Vỡ đập thuỷ điện: ‘Đổ lỗi’ cho xe tải
Theo chủ đầu tư công trình thủy điện la Krêl 2, những chiếc xe tải có trọng tải lớn qua lại nhiều trên thân đập đã gây ra những dư chấn nhất định lên thân đập.
Theo báo cáo của ông Bạch Đức Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long- Gia Lai gửi đến các đơn vị chức năng tại tỉnh Gia Lai về nguyên nhân dẫn đến vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 là do sau khi lắp đặt xong đường ống dẫn nước ở đáy chân đập, lượng xe tải có trọng tải lớn qua lại nhiều trên thân đập đã gây ra những dư chấn nhất định.
Để tạo độ chắc cho thân đập, công ty đã sử dụng nhiều xe lu có công suất lớn nén đất trên thân đê, chính áp lực này trong quá trình dồn nén đã khiến đường ống bị rạn nứt, nước thấm vào và dẫn đến việc vỡ đập.
Ngoài ra, ông Quang vẫn khẳng định, việc giám sát thi công được thực hiện chặt chẽ, tất cả các thiết kế chịu tải đã được tính toán kỹ lưỡng. Tuy nhiên ông không ngờ được sự việc lại xảy ra như trên.
Nói về trách nhiệm của mình, ông Quang hứa sẽ đền bù toàn bộ thiệt hại do việc vỡ đập gây ra đối với người dân.
Video đang HOT
Lũ lớn khiến người dân phải leo cây thoát chết.
Trái ngược với lời giải thích của ông Quang, theo ông Lê Vinh- Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai thì công trình này bộc lộ rất nhiều sai phạm. Cụ thể, cống dẫn dòng chất lượng kém, thép không đúng thiết kế, bê tông không đạt chất lượng do đó trong quá trình tích nước, cống bị phá và ăn dần vào đập đất dẫn đến vỡ sập.
Không chỉ vậy, phía ta-luy bên trong lòng hồ đáng ra phải được lát tấm bê tông hoàn toàn để tránh nước xâm nhập vào thân đập, nhưng ở đây toàn là đá rải lởm chởm. Còn nếu lát đá thì phải xếp đá hộc chèn mạch cho kín. Chính việc làm gian dối này đã khiến nước dễ dàng len sâu vào thân đập.
Ngoài ra, cơ quan chức năng còn phát hiện việc thi công đầm nền đập có nhiều công đoạn làm cẩu thả. Từ lát cắt của thân đập bị vỡ có thể thấy, đơn vị thi công chỉ đầm vài lớp một khúc phía trên cống dẫn dòng, bỏ qua nhiều đoạn giữa và tiếp tục đầm lớp ở phần trên mặt đập. Nếu làm đúng thì phải đầm nén từng bước một, lu nén từng lớp đất. Còn lòng hồ thì cũng không được chủ đầu tư làm vệ sinh trước khi tích nước.
Theo vietbao
Nhiều bất đồng về nguyên nhân gây vỡ đập thủy điện
Trong khi một số cơ quan ban ngành tỉnh Gia Lai nhận định nguyên nhân vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2 là do thi công sai thiết kế, chất lượng công trình có vấn đề; thì chủ đầu tư lại đổ lỗi cho phương tiện thi công.
Báo cáo của ông Bạch Đức Quang, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long- Gia Lai, gửi đến các đơn vị chức năng tỉnh Gia Lai về nguyên nhân gây vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2, nêu rõ: "Sau khi lắp đặt xong đường ống dẫn nước ở đáy chân đập, lượng xe tải có trọng tải lớn qua lại nhiều trên thân đập đã gây ra những dư chấn nhất định. Để tạo độ chắc cho thân đập, chúng tôi sử dụng nhiều xe lu có công suất lớn nén đất trên thân đê, chính áp lực này trong quá trình dồn nén đã khiến đường ống bị rạn nứt, nước thấm vào và dẫn đến việc vỡ đập".
Bên cạnh đó, ông Quang khẳng định, việc giám sát thi công công trình được thực hiện chặt chẽ, tất cả các thiết kế chịu tải đã được tính toán kỹ lưỡng. Ông không ngờ lại xảy ra sự cô trên (!).
Theo ông Quang, đập bị vỡ là do phương tiện thi công
Trong khi đó, theo ông Lê Vinh - Giám đốc Sở Xây dựng Gia Lai - công trình thủy điên Ia Krêl 2 bộc lộ rất nhiều sai phạm. Cụ thể: Cống dẫn dòng chất lượng kém, thép không đúng thiết kế, bê tông không đạt chất lượng... nên trong quá trình tích nước, cống bị phá và ăn dần vào đập đất dẫn đến vỡ đập.
Phía taluy trong lòng hồ đáng ra phải được lát tấm bê tông hoàn toàn để tránh nước xâm nhập vào thân đập, nhưng ở đây chỉ được rải đá lởm chởm. Chính việc làm gian dối này đã khiến nước dễ dàng len sâu vào thân đập.
Cơ quan chức năng còn phát hiện việc thi công đầm nền đập có nhiều công đoạn rât cẩu thả. Từ lát cắt của thân đập bị vỡ có thể thấy, đơn vị thi công chỉ đầm vài lớp một khúc phía trên cống dẫn dòng, bỏ qua nhiều mét ở đoạn giữa và tiếp tục đầm lớp ở phần trên mặt đập. Lòng hồ cũng không được chủ đầu tư làm vệ sinh trước khi tích nước.
Ông Vinh cho rằng bê tông, cốt thép chưa đạt chât lượng yêu cầu.
Trước tình hình trên, ông Hoàng Công Lự - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai đã ký Quyết định 540/QĐ-UBND về việc thành lập đoàn liên ngành kiểm tra nhằm xác định nguyên nhân gây vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2. Đoàn gồm đại diên các Sở Công thương, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Giao thông vận tải, Thanh tra tỉnh, Công an tỉnh, Sở Tài chính và UBND huyện Đức Cơ.
Nhiệm vụ của đoàn là xây dựng đề cương, kế hoạch kiểm tra chi tiết, kiểm tra thực tế, xác định nguyên nhân làm vỡ đập chính của công trình thủy điện Ia Krêl 2; Thống kê mức độ thiệt hại, báo cáo và quy trõ trách nhiệm của các đơn vị có liên quan. Từ đó có báo cáo và đề xuất biện pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm những đơn vị vi phạm.
Ngoài ra, cũng liên quan đến sự cố vỡ đập thủy điện Ia Krêl 2, ông Đào Xuân Liên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai - cũng đã ký công điện khẩn số 11/CĐ-UBND về việc kiểm tra, đánh giá chất lượng xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh và triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn đập, phòng chống lũ lụt cho vùng hạ du đập.
Theo Dantri
Vỡ đập thủy điện: Có thể do lỗi thi công Ông Bạch Đức Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long - Gia Lai cho biết bước đầu công ty đã xác định nguyên nhân vỡ đập. Chiều 13/6, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Bạch Đức Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Công nghiệp và Thủy điện Bảo Long - Gia...