tính nóng nảy và bạo lực đi một chút thì đã không ly hôn", "Giá như anh ấy bớt lăng nhăng thì mình vẫn có thể tha thứ"... Tiếc nuối không làm cho mọi thứ trở nên tốt đẹp hơn. Hãy nhớ là chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, vì thế cũng đừng nuối tiếc những điều đã qua.
Ngay lúc này, bạn cần phải đứng dậy và lên kế hoạch hành động cho cuộc sống của mình. Đây là lúc bạn đang sống cho chính bạn, cuộc sống tự do và đầy yêu thương hơn, tại sao lại không thể?
Xây dựng lại niềm tin
Đừng vì một người làm tổn thương bạn quá nhiều mà mất niềm tin với cuộc sống và với mọi người, dù có thể ngay lúc này, bạn cảm thấy không sẵn sàng với bất cứ mối quan hệ nào. Trong thời gian chuẩn bị ly hôn hoặc sau hôn nhân, bạn nên dành thời gian nghỉ ngơi để lấy lại năng lượng, sau đó hãy bình thường hóa mọi chuyện và bắt đầu với những mối quan hệ mới. Nhưng cũng đừng vì thế mà bi quan, thời gian sẽ dần trôi và những điều không tốt đẹp đang lùi dần về phía sau. Điều quan trọng nhất là khi bạn không bỏ rơi chính mình thì bạn sẽ luôn thấy hạnh phúc dù trong hoàn cảnh nào đi nữa. Ly hôn không phải là con đường tồi tệ nhất bởi bạn vẫn còn có những cơ hội khác với cuộc sống và công việc.
Khi ly hôn, người phụ nữ vẫn thường có xu hướng dùng dằng níu kéo bởi đa số họ đều nhìn nhận nó như một sự kết thúc, là bi kịch không có hồi kết cho cuộc sống. Họ sợ sống cô đơn, một mình nuôi con, sợ đối diện với dư luận xã hội, sợ sự cô đơn. Nhưng trên thực tế, ly hôn có thể là sự thay đổi tích cực và cuộc sống của bạn cũng rẽ sang một hướng khác. Hôn nhân là sự tự nguyện và khi cả hai sống với nhau không còn hạnh phúc thì chuyện giải thoát là điều nên làm.
Đừng bỏ bê bản thân
Đây chính là thời điểm bạn cần dành thời gian để yêu thương chính mình nhất. Hãy dành thời gian để tập thể dục, thay đổi kiểu tóc, mua sắm một vài chiếc váy hay đôi giày bạn đang mong được sở hữu, thậm chí là đi du lịch hay gặp gỡ bạn bè hoặc làm những thứ bạn yêu thích... Những điều đó sẽ khiến bạn tìm lại được niềm vui và cân bằng cuộc sống nhanh hơn. Mỗi người sinh ra là một điều kỳ diệu trong cuộc sống, nên đừng phí thêm thời gian để từ bỏ bản thân nữa nhé! Hãy nhớ: Ly hôn không phải là vực thẳm.
Theo Afamily