Vỡ đê sông Lô ở Tuyên Quang, Công an, Quân đội và nhân dân khẩn cấp ứng phó
Tối qua (10/9), đê sông Lô đoạn qua xã Quyết Thắng, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang đã bị vỡ do nước sông lên cao.
Lũ trên sông Lô đã đạt mức 27,59 m, ở cấp rất nguy hiểm.
Đoạn đê bị vỡ dài khoảng 10m giáp ranh với xã Hợp Nhất của huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Trước đó, tại vị trí này đã có dấu hiệu của rò rỉ nước nên công tác di dời người dân trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng đã được triển khai. Tiếp đó, khi xảy ra vỡ đê, các lực lượng chức năng tiếp tục di dời 50 hộ dân nữa về các vị trí an toàn nên không có thiệt hại về người.
CBCS Công an Tuyên Quang xuyên đêm phối hợp cùng các lực lượng chức năng và người dân triển khai ứng phó sự cố vỡ đê.
Lực lượng Công an, Quân đội, hàng trăm người dân và các lực lượng chức năng khác đã khẩn trương chuyển các bao đất tới vị trí vỡ đê. Nhiều xe tải chở đá và máy xúc cũng đã được huy động tới hiện trường để ứng phó với sự cố. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả, sáng nay (11/9), sau khi Ban chỉ đạo phòng chống lụt bão của tỉnh và huyện họp, đánh giá kỹ tình hình, sẽ đưa ra phương án xử lý cụ thể và tối ưu nhất.
Máy xúc, xe tải được huy động đến hiện trường để xúc đất đá, chuyên chở bịt đoạn đê vỡ.
Những bao đất, tải cát được người dân và các lực lượng chức năng chuyển đến hiện trường triển khai ứng phó đoàn đê vỡ.
Những ngày qua, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang có mưa lớn kết hợp thủy điện Tuyên Quang xả lũ, mở hết 8 cửa xả đáy đã khiến lũ trên sông Lô lên cao, gây ngập úng tại nhiều khu vực.
Thủ tướng: Nghiên cứu sử dụng 'đường không', bằng mọi cách tiếp tế cho dân
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Yên Bái phối hợp với quân đội, công an 'bằng mọi cách' tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân ở những nơi chia cắt, có thể sử dụng đường không, đường thủy, đường bộ.
Trưa 10.9, sau khi thị sát trực tiếp tâm lũ tại Bắc Giang và thăm xã có 9.000 dân bị cô lập do lũ tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã chủ trì họp trực tuyến với một số điểm cầu tại Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội.
Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp vào thăm, động viên người dân khu dân cư bị nước lũ chia cắt tại xã Vân Hà (TX.Việt Yên, Bắc Giang). ẢNH: NHẬT BẮC
Tại cuộc họp, Thủ tướng yêu cầu các địa phương thực hiện quyết liệt các chỉ đạo về phòng, chống, khắc phục hậu quả mưa bão, lũ lụt, sạt lở, cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng.
Người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh tinh thần đặt tính mạng, an toàn, sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết để đưa ra giải pháp phù hợp, hiệu quả. "Không để ai bị đói, rét, thiếu chỗ ở. Các cháu học sinh sớm tới trường, người bệnh phải được cứu chữa", Thủ tướng nói.
Tất cả cơ quan, lực lượng phải chủ động phản ứng kịp thời khi tình hình xấu có thể xảy ra. Các địa phương phát huy tinh thần tự lực, tự cường khắc phục hậu quả mưa bão, cùng sự hỗ trợ của T.Ư.
Với vùng ngập lụt nặng Yên Bái, Thủ tướng yêu cầu địa phương phối hợp với quân đội, công an "bằng mọi cách" tiếp tế lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân ở những nơi chia cắt, trong đó có thể sử dụng đường không, đường thủy, đường bộ.
Thủ tướng cũng giao Phó thủ tướng Lê Thành Long tiếp tục ở lại Yên Bái để trực tiếp chỉ đạo ứng phó mưa lũ.
Lũ trên sông Hồng tại Hà Nội tiếp tục lên nhanh vào tối 10.9
Sinh kế dưới sông, nơi ở phải trên bờ
Thủ tướng yêu cầu Bắc Giang rà lại hệ thống đê điều, sẵn sàng ứng phó mọi tình huống. Tỉnh có nhiều hồ chứa, đặc biệt là hồ Cấm Sơn với gần 300 triệu m 3nước, lớn thứ 4 cả nước, nên cần đảm bảo an toàn, cố gắng không xả đáy hồ để đảm bảo nước canh tác thời gian tới.
Địa phương phải thực hiện tất cả các biện pháp để ứng cứu ngay 7.200 ha lúa đang bị ngập. Nếu nguồn dự trữ của tỉnh để thực hiện chế độ, chính sách với các gia đình, cơ quan bị hại mà thiếu thì đề xuất T.Ư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát tình hình ngập lụt trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sáng 10.9. ẢNH: NHẬT BẮC
Sau mưa lũ và ngập lụt sẽ xuất hiện vấn đề vệ sinh môi trường, dịch bệnh, gia cầm chết sau bão lũ, do đó phải huy động các lực lượng như thanh niên, phụ nữ... tham gia dọn dẹp. Với xã Vân Hà (TX.Việt Yên) bị chia cắt do nước lũ, phải đảm bảo cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm cho người dân.
Sau khi nghe người dân kiến nghị xây cầu Vân Hà qua sông Cầu nối Bắc Giang với Bắc Ninh, Thủ tướng giao 2 tỉnh bố trí nguồn lực xây dựng, hoàn thành chậm nhất cuối năm 2025.
Với mong muốn lên bờ của những hộ dân sinh sống trên sông nước nhiều đời, Thủ tướng nhấn mạnh sinh kế có thể trên sông nhưng nơi ở "dứt khoát phải trên bờ". Thủ tướng yêu cầu tỉnh Bắc Giang từ nay đến năm 2025 nghiên cứu phương án chăm lo nhà để những hộ này được lên bờ, được tạo việc làm, sinh kế.
Các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang có giải pháp kiểm soát thượng lưu, nỗ lực giảm lưu lượng nước xuống các hồ đập, giảm nguy cơ quá tải.
Báo cáo tại cuộc họp, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ánh Dương cho biết đã sơ tán 1.600 hộ khỏi vùng lũ và có thể cần sơ tán thêm 1.000 hộ nữa. Trên các tuyến đê của 3 sông lớn trên địa bàn đã xuất hiện khoảng 10 vị trí nguy hiểm nhưng các lực lượng đã xử lý xong và bố trí lực lượng sẵn sàng ứng phó khi có sự cố.
Bắc Giang có 24 hồ nước lớn, lớn nhất là hồ Cấm Sơn, song khả năng trước mắt chưa phải xả đáy nếu không có mưa vượt quá 200 mm. Hiện, 27 trạm bơm trên địa bàn đang hoạt động.
Giải cứu thanh niên nghi ngáo đá trèo trên mái nhà cao tầng Hơn 1 tiếng đồng hồ, lực lượng Cảnh sát PCCC và CNCH phối hợp với Công an TP Tuyên Quang đã đưa được thanh niên trên mái nhà cao tầng xuống đất an toàn. Chiều 19/9, trao đổi với PV VietNamNet, một lãnh đạo Công an tỉnh Tuyên Quang cho biết, vào khoảng 23h37' ngày 18/9, Phòng Cảnh sát PCCC và CNCH -...