Vợ dọa ‘nhảy lầu’, chồng vẫn tỉnh bơ
Đôi khi tôi thấy mình bất nhẫn, vợ dọa “nhảy lầu” mà mình ngồi tỉnh bơ. Nhưng quả thật tôi cũng không biết cách nào khác.
Kính gửi chị Hạnh Dung,
Chúng tôi cưới nhau đã 3 năm. Vợ tôi đang mang thai con đầu lòng. Chúng tôi không cách biệt nhau lắm về tuổi tác, tình cảm cũng rất đậm đà, vậy mà cuộc sống chung vẫn nhiều bế tắc. Vợ tôi là con gái út, trên có ông anh đã lấy vợ và ở riêng. Tôi có nhà trước khi lấy vợ, nên sau khi cưới, chúng tôi ở nhà của tôi, không đụng chạm gì với ai. Nhưng vợ tôi có một tính xấu là rất hay giận chồng.
Ảnh minh họa
Ngày trước, cô ấy giận thì khóc lóc, nhịn ăn, không cơm nước hay dọn dẹp nhà cửa suốt mấy ngày liền, rồi thôi. Nhưng bây giờ, mỗi lần giận, cô ấy nâng cấp lên mức đe dọa, từ dọa “tôi về nhà tôi ở” (tức là về nhà ba má cổ), đến dọa sẽ “méc anh Hai”, dọa bỏ đi, dọa nhịn ăn tới chết. Khi có bầu, cổ chuyển sang dọa sẩy thai, dọa “mẹ con cùng chết cho anh coi”, dọa đẻ con xong ôm con đi nơi khác… Lời hăm dọa ly hôn là thường xuyên nhất.
Hồi đầu, tôi rất sợ, nhất là sau vài lần cổ ôm đồ về nhà ba má ở thiệt, tôi phải qua năn nỉ cổ mới về. Nhưng giờ thì tôi “chai” rồi, dọa gì tôi cũng kệ. Đôi khi tôi thấy mình bất nhẫn, vợ dọa “nhảy lầu” mà mình ngồi tỉnh bơ. Nhưng quả thật tôi cũng không biết cách nào khác.
Bảo Huy (TP.HCM)
Video đang HOT
Anh Bảo Huy thân mến,
Vợ anh mà đọc được thư này, Hạnh Dung dám chắc, cổ sẽ không bao giờ dùng chiêu “dọa chồng” nữa đâu, vì vừa không hiệu quả, vừa khiến mình bị coi thường, lại còn khiến trái tim anh ngày một chai sạn.
Phụ nữ hay hành xử theo thói quen. Có lẽ thói quen dọa dẫm này bắt nguồn từ đâu đó trong quá khứ. Lúc nào đó, anh thử nói chuyện với ba má vợ, coi hồi ở nhà cô ấy có hay dọa mọi người vậy không; hay anh thử nhớ lại thời yêu nhau, có phải anh cũng thường chiều ý mỗi khi cô ấy giận dỗi, “dọa” anh chuyện gì đó. Khác nhau là, cái “dọa” của ngày còn thơ ấu, còn vô tư, nó trong trẻo, dễ thương; còn cái dọa của thiếu phụ U30 bây giờ khiến người ta bực mình, bất chấp. Nếu hiểu được thói quen của vợ, anh có thể giúp cổ dần tránh bớt.
Ví dụ, anh có thể đáp lại lời hăm dọa nặng nề của vợ bằng thái độ khôi hài nào đó; hoặc “dĩ độc trị độc”, hôm nào đó, anh thử “dọa vợ” một phen, không cần nghiêm trọng, nhưng để cô ấy có trải nghiệm nhất định trong chuyện này. Điều cần nhất là anh đừng chỉ trích hay thách vợ theo kiểu “làm thử coi”. Đàn bà dễ bị cảm xúc chi phối, nhiều khi “làm nư” quá tay, hư bột hư đường, đổ bể gia đình, thiệt người thiệt của.
Anh cũng nên coi lại chút, sao vợ hay giận mình vậy. Có thể, do “chai” với lời đe dọa của vợ, nên anh mặc kệ, không thèm xem xét nguyên do. Ví như hôm trước vợ giận anh vì về trễ, đã hăm dọa rồi, hôm sau, hôm sau nữa, anh vẫn tiếp tục về trễ, lời đe dọa được nâng cấp lên mức cao hơn. Giảm bớt những nguyên nhân cũng là cách để vợ bớt giận dỗi, bớt đe dọa, để hai bên đồng cảm với nhau. Chúc gia đình anh luôn thuận hòa, hạnh phúc.
Hạnh Dung
Theo phunuonline.com.vn
Con dâu có bầu đi làm về muộn lần nào cũng phải ăn "cặn canh và thịt mỡ", nàng tung vài câu "bóng gió" khiến mẹ chồng vừa tức vừa sợ
Trước mặt chồng cô thì mẹ chồng đon đả nhận lời, dặn dò con trai cứ yên tâm, ở nhà đã có bà. Nhưng chồng Huế vừa đi một cái, thái độ của bà thay đổi đột ngột khiến Huế chóng cả mặt.
Vợ chồng Huế cưới được gần 1 năm, khi cô đang mang thai con đầu lòng mới 2 tháng thì chồng cô nhận quyết định đi công tác ở tỉnh trong thời gian nửa năm. Vẫn biết phải xa nhau lúc này sẽ rất khó khăn cho cả hai, nhưng vì sự nghiệp tương lai tươi sáng hơn, Huế động viên chồng đi.
Chồng Huế đi làm xa, phải 1 tháng mới về thăm gia đình được dăm ba ngày. Huế ở nhà vừa đi làm vừa mang bầu, sống cùng bố mẹ chồng. Chồng cô bảo vợ, lương cô làm được cứ dành cất đi, anh sẽ gửi tiền mẹ chồng lo ăn uống hàng ngày cho mẹ con cô. Đã ở xa vợ không quan tâm được cô, thôi thì để anh lo kinh tế. Anh đưa tiền cho bà hàng tháng rất dư dả, coi như lo sinh hoạt cho cả nhà luôn.
Ảnh minh họa
Trước mặt chồng cô thì mẹ chồng đon đả nhận lời, dặn dò con trai cứ yên tâm, ở nhà đã có bà. Nhưng chồng Huế vừa đi một cái, thái độ của bà thay đổi đột ngột khiến Huế chóng cả mặt. Trước đây lúc chồng cô ở nhà, chi tiêu trong nhà vợ chồng cô lo hết, bố mẹ chồng có chút lương hưu để ông bà tiêu vặt cho tự tại. Việc nhà đa phần Huế làm, sáng cô dậy nấu bữa sáng, tối tan làm là về cơm nước, dọn dẹp.
Nhưng đợt này cô muốn làm cố nốt vài dự án còn dang dở để ít nữa nghỉ sinh, thành ra cô sẽ thường xuyên về muộn, cũng may sức khỏe thay kì của cô tốt. Song nếu kiêm thêm cả việc dậy sớm nấu bữa sáng cho cả nhà, thực sự quá sức của cô. Vì thế, cô xin phép bố mẹ chồng cho cô "khất", mong ông bà có thể ra ngoài ăn, hoặc giả mẹ chồng rảnh rang thì nấu cho bố chồng giúp cô. Mẹ chồng Huế tỏ rõ sự khó chịu. Huế thất vọng cực, cô đang có thai bà vẫn không thông cảm.
Tối ngày đầu tiên chồng cô đi, cơm tối mẹ chồng phần cho Huế là ít canh đã bị khoắng sạch cái chỉ còn nước lõng bõng, và ít thịt mỡ thừa lại. Huế sốc nặng, nước mắt ứa ra. Không nghĩ bố mẹ chồng lại đối xử với cô như vậy. Từ khi về làm dâu, xét ra chưa có chuyện gì lớn, ngỡ rằng ông bà dễ chung sống. Thực chất là vì lúc ấy mọi thứ vợ chồng cô hết, có động chạm gì tới ông bà đâu.
Sang ngày thứ 2, tình trạng vẫn tiếp diễn. Huế đói bụng quá phải mò ra đầu ngõ ăn bát phở bò. Ở nhà có gì ăn được đâu. Còn lại cho cô toàn đầu thừa đuôi thẹo, canh cặn cơm cháy. Hình như mẹ chồng căn chuẩn đủ 2 ông bà ăn thôi thì phải. Không hề có phần của cô. Tủ lạnh cũng trống trơn, hoa quả hay đồ ăn vặt chả bao giờ xuất hiện. Trong khi chồng Huế gửi bà nhiều tiền sinh hoạt cơ mà.
Ngày thứ 3, nhìn mâm cơm xơ xác, Huế cười nhạt. Cô chẳng thấy buồn lòng nữa. Người khác đối xử không tốt với mình, thì mình phải hậu đãi bản thân. Nhất là lúc này cô đang mang thai. Chả tội gì nhịn đói hoặc ăn cơm nước mắt rồi gục mặt vào gối khóc lóc.
Cô gọi ngay cửa hàng đồ ăn ship đến nửa con gà quay, thêm đôi món ăn kèm. Rồi đàng hoàng bày ra bàn ăn "đánh chén". Mẹ chồng Huế thấy động tĩnh thì tới xem, Huế cười tươi mời bà ăn tối. Cô chả buồn giải thích hay biện minh gì, vì chính bà cũng hiểu rõ chuyện là thế nào rồi.
Liên tiếp cả tuần liền sau đó cơm tối vẫn chẳng có cho cô, cũng là cả tuần Huế gọi món ngon bổ ở ngoài về nhà ăn. Cô còn mua hoa quả, đồ ăn vặt bổ dưỡng không thiếu thứ gì. Đến lúc này, có lẽ mẹ chồng cô cũng nóng mặt. "Cô suốt ngày ăn hàng thế thì tiền nào cho đủ? Định ăn trôi cả nhà à?", bà quắc mắt.
Huế cười dịu dàng: "Dạ, con làm ra tiền mà mẹ, có xin của ai đâu. Không ăn uống hẳn hoi thì lấy sức đâu làm việc. Chưa nói con còn phải lo cho em bé trong bụng nữa". Bà không phần cơm cho cô, chẳng lẽ bắt cô nhịn?
Ảnh minh họa
Nói đoạn cô cúi đầu vuốt bụng, nựng nịu con: "Con ơi, con phải yêu lấy chính mình, đừng bao giờ bạc đãi bản thân. Ai tốt với con, con hãy tốt lại gấp nhiều lần. Ai tàn nhẫn với con, con trực tiếp bỏ qua, coi như không có họ trên đời...".
Mẹ chồng Huế nghe thế thì sầm mặt lại. Nhưng bà đâu bắt bẻ được gì. Những lời Huế nói hoàn toàn đúng, cũng không trực tiếp nhắc đến bà. Bà đâm vừa tức vừa sợ. Con dâu không sao, nhưng cháu vẫn là máu mủ nhà bà. Nhỡ sau này bé biết bà nội bạc đãi bé từ khi còn trong bụng mẹ, thật không ổn chút nào.
Quả nhiên tối hôm sau Huế về đã có cơm nước tươm tất phần cô. Mẹ chồng còn nhiệt tình bảo có hoa quả trong tủ lạnh, cô ăn cơm xong thì tráng miệng.
Theo afamily.vn
Khi mang thai con đầu lòng tôi được cung phụng như bà hoàng, ngờ đâu sự thật đằng sau là một âm mưu cay đắng khiến tôi tủi nhục Tôi ngỡ rằng mình đã yên bề gia thất, chỉ cần có một đứa con ngoan thì chắc chắn bạn bè sẽ phải ngưỡng mộ rằng tôi chính là người phụ nữ viên mãn nhất trong số họ. Nhưng sự thật lại bẽ bàng hơn tôi nghĩ. Sinh ra trong một gia đình tri thức, tôi luôn bị ám ảnh bởi việc so...