Vợ đòi tìm người đẻ mướn
Thấy cảnh vợ sống trong những đau khổ, tự ti, mặc cảm và luôn dằn vặt bản thân mà lòng tôi đau buốt.
Tôi năm nay 30 tuổi, lấy vợ đã hơn ba năm, thế nhưng vẫn chưa có con. Mẹ tôi cứ giục mau có con để bà có cháu bồng. Vợ chồng tôi đi khám bác sĩ kết luận: “Vợ tôi khó có khả năng sinh con”. Cái tin như sét đánh ngang tai khiến hai vợ chồng tôi hoàn toàn suy sụp. Nhưng không phải vì thế mà tôi bỏ vợ để đi lấy một người đàn bà khác, bởi vợ tôi là một người phụ nữ đảm đang và luôn hết mực chăm lo cho gia đình. Nguyên nhân vợ tôi khó có con là do lần phá thai cách đây nhiều năm trước, vợ tôi bị viêm nhiễm mà không chịu đến viện để kiểm tra. Tôi luôn an ủi, chia sẻ và cố gắng bù đắp cho cô ấy thật nhiều. Nhưng kể từ ngày biết cái tin dữ ấy, vợ tôi cứ như người mất hồn, chẳng chịu ăn uống gì, thỉnh thoảng lại ngồi khóc một mình trong bóng tối. Tôi hiểu được điều đó, còn bất hạnh nào lớn hơn đối với một người phụ nữ là bị tước đoạt đi quyền làm mẹ.
Còn bất hạnh nào lớn hơn đối với một người phụ nữ là bị tước đoạt đi quyền làm mẹ – (Hình minh họa)
Khi mẹ tôi biết chuyện, bà ép tôi phải bỏ vợ để lấy một người phụ nữ khác, vì tôi là con trai một. Nhưng tôi nhất quyết không chịu, tôi chỉ yêu thương và chung sống cùng vợ dù cho cha mẹ tôi có nói gì. Có lần vợ tôi cũng khuyên nhủ tôi là hãy bỏ cô ấy và lấy một người phụ nữ có thể sinh cho tôi những đứa con khỏe mạnh. Tôi trấn an vợ: “Chỉ cần mình yêu thương nhau, chuyện có con hay không với tôi không quan trọng”. Thấy cảnh vợ sống trong những đau khổ, tự ti, mặc cảm và luôn dằn vặt bản thân mà lòng tôi đau buốt. Vì muốn có con, đêm nào cô ấy cũng bắt tôi quan hệ đều đặn. Vợ tôi còn đến bệnh viện để tiêm thuốc kích thích rụng trứng, điều này ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe của cô ấy. Nhiều lần vì thương vợ, tôi đã hết sức khuyên nhủ hãy dừng lại, nhưng kết quả chỉ làm vợ chồng tôi to tiếng với nhau khiến cô ấy tăng thêm áp lực và tổn thương. Một thời gian sau, vợ tôi có những biểu hiện như buồn nôn, không ăn uống được gì, chúng tôi cứ ngỡ rằng đã mang thai. Nhưng đến bệnh viện kiểm tra thì bác sĩ cho biết đó chỉ là những biểu hiện của việc mang thai giả, nguyên nhân do vợ tôi quá mong chờ việc có con nên những biểu hiện đó là điều bình thường. Cũng kể từ hôm đó, tinh thần vợ tôi suy sụp ngày càng nhiều hơn, vợ tôi suốt ngày trở về nhà muộn và luôn ở trong tình trạng say xỉn. Vợ chồng tôi cũng lạnh nhạt, sống trong một căn nhà mà chẳng ai nói với ai câu nào.
Thế rồi chẳng biết nghe đâu một người bạn giới thiệu về dịch vụ đẻ thuê. Vợ tôi cứ suốt ngày bắt tôi đi tìm người mang thai hộ. Tôi một mực phản đối và nói rằng nên nhận một đứa con nuôi thì vợ tôi lại bảo: “Chúng ta nhất định phải có một đứa con, đứa con của anh và em, chỉ có cách cấy ghép tinh trùng và trứng vào một người phụ nữ khác để mang thai hộ. Chỉ có cách đó anh hiểu không?”. Ngày nào vợ tôi cũng đề cập đến vấn đề này, khiến tôi thêm mệt mỏi và không muốn trở về nhà. Tôi hiểu được khao khát và những cố gắng muốn được làm mẹ của vợ tôi. Nhưng liệu việc mang thai hộ có ổn không? Khi hiện nay pháp luật đang nghiêm cấm điều đó. Tôi cũng muốn có một đứa con, nhưng không phải vì thế mà làm những điều trái với pháp luật. Tôi đang hoang mang và cần một lời khuyên từ mọi người.
Video đang HOT
Theo VNE
Dì ghẻ
"Hò ...ơi... mấy đời bánh đúc có xương Mấy đời dì ghẻ ... mà thương con chồng" Xưa nay vẫn thế hiếm có dì ghẻ nào mà yêu thương con riêng của chồng. Cho dù họ có cố gắng trở thành người mẹ dễ chịu.
Mẹ nó mất khi nó chưa tròn 1 tuổi, thương cảnh "Gà trống nuôi con" ba nó đi thêm bước nữa để có người chăm sóc cho nó. Thời gian đầu khi có ba nó ở nhà, dì ghẻ vẫn yêu thương chăm sóc cho nó. Nhưng kể từ khi sinh đứa con trai dì dường như bỏ mặt nó một mình. Ba nó thì đi làm suốt ít khi ở nhà, mà có về thì cũng quấn quýt bên đứa con quý tử chứ cũng chẳng thèm để ý gì tới nó. Hằng ngày dì ghẻ không cho nó ăn cơm cùng, nó chỉ ngồi ở một cái gốc nhỏ ngoài vườn chứ không dám vào trong nhà vì sợ dì. Tuy tuổi còn nhỏ, nhưng nó bị dì bắt làm rất nhiều việc, sáng sớm lau dọn nhà cửa, nấu cơm, giặt quần áo. Dì cấm nó tuyệt đối không được lại gần em bé. Có lần nghe em khóc, nó chạy vào trong nhà định hát ru cho em ngủ, thì bị dì vừa mắng vừa đánh cho một trận:
- Sao mày dám vào đây, ganh ghét định đánh em mày đúng ko? Đi ngay ra ngoài cho tao.
Tiếng dì ghẻ quát ầm ĩ, nó chạy ra ngoài gốc vườn khóc rưng rức đau đớn trước những trận đòn.
Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng - (Hình minh họa)
Khi thằng bé lên ba tuổi, hai chị em nó vẫn lén chơi với nhau. Mỗi khi ba nó đi làm về hai chị em lại chạy ra ngõ đón. Thằng bé thấy ba vội reo lên:
- Ba ơi!
Ba nó ôm lấy thằng bé, hôn lên má nó:
- À ha, con trai ngoan, cực cưng quý tử của ba.
Ba nó chẳng thèm để ý đến sự có mặt của nó, nó buồn rồi lại chạy lại cái gốc nhỏ quen thuộc ở góc vườn. Nó lại khóc, những giọt nước mắt đầy tủi hờn. Thế rồi dần dần con bé lớn lên, nó ít nói hẳn, cứ trầm lặng, nó sống thu mình. Nó không còn biết buồn là gì nữa vì trước giờ nó đã quá quen thuộc với sự vô cảm của người cha và sự hành hạ của dì ghẻ. Nó tự an ủi mình: "Cũng bình thường thôi, mình đâu phải con họ đâu mà họ yêu thương". Đến ngày giỗ mẹ, ba nó đi làm xa, dì ghẻ rủ bạn bè tới đánh bài rồi nhậu nhẹt cả ngày. Nó lặng lẽ đốt mấy nén hương thắp cho mẹ, khói hương bay xuống nhà, mụ dì ghẻ quát lớn:
- Con quỉ kia, mày định đốt nhà bà ư?
Bà vừa nói, vừa đánh tới tấp vào người nó, rồi đuổi nó đi khỏi nhà. Nó khóc nức nở trong niềm đau của một đứa trẻ mồ côi mẹ, bị dì ghẻ đuổi đi. Rồi cứ thế, nó cứ đi mãi, cho tới khi không còn sức, nó ngồi ngủ thiếp đi, trong giấc mơ nó được gặp mẹ, mẹ nó đẹp đến lạ lùng có mái tóc dài, bà ôm hôn và xoa lên đầu nó. Nó cất tiếng hỏi khẽ:
- Mẹ ơi! Sao ba bảo mẹ đã chết rồi?
Trong giấc mơ, những câu hỏi của nó cũng thật hồn nhiên trong sáng, mẹ nó vỗ về an ủi:
- Chỉ cần con luôn nghĩ đến mẹ thì mẹ vẫn còn sống mãi.
Khi nó tỉnh giấc, nó biết mình chỉ nằm mơ, mẹ nó đã chết rồi. Nó đã bỏ đi đến một nơi thật xa và không còn ai nhìn thấy nó nữa. Người cha trở về không nhìn thấy nó đâu, vội vàng đi tìm nhưng đã quá muộn.
Theo VNE
Bố mẹ giục tôi "chống lầy" 26 tuổi, tôi liên tục bị bố mẹ giục lấy chồng kẻo mang tiếng "ế" suốt đời... Không xinh đẹp nhưng không hẳn xấu, không tài giỏi nhưng không đến mức kém cỏi, những thứ tôi "rước" trên người từ ngoại hình cho đến công việc hay học vấn tôi ở tôi đều ở mức tạm gọi là "ổn". Vậy mà... Bố mẹ...