Vợ cựu Giám đốc Sở Tài nguyên làm gì để ‘cứu chồng’ thoát tội?
Ông Cao Minh Huệ – cựu Giám đốc Sở Địa chính (nay là sở TNMT) tỉnh Bình Dương bị buộc tội đã gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 131 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tại phiên tòa bị cáo Huệ liên tục phủ nhận tội danh cáo trạng nêu. Trong khi đó, vợ bị cáo Huệ cho rằng chồng không hề biết việc vợ đã làm nên không có tội.
Ngày 13/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục xét xử vụ án Cao Minh Huệ cùng các đồng phạm trong vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong thi hành công vụ”. Tại phiên tòa hôm nay, trong phần tranh luận, bị cáo Cao Minh Huệ vẫn giữ quan điểm phủ nhận tội danh mà cáo trạng đã nêu.
Trong khi những người dân mua 685 ha vườn cao su được triệu tập tới phiên tòa cho rằng họ mua vườn cao su được cấp GCNQSDĐ là hợp pháp và không đồng ý bị thu hồi đất thì vợ bị cáo Cao Minh Huệ “giải cứu” chồng bằng cách phủ nhận việc chồng bà có liên quan đến việc mua bán đất đai.
Các bị cáo Cao Minh Huệ (ngoài cùng bìa phải), Phan Văn Trung (giữa) và Đỗ Văn Sâm
Vợ bị cáo Cao Minh Huệ cho rằng, việc mua cây cao su bà không bàn bạc với chồng. Do đó, chồng không biết bà mua vườn cây cao su thời điểm đó. Thế nên, vợ bị cáo Huệ nói chồng mình không liên quan nên không có tội.
Để tìm câu trả lời thuyết phục hơn, vị thẩm phán hỏi vợ bị cáo Huệ mua vườn cây cao su là biết thông tin từ người nào? Vợ bị cáo Huệ nói, biết thông tin và mua vườn cao su từ ông Phạm Soại (là thuộc cấp của bị cáo Huệ).
Thẩm phán hỏi bị cáo Huệ một chi tiết trong cáo trạng: Ngày 25/5/2002, ông Phạm Soại và 5 người là em và cháu bị cáo Cao Minh Huệ gửi văn bản lên Phòng NN-PTNT huyện Bến Cát, thể hiện nội dung: Năm 2001, vợ và con của Cao Minh Huệ có nhờ họ đứng tên trên hợp đồng chuyển nhượng vườn cây cao su vì hạn điền chỉ có 10ha. Đến nay hạn điền tại Bến Cát là 30ha nên họ giao lại cho vợ và con Cao Minh Huệ tiến hành làm thủ tục cấp đất.
Toàn cảnh phiên tòa
Từ đó, thẩm phán đề nghị bị cáo Huệ cho ý kiến về việc trên và giải thích tại sao vợ và con ông được cấp 3 giấy chứng nhận sử dụng đất có diện tích 75ha trong tổng số 658ha. Bị cáo Huệ giải thích, sau này công an đưa văn bản ông Phạm Soại gửi Phòng NN-PTNT huyện Bến Cát thì bị cáo mới biết, còn khoảng thời gian năm 2002 ông không biết và không yêu cầu ông Phạm Soại soạn thảo.
Bị cáo Cao Minh Huệ cũng cho rằng, không biết vợ con mình mua vườn cao su phát mãi của Sobexco, vợ con không hề bàn bạc với bị cáo. Việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho vợ con bị cáo là hoàn toàn khách quan.
Video đang HOT
Thẩm phán tiếp tục hỏi, công ty Sobexco được giao đất mà không thu tiền sử dụng đất thì Sobexco có được chuyển nhượng quyền sử đất không? Bị cáo Cao Minh Huệ nói, Sobexco được quyền bán tài sản trên đất, không được chuyển nhượng quyền sử đất. Tuy nhiên bị cáo Cao Minh Huệ phủ nhận cáo buộc của VKSND vì cho rằng cáo trạng nêu không đúng tội danh.
Vợ bị cáo Huệ cho rằng bà mua lô cao su nhưng chồng không biết
Theo hồ sơ vụ án, Công ty chế biến cây Công nông nghiệp xuất khẩu (gọi tắt là Sobexco) là doanh nghiệp nhà nước, có trụ sở tại huyện Bến Cát (Bình Dương), do Nguyễn Thanh Hải làm giám đốc (ông này sau đó đã chết nên không bị truy cứu).
Lúc bấy giờ, Sobexco được tỉnh Bình Dương giao quản lý 706 ha đất vườn điều tại xã An Tây (huyện Bến Cát). Đến năm 1997, Sobexco thanh lý 650 ha đất trồng điều để vay vốn lấy tiền trồng cây cao su. Tuy nhiên, dự án đã thua lỗ, khiến công ty này nợ kéo dài.
Để giải quyết tình thế “khủng hoảng”, sau khi được UBND tỉnh Bình Dương đồng ý, Sobexco đã bán 658 ha cao su, 706 ha đất được giao và những người mua vườn cao su được UBND huyện Bến Cát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không đúng quy định pháp luật, gây thất thoát tiền thuế.
Sau đó, vào năm 2007, khi Nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp An Tây thì những người đã mua đất lại được tiền bồi thường về đất, gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước với số tiền hơn 131 tỷ đồng.
Cáo trạng VKSND Tối cao nêu rõ, với vai trò là Giám đốc sở Địa chính, ông Cao Minh Huệ không tham mưu cho UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo UBND huyện Bến Cát làm thủ tục cho thuê đất vườn cây cao su, không hướng dẫn UBND huyện cấp sổ đỏ đúng quy định dẫn đến hệ lụy sau này.
Đặc biệt, ông Cao Minh Huệ với tư cách là Giám đốc sở Địa chính đã làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh Bình Dương nâng hạn mức giao đất từ 10 ha lên 30 ha/hộ gia đình trái quy định. Trong khi đó, ông Phan Văn Trung- trưởng Phòng NN&PTNT đã thống nhất với thuộc cấp Đỗ Văn Sâm chỉ đạo, hướng dẫn Nguyễn Thanh Hải lập và ký lại 41 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định; trực tiếp ký vào tờ trình để UBND huyện Bến Cát cấp sổ đỏ cho 71 người không đúng quy định pháp luật.
Trong đó, ông Sâm cũng là người trực tiếp viết nội dung 31 đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất, xác nhận cho những người mua vườn cao su không đúng với thực tế.
Ở một tình tiết khác, riêng cựu Giám đốc sở Địa chính Cao Minh Huệ đã mua hơn 75 ha để cho vợ, con, chị em ruột của ông này đứng tên để hưởng lợi tiền đền bù giải phóng mặt bằng hàng tỷ đồng. Tương tự, gia đình ông Đỗ Văn Sâm được cấp hơn 14 ha; ông Phan Văn Trung được cấp hơn 4,2 ha, để nhận tiền đền bù trái quy định hàng tỷ đồng.
Dự kiến vụ án Cao Minh Huệ vẫn tiếp tục diễn ra trong những ngày tới và chưa thể kết thúc vì nhiều tình tiết cần được làm rõ.
Trong vụ án này, ngoài các bị cáo bị khởi tố gồm: Cao Minh Huệ, Phan Văn Trung và Đỗ Văn Sâm còn một phần trách nhiệm của các cá nhân khác như: ông Hồ Minh Phương, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; bà Trần Thị Kim Vân, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; ông Phan Hồng Đoàn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Dương; ông Nguyễn Hữu Trí, nguyên Phó Chủ tịch UBND huyện Bến Cát. Theo kết quả điều tra chưa thấy những cá nhân này có vụ lợi nên cơ quan điều tra Bộ Công an không xem xét xử lý hình sự.
HƯƠNG CHI
Theo TPO
Cựu giám đốc Sở TNMT gây thiệt hại 131 tỷ bất ngờ phủ nhận tội danh
Ông Cao Minh Huệ - cựu Giám đốc sở TNMT tỉnh Bình Dương cùng nhiều người khác đã gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 131 tỷ đồng. Tuy nhiên, tại phiên tòa hôm nay bị cáo Huệ phủ nhận tội danh cáo trạng nêu.
Chiều ngày 10/5, Tòa án Nhân dân tỉnh Bình Dương tiếp tục đưa vụ án Cao Minh Huệ cùng các đồng phạm ra xét xử. Trong phần tranh luận, bị cáo Cao Minh Huệ bất ngờ phủ nhận tội danh mà cáo trạng trước đó đã nêu. Tại phiên tòa, HĐXX hỏi bị cáo Cao Minh Huệ có đồng ý với việc truy tố của VKS hay không?
Các bị cáo tại phiên tòa gồm: Đỗ Văn Sâm (bìa trái), Phan Văn Trung (giữa) và Cao Minh Huệ
Bị cáo Cao Minh Huệ nói rằng, việc kết luận điều tra và truy tố của Viện kiểm sát không đúng với bản chất sự việc. Bị cáo khẳng định các việc làm của mình là áp dụng đúng Luật đất đai năm 1993 và như vậy là bị cáo không sai.
Thẩm phán đề nghị bị cáo Huệ giải thích tại sao vợ và con ông được cấp 3 giấy chứng nhận sử dụng đất có diện tích 75ha trong tổng số 658ha.
Bị cáo Cao Minh Huệ khai, sau này công an đưa văn bản thì bị cáo mới biết, còn khoảng thời gian năm 2002 không biết và không yêu cầu người nào soạn thảo. Bị cáo Cao Minh Huệ cũng cho rằng, không biết vợ con mình mua vườn cao su phát mãi của Sobexco, vợ con không hề bàn bạc với bị cáo. Việc cấp giấy chứng nhận sử dụng đất cho vợ con bị cáo là hoàn toàn khách quan.
Cao Minh Huệ phủ nhận tội danh cáo trạng nêu
Thẩm phán tiếp tục hỏi, công ty Sobexco được giao đất mà không thu tiền sử dụng đất thì Sobexco có được chuyển nhượng quyền sử đất không? Bị cáo Cao Minh Huệ trả lời: "Sobexco được quyền bán tài sản trên đất, không được chuyển nhượng quyền sử đất. Tuy nhiên bị cáo Cao Minh Huệ phủ nhận cáo buộc của VKSND"
Theo cáo trạng, ông Cao Minh Huệ, cựu giám đốc Sở Địa chính (này Sở TNMT) tỉnh Bình Dương, ông Phan Văn Trung - cựu Trưởng Phòng NN&PTNT thị xã Bến Cát và ông Đỗ Văn Sâm đã gây thất thoát tiền Nhà nước hơn 131 tỷ đồng.
Viện Kiểm sát Nhân dân tối cáo đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, vào giữa năm 2009, ông Huệ, Trung và Sâm bị bắt tạm giam.
Vào năm 2011 cả ba ông này đều được cho tại ngoại, cấm đi khỏi nơi cư trú để tiếp tục điều tra. Vụ án sau đó bị gián đoạn vì Bộ Công an có quyết định đình chỉ vụ án nhưng không lâu sau đó khởi tố vụ án lại.
Lô cao su thuộc quyền sử hữu của gia đình bị cáo Huệ được cho là có giao dịch bất hợp pháp
Theo hồ sơ vụ án, Công ty chế biến cây Công nông nghiệp xuất khẩu (gọi tắt là Sobexco) là doanh nghiệp nhà nước, có trụ sở tại huyện Bến Cát (Bình Dương), do Nguyễn Thanh Hải làm giám đốc.
Lúc bấy giờ, Sobexco được tỉnh Bình Dương giao quản lý 706 ha đất vườn điều tại xã An Tây (huyện Bến Cát). Đến năm 1997, Sobexco thanh lý 650 ha đất trồng điều để vay vốn lấy tiền trồng cây cao su. Tuy nhiên, dự án đã thua lỗ, khiến công ty này nợ kéo dài.
Để giải quyết tình thế "khủng hoảng", sau khi được UBND tỉnh Bình Dương đồng ý, Sobexco đã bán 658 ha cao su, 706 ha đất được giao và những người mua vườn cao su được UBND huyện Bến Cát cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) không đúng quy định pháp luật, gây thất thoát tiền thuế.
Sau đó, vào năm 2007, khi Nhà nước tiến hành giải phóng mặt bằng Khu công nghiệp An Tây thì những người đã mua đất lại được tiền bồi thường về đất, gây thiệt hại rất lớn cho Nhà nước với số tiền hơn 131 tỷ đồng.
Cáo trạng VKSND Tối cao nêu rõ, với vai trò là Giám đốc sở Địa chính, ông Cao Minh Huệ không tham mưu cho UBND tỉnh Bình Dương chỉ đạo UBND huyện Bến Cát làm thủ tục cho thuê đất vườn cây cao su, không hướng dẫn UBND huyện cấp sổ đỏ đúng quy định dẫn đến hệ lụy sau này.
Đặc biệt, ông Cao Minh Huệ với tư cách là Giám đốc sở Địa chính đã làm tờ trình đề nghị UBND tỉnh Bình Dương nâng hạn mức giao đất từ 10 ha lên 30 ha/hộ gia đình trái quy định. Trong khi đó, ông Phan Văn Trung- trưởng Phòng NN&PTNT đã thống nhất với thuộc cấp Đỗ Văn Sâm chỉ đạo, hướng dẫn Nguyễn Thanh Hải lập và ký lại 41 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trái quy định; trực tiếp ký vào tờ trình để UBND huyện Bến Cát cấp sổ đỏ cho 71 người không đúng quy định pháp luật.
Trong đó, ông Sâm cũng là người trực tiếp viết nội dung 31 đơn xin đăng ký quyền sử dụng đất, xác nhận cho những người mua vườn cao su không đúng với thực tế.
Theo cáo trạng, cựu Giám đốc sở NMT Cao Minh Huệ đã mua hơn 75 ha để cho vợ, con, chị em ruột của ông này đứng tên để hưởng lợi tiền đền bù giải phóng mặt bằng hàng tỷ đồng. Tương tự, gia đình ông Đỗ Văn Sâm được cấp hơn 14 ha; ông Phan Văn Trung được cấp hơn 4,2 ha, để nhận tiền đền bù trái quy định hàng tỷ đồng.
HƯƠNG CHI
Theo TPO
Nguyên Giám đốc Sở ở Bình Dương hầu toà vì gây thiệt hại 131 tỉ đồng Sáng 8/5, TAND tỉnh Bình Dương đưa ra xét xử vụ án Lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ đối với nguyên Giám đốc Sở Địa chính và các đồng phạm. Theo đó, ông Cao Minh Huệ, cựu Giám đốc Sở Địa chính (nay là Sở TNMT) tỉnh Bình Dương, ông Phan Văn Trung - cựu Trưởng Phòng NN&PTNT...