Vợ đòi ăn Tết nhà ngoại: “Ăn cây táo lại rào cây sung”
Nếu vợ tôi đề nghị được về nhà ngoại ăn tết, tôi sẵn sàng đồng ý cho cô ấy về nhưng… về để bố mẹ cô ấy dạy dỗ lại.
Tôi đồ rằng mới đọc tiêu đề bài tâm sự của tôi nhiều chị phụ nữ mừng hơn bắt được vàng, kiểu gì cũng định khoe chồng. Nhưng chia buồn với các chị, tôi thuộc “trường phái quan điểm” không bao giờ đứng về phía phụ nữ “giống tôm…lộn lên đầu”, luôn tìm cách làm những việc trái với đạo lý. Cụ thể là những người đang tồn tại suy nghĩ “về nhà ngoại ăn tết”.
Mang những lí lẽ tai ngược như thế lên mặt diễn đàn báo mà các chị không sợ bị người ta “gạch đá” à? Nhân danh cho đàn ông, tôi sẵn sàng đứng ra để đập tan mọi luận điệu của các chị.
Các chị bảo bố mẹ nào cũng là bố mẹ, đều có công ơn. Tôi hoàn toàn đồng ý. Nhưng các chị đòi về nhà mình ăn tết để báo hiếu, tôi xin nói thẳng luôn: có quá nhiều cách báo hiếu chứ không nhất thiết phải đi ngược với truyền thống như vậy?
Muốn báo hiếu thì trước tết các chị về dọn dẹp, sắm sửa lễ lạt quà cáp cho bố mẹ đẻ thật chu đáo đi. Nếu ở xa thì gửi quà, gửi tiền. Sau đó ngoan ngoãn ở nhà chồng mà đón tết.
Lí lẽ nữa các chị viện ra là “nhà con một, nhà toàn con gái”. Tôi xin được nói là nếu bố mẹ các chị đã sinh toàn con gái thì ít nhất gần hai chục năm, trước khi các chị về nhà chồng ông bà đã xác định tư tưởng “tết cô đơn” rồi. Không đến lượt bây giờ các chị mới lo.
Video đang HOT
Còn gì nữa nhỉ? Không được ăn tết nhà ngoại các chị nhớ nhà, buồn, tủi thân? Từ đời bà nội tôi rồi mẹ tôi đi làm dâu, chưa bao giờ tôi nghe thấy họ kêu than tủi thân, nhớ nhà ngày tết. Vì đơn giản thôi, với họ bố mẹ chồng, chồng và con mới chính là gia đình của mình. Còn các chị có coi chồng con là gia đình của mình không khi thốt ra những lời than đó?
Buồn, nhớ nhà những cảm xúc người làm dâu nào cũng trải qua khi ăn tết ở nhà chồng. Nhưng nó chỉ xảy ra những năm đầu mới cưới, người phụ nữ khôn khéo sẽ biết giấu nó vào lòng. Vậy mà không hiểu sao nhiều chị có thể than rằng “6 năm rồi tôi phải ăn tết ở nhà chồng, buồn quá”.
Điều đó cho thấy phụ nữ bây giờ được chiều chuộng quen rồi. Ý thức của các chị quá kém chứ chưa nói tới trách nhiệm với gia đình. Lúc nào cũng chỉ mong được về nhà ngoại để thảnh thơi không phải động tay vào việc gì.
Tôi vẫn nói với vợ mình rằng: “Người sống cả đời với em là bố mẹ anh, là anh và các con chứ không phải bố mẹ đẻ của em. Sau này chết đi em cũng sẽ được thờ ở nhà chồng, không ai rước em về bên ngoại cả. Vậy nên đừng bao giờ “ăn cây táo lại cứ lo rào cây sung” như nhiều phụ nữ khác…”.
Các chị vợ thừa biết có ngoan thì chồng mới thương mà, đừng kêu gào thì chồng còn cho về nhà ngoại sớm. Như vợ tôi đây, năm nào cũng lo chỉn chu việc nhà chồng. Có đêm còn thức gói giò, làm dưa đến gần sáng mới được ngủ nhưng chẳng bao giờ cô ấy kêu than.
Thấy vợ ngoan, mùng 2 tết tôi đã đánh xe chở cả ba mẹ con cô ấy về ngoại cách hàng trăm cây số chơi tết. Thế không sướng à? Nếu vợ tôi mà đòi về ngoại ăn tết như các chị, tôi cho về ngay…để bố mẹ cô ấy dạy dỗ lại.
Theo Vietnamnet
Vợ tất bật nấu cỗ, chồng rung đùi "chém gió" đợi ăn
Trong khi Tết đến, bạn bè đồng nghiệp nô nức làm đẹp, sắm sửa quần áo cho bản thân thì tôi bù đầu nghĩ đến chuyện tiêu Tết, biếu xén họ hàng gia đình chồng. Tôi chỉ mong sao Tết trôi qua thật nhanh chóng...
Tôi lấy chồng vì lỡ thì, được bạn bè mai mối nên nhanh chóng gật đầu chấp nhận. Ai ngờ, lấy xong rồi, tôi mới tá hỏa vì mình chưa kịp tìm hiểu kĩ. Chồng tôi tuy hiền lành, chân chất nhưng lại là cháu đích tôn một dòng họ lớn ở Thái Bình, phải chịu mọi trách nhiệm cúng giỗ trong nhà. Mỗi lần nhà có giỗ chạp hay lễ Tết, tôi lại khăn gói quả mướp theo chồng về "chinh chiến".
Giỗ cụ thì cũng chỉ một ngày, tôi chỉ sợ nhất là dịp Tết kéo dài cả nửa tháng. Cả hai vợ chồng đều làm công ăn lương, thu nhập tuy khá nhưng sống trên thủ đô đắt đỏ, phải biết tiết kiệm. Tôi nhanh nhẹn đi buôn bán kiếm thêm, cũng được đồng ra đồng vào. Nếu khéo thu vén thì đến lúc có con cái cũng đỡ vất vả. Nhưng nào có để ra được, khi mà việc gì, nhà chồng cũng gọi đến "anh trưởng họ" - tức chồng tôi đây.
Những việc éo le, oái oăm như một ngày đẹp trời, ông chú/ bà thím xa xôi nào đó gọi điện nhờ mua thức này thứ kia mà "quên" trả tiền, là quá bình thường, đến mức tôi đã quen chả buồn nhắc đến. Thậm chí, bà chị họ của chồng muốn mua biếu nhà chồng chị bánh kẹo, cũng hỏi đến em trai. Nhưng những điều đó chẳng thấm tháp gì so với khi Tết đến.
Năm nào cũng thế, chưa đến 23 tháng Chạp, mẹ chồng đã gọi điện từ quê lên nhắc chồng tôi: "Con nhớ mua cho anh A/chị B/cô C/ông bà xyz thứ này, thứ kia làm quà nhé. Họ chỉ mong tết n hà anh chị về thôi đấy". Và ngạc nhiên làm sao , dù thứ đó có rẻ tiền hay đắt đỏ, chồng tôi đều gật đầu đáp ứng, hồ hởi "Mẹ yên tâm, đó là trách nhiệm của con mà. Làm cho họ mình mát mày mát mặt chứ".
Hồi mới cưới, tôi cáu vô cùng. Có nhà ai một cái Tết hai vợ chồng, tiêu đến gần 30 triệu tiền quà cáp cho đằng nội, trong khi chỉ biếu nhà đẻ được 1 triệu tiền bánh kẹo? Bố mẹ tôi thương con gái nên không bao giờ nhờ vả gì, nhưng chẳng hiểu sao họ hàng bên nội tôi lại thích đòi hỏi đến thế. Tôi cãi nhau với chồng nhưng cuối cùng vẫn phải làm theo, chỉ vì lí do lấy "nhầm" người chồng có trách nhiệm với cả dòng họ.
Chưa kể, dù 27 công ty mới cho nghỉ lễ nhưng tôi phải xin nghỉ làm đến gần một tuần để về quê sớm chuẩn bị cùng họ hàng. Vác hàng thùng đồ trên tay đi hơn 100 cây số, về đến nhà, chưa kịp nghỉ ngơi, mấy cô em họ đã kéo đi... vặt lông gà. Dù nhà có hàng chục người ngồi chơi nhưng mẹ chồng vẫn bắt tôi phải làm, chỉ để cho họ hàng biết có "con dâu đảm đang".
Thế là trong khi tôi tất bật không kịp thở, thì chồng tôi cùng cánh đàn ông ngồi rung đùi nói chuyện, đợi dọn cơm. Ăn uống xong tôi lại vội vàng rửa đến hàng trăm cái bát đĩa, xoong nồi... Ngày nào cũng như ngày nào, trong nhà luôn có khách, chồng tôi chỉ việc ăn, còn tôi hầu như không biết đến nghỉ ngơi là gì.
Ba năm cưới, chưa lúc nào tôi được thoải mái tận hưởng một cái Tết trọn vẹn theo ý mình. Lên các diễn đàn tâm sự , hóa ra cũng có nhiều chị em gặp phải hoàn cảnh tương tự. Tôi chỉ biết tự an ủi, rằng ít nhất đã quá tuổi "băm" vẫn có thể lấy được chồng. Nhưng sau này ai mà biết được, khi sự chịu đựng cũng có giới hạn của nó...
Theo Vietnamnet
Xấu hổ vì chồng quá ki bo ở nhà ngoại Đến bây giờ, tôi vẫn không dám gọi điện về quê thông báo với bố mẹ là mẹ con tôi sẽ tự về ăn Tết mà không có ông con rể quý hóa như mọi năm. Chỉ còn vài tuần nữa là đến Tết, thế nhưng tôi không những chẳng háo hức gì mà còn trăm nỗi lo và chán nản chỉ vì...