“Vô địch AFF Cup không bằng tiến xa tại vòng loại World Cup”
HLV Nguyễn Thành Vinh đánh giá việc Thái Lan có thể không dự AFF Cup, mà tập trung cho vòng loại World Cup là tính toán đúng, rạch ròi và dũng cảm về mặt chiến lược lâu dài.
Ông Vinh chia sẻ: “Việc Thái Lan tiết lộ chuyện có thể bỏ AFF Cup 2020 ngay ở thời điểm này hướng đi có chủ đích và rất rạch ròi trong chiến lược phát triển của họ”.
“Thật ra thì chính Thái Lan cũng thấy ngay từ đầu rằng họ khó mà tập trung lực lượng tốt nhất dự AFF Cup. Gọi cầu thủ ở Nhật về khoác áo đội tuyển là bất khả thi rồi, vì AFF Cup nằm ngoài hệ thống của FIFA.
Ngay đến gom cầu thủ từ giải Thai-League lên đội tuyển đá giải Đông Nam Á cũng khó. Thành ra, dự AFF Cup trong bối cảnh đấy sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng của đội tuyển Thái Lan, ảnh hưởng đến danh tiếng của họ nữa chứ, nên họ chủ động rút ngay từ đầu” – cựu HLV Nguyễn Thành Vinh nói thêm.
Cựu HLV Nguyễn Thành Vinh
Liên hệ chuyện của bóng đá Việt Nam, vị HLV lão luyện này cho biết: “Ngay đến chúng ta cũng vậy thôi, cũng phải dự trù phương án V-League kéo dài hơn so với thường lệ, rồi đội tuyển phải làm nhiệm vụ tại vòng loại World Cup sát với AFF Cup. Còn cụ thể như thế nào thì tôi cho rằng VFF phải ngồi lại và tính kỹ với BHL đội tuyển quốc gia”.
“Khi vòng loại World Cup sát với AFF Cup, theo tôi, có 2 mặt đối với đội tuyển Việt Nam. Mặt lợi là cầu thủ chưa đánh mất trạng thái hưng phấn thể thao, đã gần như được thi đấu nối tiếp giải đấu khác.
Mặt hại là dễ chấn thương do quá tải, trong khi ở đội tuyển hiện nay, số lượng cầu thủ có thể khá nhiều, nhưng nếu chỉ tính trong nhóm đủ trình độ tạo nên sự khác biệt, chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Những cầu thủ đó mà quá tải thì việc chúng ta thi đấu dàn trải rất nguy hiểm” – ông Vinh nói thêm.
Video đang HOT
Trong trường hợp Thái Lan rút lui, đội tuyển Việt Nam đương nhiên sẽ là ứng cử viên sáng giá nhất cho ngôi vô địch AFF Cup 2020. Nhưng vấn đề nằm ở chỗ sức hút của giải đấu này liệu có còn lớn, khi không có đội bóng lớn nhất Đông Nam Á?
Cựu HLV Nguyễn Thành Vinh bình luận: “Thái Lan là đội vô địch nhiều nhất, mạnh nhất. Họ luôn được đặc biệt quan tâm, được nhiều người theo dõi, là sức hút cho giải đấu và cho truyền hình. Thế nên, việc họ rút lui sẽ khiến sức hút của giải giảm mạnh”.
Đội tuyển Thái Lan rút lui khỏi AFF Cup 2020, để tập trung cho vòng loại World Cup
“AFF Cup vốn đã có trình độ không cao so với các sân chơi quốc tế, Thái Lan trước đây chính là chất xúc tác nâng trình độ của giải, vì đội tuyển Thái Lan có chất lượng chuyên môn cao hơn nhiều đội còn lại. Giờ, nếu Thái Lan không tham dự, tính chuyên môn của AFF Cup cũng giảm sút” - vẫn là lời cựu HLV Nguyễn Thành Vinh.
Một nguyên nhân khác khiến Thái Lan bỏ AFF Cup năm nay, theo ông Vinh, liên quan đến chiến lược đường dài của bóng đá đất Chùa Vàng.
Nhà chuyên môn này bình luận: “Dưới góc nhìn của họ, vô địch AFF Cup không bằng vào sâu ở đấu trường World Cup, cho dù chỉ là vào sâu ở giai đoạn vòng loại”.
“Họ phát triển thể thao nói chung và bóng đá nói riêng là để hướng ra thế giới. Đây là quan điểm mà ít năm trở lại đây, thể thao Việt Nam cũng đang hướng tới, tức là tập trung vào trọng điểm thay vì thi đấu dàn trải” – ông Vinh nói tiếp – “Thước đo của thể thao là kỷ lục chứ không phải là chuyện gom HCV”.
Rồi cựu HLV Nguyễn Thành Vinh giải thích rõ hơn: “Nếu chúng ta tính đến chuyện gom HCV, giành ngôi vô địch ở các giải đấu khu vực, trong khi chính nội dung vừa giành ngôi vô địch đấy không bước ra nổi đấu trường thế giới, đấu trường Olympic, thì HCV đấy liệu có ý nghĩa gì?”.
“Tôi lấy ví dụ, VĐV Ánh Viên trong môn bơi của chúng ta là một điển hình. Ánh Viên từng tham dự rất nhiều giải đấu, giành rất nhiều HCV ở các giải khu vực, nhưng chính chúng ta đánh giá Ánh Viên thất bại ở mục tiêu cao nhất là vươn ra Asiad và Olympic.
Đấy là bài học cho bóng đá Việt Nam trước khi tính chuyện dàn trải để gom huy chương. Đấy là điều mà những người làm bóng đá phải cân nhắc và phải tính rất kỹ, không phải ngôi vô địch nào cũng giàu giá trị, mà còn tuỳ thuộc vào thời điểm và hoàn cảnh nữa” – ông Vinh nhấn mạnh!
Trọng Vũ
Đề xuất "lạ" cho V-League 2020: Vì ĐTQG hay muốn "trút" gánh nặng tài chính mùa Covid-19?
Đề xuất V-League 2020 cắt giảm một lượt đấu và không đội nào phải xuống hạng trở thành đề tài bàn tán, tranh cãi sau cuộc họp trực tuyến mới đây giữa VPF và đại diện 14 CLB V-League 2020.
Trong rất nhiều góp ý đưa ra tại cuộc họp, phía CLB Đà Nẵng gây chú ý với đề xuất V-League 2020 chỉ đá một lượt và không có suất xuống hạng.
Giám đốc điều hành CLB Đà Nẵng Bùi Xuân Hoà cho rằng phương án này nếu áp dụng sẽ giúp cầu thủ giảm thiểu nguy cơ chấn thương (không phải thi đấu mật độ dày và cạnh tranh tránh xuống hạng), đồng thời có thời gian chuẩn bị cùng đội tuyển quốc gia ở hai giải đấu quan trọng cuối năm là vòng loại World Cup và AFF Cup. Ngoài Đà Nẵng, ba CLB khác là SLNA, Nam Định và tân binh Hồng Lĩnh Hà Tĩnh cũng có đề xuất tương tự.
Ngoại binh được cho là một phần "gánh nặng" của các CLB V-League trong bối cảnh giải hoãn vô thời hạn vì dịch bệnh
Thế nhưng ngay khi đề xuất được đưa ra đã vấp phải những băn khoăn, thậm chí chỉ trích rằng nếu V-League không có đội xuống hạng thì đâu còn tính cạnh tranh? Nếu "thi xong xuôi tất cả lại về" thì tổ chức làm gì gây lãng phí tiền bạc? Và khi các CLB V-League đề xuất không có đội xuống hạng, liệu có nghĩ cho quyền lợi thăng hạng mùa 2021 của các đội hạng Nhất?
Việc lý giải "có lợi cho đội tuyển quốc gia chỉ là một mặt của vấn đề. Nguyên nhân sâu xa của đề xuất "V-League chỉ đá một lượt, không có đội xuống hạng" được chính người trong cuộc thừa nhận, đó là để giảm áp lực tài chính.
Khi không phải lo xuống hạng, các CLB có thể sớm thanh lý hợp đồng với ngoại binh và cầu thủ nhập tịch. Nếu tính trung bình mỗi CLB có 3 ngoại binh, mỗi tháng phải trả lương 5.000-6.000 USD/người thì cắt giảm ngoại binh giúp các đội bóng tiết kiệm từ 15.0000-20.000 USD mỗi tháng. Đây là con số không nhỏ trong bối cảnh các nguồn thu bị co hẹp vì ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Các đội bóng V-League đều đang chịu áp lực tài chính rất lớn khi nguồn thu từ tiền bán vé không có, lại vẫn phải trả lương cho cầu thủ đang nghỉ tập vì dịch. Thế nhưng bản thân họ cũng không muốn giải bị huỷ hoặc hoãn vô thời hạn.
Giám đốc điều hành SLNA Hồ Văn Chiêm thừa nhận, nếu giải không tổ chức thì càng khó khăn hơn khi ảnh hưởng đến nguồn thu, nguồn tài trợ. Bởi chỉ khi giải tiếp tục và hoàn thành, CLB mới có thể "trả" quyền lợi cho nhà tài trợ như hợp đồng ký kết, khi đó tiền mới được giải ngân.
Làm sao giải phóng áp lực tài chính là vấn đề được các đội bóng quan tâm lúc này...
Thêm CLB ở V-League cắt giảm lương
Quỹ tiền lương đang là bài toán gây đau đầu cho các CLB mùa dịch. Sau CLB TP.HCM, mới đây Nam Định là đội bóng tiếp theo ở V-League chính thức giảm lương các thành viên để duy trì hoạt động. Cụ thể, thầy trò HLV Nguyễn Văn Sỹ sẽ nhận 75% lương trong tháng 4 để chia sẻ khó khăn với đội bóng.
Băng Tâm
Bầu Hiển 'bật đèn xanh', Hà Nội ủng hộ V-League đá tập trung ở miền bắc Đội bóng của ông bầu Đỗ Quang Hiển ủng hộ kế hoạch tổ chức lượt đi giải bóng đá VĐQG, LS V-League 2020 tập trung tại miền bắc. Hôm 25/3, VPF đã đưa ra phương án tổ chức lượt đi V-League 2020 tập trung tại miền bắc. Mười bốn đội bóng chia làm 3 nhóm, gồm: - Nhóm các đội được thi đấu...