Vỡ đập thuỷ điện ở Lào: Nỗ lực cứu nạn
Tối 25/7, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith đã chủ trì cuộc họp báo, sau khi ông trở về từ tỉnh Attapeu, nơi vừa xảy ra sự cố vỡ đập.
Người dân vùng bị ngập lụt được đưa đi sơ tán bằng thuyền. Ảnh: Vientiane Times.
Nhà báo Souknilundon Southivongnorath, đặc phái viên của Tiền phong từ Vientiane cho biết, tại cuộc họp báo này, Thủ tướng Thongloun Sisoulith nói, con số chính thức về người bị thiệt mạng là 1 người.
Nhiều người dân vẫn chưa được cứu
Trước đó, theo các nguồn tin không chính thức, tính đến ngày 25/7, 19 người được xác định thiệt mạng và hơn 3.000 người đã được giải cứu ra khỏi nơi ngập lụt tại huyện Sanamxay, tỉnh Attapeu và còn hơn 3.000 người nữa cần được cứu.
Trả lời qua điện thoại, ông Bounhom Phommasane, Chủ tịch huyện Sanamxay nói: “Ngày 25/7, các nhân viên cứu trợ đang tiếp tục công tác tìm kiếm những người mất tích. Nhiều người dân vẫn đang lánh tạm trên cây và mái nhà cần được giải cứu. Bước thứ hai chúng tôi phải làm là nhận dạng người thiệt mạng, nhưng hiện giờ chúng tôi đang hết sức khẩn trương để tìm kiếm những người còn sống ở khu vực này”.
Theo thông báo chính thức từ tỉnh Attapeu, vụ vỡ đập thủy điện xảy ra vào tối 23/7 đã làm 7 trong số 12 ngôi làng của huyện này đang bị ngập lụt với khoảng 1.300 gia đình (khoảng hơn 6.600 người).
Ngày 25/7, tờ Yonhap đưa tin, chính phủ Hàn Quốc cho biết sẽ cử đoàn cứu trợ tới khu vực bị ảnh hưởng của Lào trong vòng 24 giờ. Báo chí Lào cho biết, các máy bay trực thăng đã được sử dụng để cứu người.
Video đang HOT
Hiện mặc dù nước đang rút, công tác cứu hộ thuận lợi hơn, nhưng các điểm ngập nặng vẫn gặp nhiều khó khăn về giao thông, thông tin liên lạc và mất điện hoàn toàn. Lực lượng cứu hộ vẫn chủ yếu dựa vào thuyền và trực thăng.
Tuy nhiên, theo các bản tin dự báo thời tiết, trời vẫn tiếp tục mưa to và gió lớn. iều này có thể gây trở ngại cho những nỗ lực cứu trợ và nguy cơ ngập lụt vẫn còn tiếp diễn ở các khu vực miền núi.
Nhà chức trách tỉnh Attapeu đã kêu gọi cứu trợ khẩn cấp gồm quần áo, nước uống, thuốc men, tiền mặt và các vật dụng khác từ các cơ quan đảng, chính phủ, cộng đồng doanh nghiệp, các lực lương công an và quân đội và mọi người dân.
Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế cho biết, thực phẩm đang là mối quan ngại lớn vì việc đưa lương thực tới các làng bị ngập lụt rất khó khăn. Họ đã chuẩn bị các thiết bị lọc nước để chuyển tới các khu vực này để đảm bảo người dân nơi đây có nước sạch.
Tổ chức Sông ngòi quốc tế đã nhiều lần chỉ trích các dự án thủy điện ở Lào. Họ cho rằng, thảm họa này cho thấy sự cần thiết phải cải thiện các hệ thống cảnh báo. “Với hơn 70 dự án thủy điện đã, đang và sẽ xây dựng dọc Lào, phần lớn trong số đó được điều hành bởi các công ty tư nhân, các nhà chức trách phải ngay lập tức xem xét lại bao nhiêu đập đang trong kế hoạch, đã được thiết kế và đang vận hành,” tuyên bố của nhóm viết.
15 hộ gia đình người Việt trong vùng ảnh hưởng
Theo TTXVN tại Lào, sáng 25/7, ại sứ quán Việt Nam tại Lào cho biết, có 15 hộ gia đình người Việt nằm trong vùng bị ảnh hưởng bởi sự cố vỡ đập thủy điện nói trên, tuy nhiên, chưa có bất cứ thông tin thiệt hại về người và tài sản liên quan đến 15 hộ gia đình này.
Hiện ại sứ quán Việt Nam tại Lào vẫn tiếp tục liên lạc với các đơn vị chức năng của Lào để nắm bắt thông tin và tiến hành công tác bảo hộ công dân nếu có công dân Việt bị ảnh hưởng trong sự cố này.
Trong sáng 25/7, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Pakse đã đến tỉnh Attapeu để tìm hiểu về thông tin thiệt hại của sự cố vỡ đập đối với cộng đồng người Việt.
Trong ngày 24/7, Chính phủ Lào đã quyết định xuất ngân sách 1,2 tỷ kip (hơn 142.000 USD) để giúp người dân bước đầu khắc phục hậu quả sự cố vỡ đập và công bố huyện Sanamsat là vùng thiên tai khẩn cấp, đồng thời cho biết có hơn 1.000 gia đình bị ảnh hưởng, nhiều người bị mất tích do sự cố này.
Trước đó, ngày 23/7, Bộ Tư lệnh Quân khu 5 của Việt Nam đã chỉ đạo Công ty TNHH MTV Hữu nghị Nam Lào thuộc Quân khu 5 cử 10 cán bộ, y, bác sỹ và hàng trăm cán bộ, nhân viên tham gia khắc phục hậu quả. Bộ Tư lệnh Quân khu 5 ủng hộ 200 triệu đồng để mua vật chất cứu trợ ban đầu; chỉ đạo ội K53 (Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Kon Tum) đang làm nhiệm vụ tại Lào đến hiện trường phối hợp với các lực lượng của bạn để tổ chức tìm kiếm người mất tích và giúp nhân dân khắc phục những thiệt hại ban đầu.
ược tin đập thủy điện Xe Pian Xe Namnoy thuộc tỉnh Attapeu của Lào bị vỡ vào tối ngày 23/7/2018, gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản ở những vùng bị ảnh hưởng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã gửi iện thăm hỏi tới Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Pany Yathotou.
LAN ANH
Theo TPO
Thủ tướng Lào nói 131 người mất tích sau vụ vỡ đập thủy điện
Không có công dân nước ngoài trong số 131 người mất tích sau vụ sập đập thủy điện ở Attapeu.
Người dân di chuyển trên một chiếc bè tự chế tại Attapeu ngày 25/7. Ảnh: AFP.
Trong cuộc họp báo được phát sóng trên truyền hình, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith hôm nay đưa ra số người mất tích cụ thể, hai ngày sau vụ sập đập thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy. "131 người được báo mất tích", ông nói và cho biết thêm tất cả đều là công dân Lào, theo AFP. Các thông tin chính thức trước đó nói rằng hàng trăm người mất tích ở tỉnh Attapeu.
Một trong 5 đập phụ tại dự án thủy điện Xe Pian-Xe Namnoy ở tỉnh Attapeu, đông nam Lào tối 23/7 bị vỡ, khiến lượng nước lớn trút xuống gây lũ lụt nghiêm trọng. Quan chức lãnh sự Thái ở Lào Chana Miencharoen nói rằng giới chức đã tìm thấy 26 người thiệt mạng.
Tuy nhiên, quận trưởng Sanamxay, Bounhome Phommasane, cho biết chỉ có một thi thể được tìm thấy. Ông cho rằng thông tin mà truyền thông địa phương và quốc tế đang đăng tải về số người chết đã tính cả những người được coi là đang mất tích. "Tôi không thể xác nhận họ đã chết hay còn sống. Chúng tôi chưa tìm thấy họ", Phommasane nhấn mạnh.
Theo Miencharoen, 17 người bị thương đang được điều trị trong bệnh viện. Đội cứu hộ chung của Lào và Trung Quốc chiều nay đến Attapeu để hỗ trợ hơn 3.000 người đang mắc kẹt.
Vị trí con đập bị vỡ ở Lào. Bấm vào hình để xem chi tiết. Đồ họa: BBC.
Phương Vũ
Theo VNE
Vào tâm lũ do vỡ đập thuỷ điện Xepian Xenamnoy ở Lào Sau 15 phút di chuyển bằng trực thăng từ trung tâm tỉnh lị Attapeu, phóng viên Báo Giao thông có mặt tại huyện Sanamxay. Người dân di chuyển khó khăn qua đoạn đường suối tại bản Mitsamphan 13h50 ngày 25/7, sau 15 phút di chuyển bằng trực thăng từ trung tâm tỉnh lị Attapeu (Nam Lào), phóng viên Báo Giao thông có mặt...