Vô danh thành nổi tiếng rồi thất nghiệp trong 1 tuần
Nếu là người theo dõi sát các diễn biến ở Syria thì có thể bạn đã nghe đến cái tên Elizabeth O’Bagy, một chuyên gia phân tích về chiến sự ở quốc gia này.
Từ một nhà phân tích không mấy ai biết tới, Elizabeth O’Bagy bỗng nhiên trở thành một ngôi sao truyền thông nhưng rồi bị mất việc chỉ trong vỏn vẹn một tuần.
Elizabeth O’Bagy xuất hiện trên Fox News ngày 5/9. Trong quãng thời gian ngắn ngủi trở thành “ngôi sao truyền thông”, nữ phân tích gia này còn được mời tham gia nhiều chương trình tin tức bình luận về xung đột Syria.
O’Bagy, 26 tuổi, là một chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) ở Washington. Chuyên môn của cô là về quân nổi dậy Syria nhưng hiếm khi gây được sự chú ý.
Sau đó, vụ tấn công vũ khí hóa học đã xảy ra ngày 21/8 ở ngoại ô thủ đô Damascus của Syria, dẫn tới việc Tổng thống Mỹ tuyên bố ý định tấn công quân sự nhằm trừng phạt chính quyền Bashar al-Assad. Ngay lập tức, O’Bagy trở thành một nhân vật nổi tiếng, vì dường như ai cũng muốn hiểu rõ hơn về quân nổi dậy Syria.
Trong một mục về phản hồi trên Tạp chí Phố Wall ngày 30/8, O’Bagy đã phản bác những hiểu biết thông thường rằng các lực lượng nổi dậy Syria ngày càng bị các phần tử cực đoan Hồi giáo chi phối. “Các lực lượng đối lập ôn hòa một tập hợp các nhóm được biết đến là Quân đội Syria Tự do – đang tiếp tục dẫn đầu cuộc chiến chống lại chính phủ Syria”, nữ phân tích gia viết.
Chỉ trong một đêm, O’Bagy bị đem ra bàn luận trên các chương trình tin tức. Bình luận của cô đã làm bùng nổ những phản ứng mạnh mẽ, cả tán thành và phản đối.
Cả Ngoại trưởng John Kerry và Thượng nghị sĩ John McCain đều viện dẫn một cách đầy thiện chí ý kiến của nữ phân tích gia trong các buổi chất vấn tại Quốc hội. Phía những người chỉ trích thì cho rằng cô đang góp phần đẩy nước Mỹ vào bãi lầy Trung Đông.
Và sau đó, cũng nhanh chóng và bất ngờ như khi vận đỏ xuất hiện với O’Bagy, vận đen bắt đầu ập đến.
Video đang HOT
Trong một cuộc phỏng vấn và nhiều chương trình truyền hình khác, O’Bagy bị chỉ trích dữ dội vì vừa làm công việc của một phân tích gia độc lập tại viện của mình vừa làm việc trên cơ sở hợp đồng với một nhóm tích cực ủng hộ phe đối lập Syria có tên Lực lượng đặc nhiệm Khẩn cấp Syria. Nhóm này nhận ký các hợp đồng phụ với chính phủ Mỹ và chính phủ Anh nhằm cung cấp viện trợ cho phe đối lập Syria.
O’Bagy khẳng định không có xung đột. “Tôi không hề giấu giếm việc mình đã làm việc gần gũi với các chỉ huy đối lập và quân nổi dậy Syra”, cô khẳng định Twitter. “Nhờ đó mà tôi có thể đi lại an toàn hơn ở Syria”. “Tôi không định lừa nước Mỹ ở đây. Tôi chỉ đang cố gắng chứng tỏ một mặt khác của cuộc xung đột mà rất ít người có cơ hội chứng kiến”.
Nhưng đến ngày 11/9, O’Bagy đã bị sa thải vì một lý do hoàn toàn khác: ISW tuyên bố cô đã khai man về việc có bằng Tiến sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu về Ảrập.
“Viện Nghiên cứu Chiến tranh đã biết và xác nhận rằng, trái với các tuyên bố của mình, cô Elizabeth O’Bagy trên thực tế không có bằng Tiến sĩ từ Đại học Georgetown”, Viện này nhấn mạnh thông báo. “Do đó, ISW chấm dứt công việc của cô O’ Bagy, có hiệu lực ngay lập tức”.
Theo VNN
Mỹ quay sang Assad, bỏ rơi phe nổi dậy?
Một tháng sau khi Nhà Trắng tuyên bố cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy Syria, lực lượng này vẫn phải "dài cổ" chờ đợi trong vô vọng. Trong khi đó, có tin người ta phát hiện vũ khí Mỹ đang được các lực lượng ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad sử dụng. Phải chăng đây là những dấu hiệu cho thấy Mỹ đã phản bội phe nổi dậy Syria, quay sang hậu thuẫn Nhà lãnh đạo Assad.
Phe nổi dậy Syria đang đối mặt với tình thế tuyệt vọng khi liên tiếp thua trận trên chiến trường mà trong tay không có đủ vũ khí để chiến đấu.
Chờ đợi trong tuyệt vọng?
Tháng trước, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã thông báo sẽ tăng cường sự giúp đỡ trực tiếp về mặt quân sự cho phe nổi dậy Syria sau khi kết luật quân của ông Assad đã nhiều lần sử dụng vũ khí hoá học dù trên quy mô nhỏ trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 2 năm qua ở đất nước Trung Đông.
Các quan chức Mỹ khẳng định, sự giúp đỡ này bao gồm cả vũ khí bởi việc chính quyền Syria sử dụng vũ khí hoá học đồng nghĩa với việc họ đã bước qua "lằn ranh đỏ" mà Tổng thống Barack Obama từng cảnh báo trước đó.
Tuy nhiên, một tháng trôi qua, phe nổi dậy cho biết, họ vẫn không thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ vũ khí mà Mỹ hứa hẹn cung cấp cho họ đang được đưa vào đất nước Syria.
Giới lãnh đạo phe nổi dậy Syria phàn nàn, họ chẳng nhận được bất kỳ vũ khí nào từ Mỹ, bà Elizabeth O"Bagy - một nhà phân tích thuộc Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho hay.
Nhà Trắng không bình luận trực tiếp gì về việc vì sao kế hoạch cung cấp vũ khí cho phe nổi dậy bị trì hoãn lâu như vậy nhưng khẳng định họ vẫn cam kết với kế hoạch ủng hộ đó.
"Chúng tôi không lừa gạt. Tổng thống rất nghiêm túc", phát ngôn viên Nhà Trắng - ông Jay Carney tuần này cho biết. Các quan chức Mỹ cũng cho biết thêm rằng, họ sẽ kiểm tra, sàng lọc các phe nhóm nổi dậy để đảm bảo rằng vũ khí họ cung cấp không rơi vào tay các phần tử nổi dậy có liên quan đến tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới Al-Qaeda.
Quân Assad đang sử dụng vũ khí của Mỹ?
Trong khi phe nổi dậy không nhận được vũ khí từ Mỹ thì có tin, lực lượng ủng hộ ông Assad đang sử dụng vũ khí của Mỹ và phương Tây để chống lại phe nổi dậy.
Theo một tờ báo Mỹ, lực lượng chiến binh Shiite được Iran hậu thuẫn đang có tay vũ khí của Mỹ và phương Tây để chiến đấu chống lại phe nổi dậy, giúp củng cố quyền lực cho Tổng thống Assad.
Liệu có phải Mỹ đang ngấm ngầm cung cấp vũ khí cho quân của ông Assad. Phải chăng, Mỹ đã phản bội phe nổi dậy, quay sang giúp Nhà lãnh đạo Assad củng cố quyền lực.
Các nhà phân tích cho biết, không rõ là số vũ khí trên là do nhóm chiến binh Shiiite thu giữ được, chiếm được hay mua trên các khu chợ đen ở Syriaa, Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq hoặc Libya. Những bức ảnh được các chiến binh Shiite tung lên hàng chục website và các trang Facebook cho thấy, vũ khí mà họ có được đều trong tình trạng mới tinh, ông Phillip Smyth - một nhà phân tích của trang Jihadology.net cho hay.
Nhiều trong số những vũ khí đó là những thứ mà các chiến binh "thực sự không nên có trong tay", ông Smyth nói. Người Iran thường thích thể hiện rằng, "họ có vũ khí và các hệ thống rất giống với của người Mỹ".
Khả năng các đồng minh của Tổng thống Assad có được trong tay những vũ khí thiện chiến của Mỹ là một trong nhiều lý do khiến Washington không nên cung cấp vũ khí cho phe nỏi dậy Syria, Nghị sĩ Mỹ Ros-Lehtinen - cựu Chủ tịch Uỷ ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ, đã phát biểu như vậy.
Đất nước Syria vốn đã "tràn ngập vũ khí được cung cấp cho chính quyền và phe nổi dậy Syria. Và "những thứ vũ khí này một ngày nào đó có thể sẽ được sử dụng để quay lại chống Mỹ", bà Ros-Lehtinen cảnh báo.
Cũng theo bà Ros-Lehtinen, sẽ "cực kỳ khó khăn" để phân biệt giữa bạn với thù ở Syria và "cũng không có gì có thể bảo đảm được rằng những vũ khí mà Mỹ cung cấp sẽ không rơi vào tay những kẻ xấu", nữ nghị sĩ Mỹ nói thêm.
Trong khi đó, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ - bà Jen Psaki cho biết, chính quyền đang áp dụng các biện pháp để "làm mọi thứ có thể nhằm đảm bảo rằng bất kỳ viện trợ quân sự nào cũng được đưa vào đúng tay của những người chân chính" ở Syria. Đó là lý do tại sao mà Mỹ và các đối tác nhất trí cung cấp viện trợ quân sự trực tiếp cho phe nổi dậy thông qua các nhóm chống Assad ôn hoà và không theo tôn giáo nào như Hội đồng Quân sự Tối cao của Quân đội Syria Tự do và Tướng Salim Idris.
Khi mà quân chính phủ đang giành lợi thế hơn hẳn phe nổi dậy về vũ khí thì thế trận trên chiến trường cũng diễn biến như vậy. Cán cân hiện đang nghiêng hẳn về quân chính phủ.
Quân đội trung thành với Tổng thống Assad đang gây áp lực mạnh mẽ lên phe nổi dậy ở Homs - thành phố chiến lược đóng vai trò là đường tiếp tế vào thủ đô Damascus từ Địa Trung Hải.
Nếu chính phủ có thể củng cố vị thế ở thành phố lớn thứ ba Syria này thì tuyến đường cung cấp hậu cần và tiếp tế cho quân chính phủ sẽ được bảo đảm chắc chắn mà không bị thách thức gì, bà Elizabeth O"Bagy - nhà phân tích của Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho biết.
Quân chính phủ sở dĩ giành được lợi thế bởi lực lượng này đang nhận được sự ủng hộ mạnh mẽ từ thành phần các chiến binh Hezbollah tinh nhuệ ở Li-băng. Chính nhóm Hezbollah đã đóng vai trò quan trọng giúp quân của ông Assad đánh bật phe nổi dậy ra khỏi thành phố chiến lược Qusair, một trong những chiến thắng quan trọng nhất của chính phủ Syria trong thời gian qua.
Theo VnMedia
Mỹ sắp tấn công Syria? Theo một số nguồn tin, chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad mới đây đã giết hại 1.300 người trong một cuộc tấn công bằng vũ khí hoá học nhằm vào khu vực ngoại ô thủ đô Damascus. Nếu Tổng thống Assad được xác định là người trực tiếp ra lệnh thực hiện cuộc tấn công khủng khiếp này thì đây sẽ là...