Vỡ đê ở Chương Mỹ – Hà Nội là “vỡ có kế hoạch”
Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, vỡ đê ở Chương Mỹ là vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó.
Đê Bùi 2 gặp sự cố khiến nhiều xã, thị trấn của huyện Chương Mỹ, Hà Nội bị ngập.
Liên quan đến sự cố vỡ đê Bùi 2 (Chương Mỹ, Hà Nội), chiều 13/10, tại buổi thông tin về công tác ứng phó với đợt mưa lũ từ ngày 10 – 12/10, ông Đỗ Đức Thịnh – Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội cho biết, vùng Hữu Bùi là vùng chứa lũ còn đê bảo vệ là đê Tả Bùi.
Theo ông Thịnh, đê Bùi 2 chỉ được đắp đến cao trình dương 6,5m và khi mực nước sông Bùi vượt 6,5m, tức là chuẩn bị vượt mức báo động 3 thì sẽ cho nước tràn qua đê này.
Đêm 11, rạng ngày 12/10, đê Hữu Bùi, nước đã tràn qua 9.900m chiều dài của toàn tuyến đê. Trong quá trình nước tràn thì khoảng 6h sáng 12/10, có hai đốt bê tông được gia cố cho dân đi bị sạt phần chân và với áp lực nước cuốn trôi hai đoạn đường bê tông có chiều dài khoảng 10m.
“Nói vỡ đê thì chưa hẳn đúng, mà trong quá trình nước tràn thì một điểm đê bị ứ nước, mất chân và phá luôn điểm đó.
Nước sau đó tràn vào vùng chứa lũ và chúng ta đã chủ động đưa nước vào vùng bờ lũ của sông Bùi để đảm bảo an toàn cho đê Tả Bùi”, ông Thịnh nêu rõ.
Ông Đỗ Đức Thịnh – Chi cục trưởng Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội
Video đang HOT
Chi cục trưởng Đê điều và Phòng chống lụt bão Hà Nội phân trần thêm: “Việc vỡ này hay còn gọi tràn để vỡ chân đê là có chủ động và vào vùng chứa lũ chứ không phải vùng được bảo vệ tuyệt đối.
Người dân nhìn vào tưởng vỡ nhưng trong đêm 11/10 khi Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung đi kiểm tra, nước đã tràn qua 9.900m chiều dài toàn tuyến đê.
Sáng 12/10, Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải đi kiểm tra lúc 8h thì trước đó, 6h sáng đê đã bị vỡ. Khi vỡ, chính quyền đã chủ động di dời các hộ dân và ngay đêm 11/10 đã có sơ tán cho chăn nuôi ở khu vực Hữu Bùi”.
Khi phóng viên đề nghị ông Thịnh khẳng định rõ, đây là vỡ hay tràn thì ông Thịnh nêu rõ: “Như tôi đã nói thì dân nhìn vào nói vỡ nhưng chúng ta có thể nói là có vỡ nhưng vỡ có kế hoạch, vỡ nằm ở trong khu thoát lũ chứ không phải bất ngờ trong chuyện đối phó”.
Trước đó, ngày 12/10, đê Bùi 2 gặp sự cố khiến 7 xã và thị trấn của huyện Chương Mỹ bị ngập. Tuy nhiên thông tin các cấp chính quyền của Hà Nội đưa ra mâu thuẫn nhau. Chính quyền cấp xã thì nói vỡ đê, nhưng cấp huyện giải thích không phải vỡ đê.
Đại diện Cục đê điều, Tổng cục Phòng chống thiên tai (Bộ NNPTNT) giải thích, đê Hữu Bùi là đê bao chứ không phải tuyến đê được phân cấp trong hệ thống đê Quốc gia là đê sông Bùi.
Theo Danviet
Chủ tịch Hà Nội trực tiếp chỉ đạo giữa đêm vì mưa lũ bất thường
Trước tình hình lũ lụt diễn ra phức tạp trên địa bàn các huyện phía Tây Hà Nội, ngay trong đêm 11/10, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đi thị sát, kiểm tra công tác phòng chống lũ trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã có mặt tại Chương Mỹ ngay trong đêm để trực tiếp chỉ đạo phòng chống lũ lụt. (Ảnh: PV/Vietnam )
Đoàn kiểm tra của Thành phố gồm lãnh đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, đại diện lãnh đạo văn phòng, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các sở ngành liên quan, Bộ Tư lệnh Thủ đô, Công an Thành phố và lãnh đạo huyện Chương Mỹ đã kiểm tra công tác di dân đảm bảo an toàn chống lũ dọc tuyến đê trên sông Bùi.
Trước đó vào chiều 11/10, lũ trên sông Bùi đã đạt báo động 2, nhiều điểm xung yếu bị tràn và có nguy cơ mất an toàn.
Tại chuyến thị sát, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo các đơn vị tập trung sức lực, vật lực đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân vùng lũ.
Tại thôn Bùi Xá, thị trấn Xuân Mai ngay trong ngày 11/10, các lực lượng đã tổ chức di dời 115 hộ dân đến nơi an toàn, đảm bảo không bị nước lũ gây ảnh hưởng đến tính mạng.
Chủ tịch Nguyễn Đức Chung đã trực tiếp đến điểm xung yếu tại đê Trung Hoàng, xã Thanh Bình, huyện Chương Mỹ, động viên các lực lượng và bà con nhân dân đang ứng trực, đắp đê, be bờ bằng các tải cát để chống nước tràn vào khu vực sinh sống và canh tác hoa màu.
Chủ tịch thành phố Hà Nội kiểm tra công tác di dân đảm bảo an toàn chống lũ dọc tuyến đê trên sông Bùi. (Ảnh: PV/Vietnam )
Chủ tịch thành phố Hà Nội cũng đã xuống với người dân xã Tân Tiến, khu vực tuyến đê sông Bùi chạy dọc qua và có nguy cơ tràn vào khu vực người dân sinh sống. Tại nhiều gia đình, nước đã ngập vào trong nhà, phải di dời vật nuôi để đảm bảo an toàn.
Trên đường kiểm tra, thị sát, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã chỉ đạo 7 nội dung phải khẩn trương thực hiện ngay trong đêm 11/10 nhằm đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản, hạn chế thiệt hại ở mức thấp nhất đối với nhân dân.
Theo đó, thành phố tập trung lực lượng di dời tất cả con người, tài sản đảm bảo nếu trong đêm có xảy ra vỡ đê hay nước lũ tràn qua đê vào khu vực dân cư sinh sống tập trung, đảm bảo không để xảy ra tai nạn đối với nhân dân. Tập trung di dời gia súc, gia cầm ở các trang trại ngoài đồng.
Bộ Tư lệnh Thủ đô cùng các lực lượng dân quân, nhân dân túc trực thường xuyên, sử dụng bao cát gia cố mặt đê. Những đoạn đê nào có nguy cơ tràn thì phải tiếp tục đắp chống tràn.
Tất cả các lực lượng phải kiểm tra hệ thống bốt điện thường xuyên, kịp thời, khi phát hiện có nguy cơ mất an toàn phải cắt điện ngay, không để xảy ra mất an toàn, chập cháy điện.
Lực lượng công an chịu trách nhiệm bố trí lực lượng tuần tra kiểm soát, không để xảy ra tình trạng trộm cắp trong quá trình di dời người dân và di chuyển tài sản.
Chuẩn bị mọi phương tiện, công cụ để hướng dẫn người dân đến nơi tạm trú an toàn; Chuẩn bị cung ứng đầy đủ lương thực thực phẩm, đặc biệt nước sạch phục vụ nhân dân; chuẩn bị thuốc men đề phòng các trường hợp ốm đau bệnh tật được cứu chữa kịp thời; Cắt cử lực lượng tuần tra, canh phòng, hộ đê, cảnh báo các điểm có nguy cơ tràn, cấm đi lại tại các khu vực nguy hiểm.
Nhiều khu vực dân cư sinh sống nước đã ngập sâu, có nơi ngập hơn 1 mét. (Ảnh: PV/Vietnam )
Ngoài ra, Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cũng chỉ đạo đối với các điểm trường, trường học bị ngập cần thông báo ngay cho học sinh nghỉ học để đảm bảo an toàn. Các sở, ngành theo dõi sát sao diễn biến ngập lụt; chủ động trước mọi tính huống, không để bị động...
Theo Minh Sơn
VIETNAM
Xuống cấp nhanh, thiếu kinh phí duy tu Chương Mỹ là vùng thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ rừng ngang từ phía tỉnh Hòa Bình đổ về. Tuy nhiên, khó khăn của huyện là các công trình phòng chống lũ lụt đang xuống cấp nhanh nhưng lại thiếu kinh phí duy tu. Địa hình của huyện Chương Mỹ được chia thành 3 vùng rõ rệt: Vùng chịu ảnh hưởng từ...