Vợ đẻ mổ 5 ngày chồng bắt làm việc nhà
Tối hôm chồng tôi xuất viện về nhà, tôi chuẩn bị váy áo và trang điểm kỹ càng, đưa con đi dự tiệc thôi nôi con của một người bạn.
Tôi cưới chồng được 2 tháng thì mang thai ngay. Nếu không mang thai, có lẽ tôi đã chấm dứt cuộc hôn nhân với người chồng vô tâm, ích kỷ, không hề quan tâm đến vợ con ấy rồi.
Chồng tôi đã cưới vợ nhưng vẫn chẳng khác gì thanh niên độc thân. Anh ta vẫn mải mê với các cuộc nhậu nhẹt, vui chơi tối ngày bên ngoài cùng bạn bè. Một mình tôi ôm bụng ở nhà tự lo cho bản thân, còn anh ta nửa đêm mới ló mặt về nhà.
Tôi bầu bí nhưng ăn uống thế nào, sức khỏe ra sao, đi khám thai định kỳ vào thời gian nào, anh ta đều không quan tâm. Tôi trách móc, hờn giận thì anh ta bảo tôi làm vợ rồi mà như trẻ con. Nói nữa thì anh ta bảo không sống được thì ly hôn, anh ta lấy vợ chứ không phải đeo gông vào cổ.
Đến ngày sinh, vì tôi khó sinh nên tôi phải mổ lấy thai. 5 ngày ở bệnh viện, mẹ kế của tôi lên chăm sóc (Mẹ tôi đã mất từ lâu và bố tôi đã đi bước nữa). Nhưng hết 5 ngày, khi tôi xuất viện về nhà thì bà cũng về quê. Mẹ chồng ở quê thì bị ốm cũng không thể lên được, đấy là bà nói vậy chứ thực hư thế nào tôi cũng chẳng rõ.
Đến ngày sinh, vì tôi khó sinh nên tôi phải mổ lấy thai. Ảnh minh họa
Công ty chồng tôi cho nghỉ 10 ngày để chăm vợ đẻ. Tôi nghĩ tới lúc chồng đi làm lại thì tôi cũng ngồi dậy túc tắc làm vài việc được rồi. Thế nhưng ngay ngày đầu tiên xuất hiện về nhà, chồng tôi đã đi đến 11 giờ đêm mới về. Đã thế, khi về mở lồng bàn thấy mâm cơm trống trơn, anh ta còn quát hỏi tôi tại sao không nấu cơm.
Video đang HOT
Tôi sững sờ nhìn anh ta không thể tin nổi. Anh ta quên mất rằng tôi vừa mới mổ đẻ cách đây 5 ngày hay sao? Đến việc đi lại còn khiến tôi đau đớn huống chi là nấu cơm cho chồng – một người đàn ông khỏe mạnh và không hề bận bịu bất cứ việc gì ngoài những cuộc vui vô bổ của anh ta?
Thực sự lúc ấy tôi tủi thân vô cùng. Cứ nghĩ ngày thường anh ta vô tâm nhưng đến lúc vợ sinh con yếu ớt nằm đấy thì anh ta sẽ tử tế phần nào. Ai ngờ đâu anh ta tàn nhẫn và lạnh lùng đến mức ấy.
Tôi bật khóc trách móc chồng đối xử tệ bạc với vợ con. Nhưng những giọt nước mắt của tôi chỉ khiến anh ta thấy phiền chán và khó chịu. Anh ta bảo ngày xưa các cụ vừa đẻ xong, cắt rốn cho con là có thể xuống giường đi lại phăm phăm. Tôi đẻ mổ cứ cho như có vết mổ thì đã nghỉ ngơi được người hầu hạ 5 ngày rồi còn gì. Cũng chỉ là mấy việc cơm nước, thay tã cho con, quá đơn giản và nhẹ nhàng, chẳng hề nặng nhọc gì.
Sau đó anh ta còn trách tôi làm mình làm mẩy, tính tình tiểu thư, thích dựa dẫm vào người khác. Tôi nghe mà lạnh lòng. Tôi không khóc hay cũng chẳng thấy buồn nữa. Có lẽ tôi đã hoàn toàn thất vọng về người đàn ông ấy.
Những ngày tiếp theo, chồng tôi vẫn chẳng ỏ ê gì đến vợ con, tôi đành thuê người giúp việc theo giờ hỗ trợ tôi thêm. Sau chuyện đó, tôi không hề kỳ vọng hay mở miệng trách móc anh ta bất cứ điều gì nữa. Tôi tự mình sắp xếp mọi việc của bản thân và lo cho con, không có anh ta thì mẹ con tôi vẫn rất ổn.
Một năm sau, chồng tôi bị đau ruột thừa, vì anh ta phải mổ cấp cứu nên không mổ nội soi được, vết mổ khá dài và to. Mấy ngày trong bệnh viện, lúc nào anh ta cũng rên la, kêu đau đớn đến là buồn cười.
Mẹ chồng lên được hai hôm với con trai rồi lại về quê. Còn tôi chăm nốt anh ta 2 ngày trong viện. Tối hôm chồng tôi xuất viện về nhà, tôi chuẩn bị váy áo và trang điểm kỹ càng, đưa con đi dự tiệc thôi nôi con của một người bạn.
Tôi tự mình sắp xếp mọi việc của bản thân và lo cho con, không có anh ta thì mẹ con tôi vẫn rất ổn. Ảnh minh họa
Chồng tôi lúc đó đang nằm rên hừ hừ trên giường, thấy thế thì trợn mắt quát tôi tại sao dám để anh ta ở nhà một mình. Cơm tối thì chưa nấu, anh ta cũng chưa được tắm rửa gì hết. Anh ta quát to quá động đến vết mổ, quát xong lại ôm bụng nhăn nhó kêu đau.
Tôi cười đáp: “Vết mổ này của anh thì đã là gì. Ngày xưa tôi mổ đẻ vừa phải rạch thành bụng vừa phải rạch tử cung, đau gấp mấy lần anh ấy chứ. Thế mà 5 ngày về nhà tôi đã tự làm mọi việc, có cần ai giúp đâu. Lúc ấy tôi còn phải chăm sóc con nhé, anh bây giờ có mỗi cái thân mình. Dậy mà tự nấu nướng ăn uống, tối nay tôi bận”.
Nói xong tôi quay người bế con đi thẳng. Lúc về thấy chồng tôi vẫn thức, quần áo trên người chưa thay và chắc chắn là anh ta đang đói cồn cào chẳng có gì cho vào bụng. Tôi chẳng thèm nói năng gì đưa con đi ngủ luôn.
Sáng hôm sau chồng đột nhiên thay đổi thái độ với tôi. Có vẻ như khi rơi vào hoàn cảnh của người khác thì anh ta mới thấm thía hết những điều mà đối phương phải chịu. Mấy hôm nay thái độ với tôi mềm mỏng và tử tế hơn hẳn, muốn cái gì cũng nhờ vả rất đàng hoàng. Còn bảo khi nào khỏe hơn sẽ đưa mẹ con tôi đi du lịch.
Nói thật, tôi cũng chẳng còn nhiều tình cảm với chồng nhưng anh ta chịu tỉnh ngộ thì tôi sẽ tha thứ vì con. Có điều phải xem anh ta chứng minh thành ý thế nào đã!
Sinh con xong, tôi không để mẹ chồng bế cháu, đến ngày thôi nôi, nhìn bà tặng cháu chiếc váy nhăn nhúm mà tôi bật khóc
Tôi xin lỗi vì đã ngăn cản mẹ bồng bế cháu suốt một năm qua do sợ hãi.
Mẹ chồng tôi có thần kinh không được bình thường như mọi người. Hồi trước tôi đã suy nghĩ, đắn đo rất nhiều mới quyết định về làm dâu nhà anh. Tất cả cũng vì mẹ anh lúc tỉnh táo như người bình thường nhưng có lúc lại mơ mơ màng màng hành xử bất thường. Chồng tôi kể sau khi bố anh mang hết của cải trong nhà đi theo người đàn bà khác, mẹ anh sốc quá nên bị sang chấn tâm lí chứ trước đây bà rất bình thường. Anh thương mẹ lắm. Anh hay kể cho tôi nghe những đau khổ, vất vả, cực nhọc mà mẹ phải gánh chịu khi còn chung sống với bố và mong tôi hãy bao dung, nhẫn nhịn với mẹ.
Thời gian đầu, tôi cũng khó chịu lắm khi mẹ chồng suốt ngày ca hát rồi lẩm bẩm trong nhà. Nhưng rồi tôi cũng quen. Chỉ cần cho mẹ uống thuốc đầy đủ, đi khám định kì và tạo tâm lí thoải mái thì mẹ vẫn sẽ bình thường, còn có thể quét nhà, nhổ cỏ vườn, chăm sóc hoa.
Mọi chuyện sẽ không có gì đáng bàn đến nếu tôi không mang thai. Khi đó, lúc nào tôi cũng sợ hãi mẹ chồng. Bà đi lang thang ngoài đồng, bắt ếch, bắt cá đồng về nấu cho tôi ăn. Mà bà không nấu được bếp gas nên phải nấu bằng củi, có lần còn suýt làm cháy cả nhà bếp. Sau đó, chồng tôi theo can mãi, bà mới thôi nấu đồ ăn cho tôi. Mà những món đó, tôi cũng có ăn được đâu.
Rồi bà còn may vá đồ đạc cho tôi. Nhưng vì không bình thường nên bà dùng kéo cắt cả tấm rèm trong phòng ngủ rồi may thành cái váy bầu cho con dâu. Nhìn tấm rèm mấy triệu bạc bị cắt nham nhở mà tôi chẳng biết nên khóc hay nên cười. Sau lần đó, tôi bàn với chồng việc đưa mẹ vào viện dưỡng lão nhưng anh chần chừ không đồng ý.
Bà hôn cháu, nựng nịu rồi lấy ra tấm áo nhăn nhúm ướm lên người con trai tôi. (Ảnh minh họa)
Khi sinh con, vì sợ mẹ sẽ có những hành động quá khích nên chồng tôi thuê một cô trong xóm đến làm giúp việc để vừa chăm tôi vừa coi chừng mẹ. Tôi ở trong phòng, mẹ cứ gõ cửa suốt. Mở cửa ra, bà nhìn cháu rồi cười ngây ngô. Bà còn đi hái hoa về cắm trong nhà cho thơm. Quần áo cháu, cô giúp việc đi giặt rồi bà đi phơi. Nhìn bà cặm cụi phơi từng cái khăn, cái áo nhỏ xíu mà tôi thấy thương bà.
Từ khi có cháu, mẹ chồng tôi cũng bình thường hơn trước. Bà có thể hỏi tôi đã ăn sáng chưa, thích ăn gì, rồi còn đòi bế cháu nhưng tôi không cho. Suốt một năm như vậy, mẹ càng lúc càng chuyển biến tốt lên, ít cười nói vu vơ, ít ca hát ầm ĩ vì sợ cháu không ngủ được.
Đêm qua, tôi bồn chồn lo lắng chuẩn bị ngày thôi nôi của con nên không thể ngủ được. Tôi đi xuống lầu đun ít nước nóng để sáng ra pha sữa cho con thì thấy phòng mẹ chồng vẫn còn sáng đèn dù đã hơn 3 giờ sáng. Tò mò, tôi nhìn qua khe cửa thì chết lặng khi thấy mẹ đang cặm cụi may một tấm áo nhỏ xíu. Bà vừa may vừa cười ngây ngô, đôi lúc còn đưa áo lên ngắm nghía rồi hôn cái áo một cái. Tôi về phòng, tâm trạng vừa vui vừa hạnh phúc.
Chiều nay là ngày thôi nôi con tôi. Tôi đưa cháu cho mẹ bế. Bà hôn cháu, nựng nịu rồi lấy ra tấm áo nhăn nhúm ướm lên người con trai tôi. Tôi ôm lấy mẹ, nói lời xin lỗi. Tôi xin lỗi vì đã ngăn cản mẹ bồng bế cháu suốt một năm qua do sợ hãi. Xin lỗi vì đã nhiều lần bắt ép chồng đưa mẹ vào viện dưỡng lão.
Chồng thấy tôi thay đổi thì mừng lắm. Anh nói tôi nên để mẹ được gần gũi cháu nhiều hơn. Nghe thế, trong lòng tôi lại dâng lên nỗi sợ hãi vô hình. Lỡ như mẹ lại lên cơn, không kiểm soát được bản thân thì con tôi sẽ gặp nguy hiểm. Tôi nên làm thế nào để giúp mẹ nhanh chóng bớt bệnh mà không ảnh hưởng đến con mình đây?
(hongngoc...@gmail.com)
Đáng sợ hơn cả thất nghiệp chính là 30 tuổi vẫn chưa biết bản thân có thể làm gì Đôi khi, chúng ta cứ sống vu vơ, loáng cái đã đến năm 29 - 30 tuổi, vậy mà vẫn cảm thấy mình như một đứa trẻ con. Hành trang còn chưa chuẩn bị kỹ càng đã bị đẩy lên đường đời, khó khăn là điều không thể tránh khỏi. Đối với nhiều người, cột mốc 30 tuổi giống như một nỗi ám...