Vợ cứ mở miệng ra là kêu “tiền, tiền”
Cứ mỗi lần đưa lương cho vợ, hôm đó cô ấy ra vẻ đon đả, chăm sóc và nấu nướng tươm tất cho bố con tôi. Nhưng tháng nào mà tôi chậm lương thì cô “mặt nặng mày nhẹ”, đá thúng đụng nia khiến cho tôi cảm thấy không có tiền thật nhục.
ảnh minh họa
Tôi và vợ yêu nhau từ hồi sinh viên. Cô ấy học trường Thương mại, còn tôi học Giao thông. Tình yêu sinh viên khá trong sáng. Hai đứa khác quê nhưng đều là dân tỉnh lẻ lên Hà Nội học. Ngày đó, tôi luôn thầm nghĩ cảm ơn ông Trời đã đem lại cho mình một cô người yêu xinh xắn, biết điều và rất sòng phẳng.
Mỗi lần tôi có mời cô ấy đi chơi hay ăn cơm là cô ấy lại đưa tiền cho tôi đòi “campuchia”, hoặc nói “hôm nay anh mời em thì hôm này em sẽ mời lại”. Nếu hôm nay cô ấy mời tôi ăn chè thì hôm sau kiểu gì cô ấy cũng đòi tôi mời lại và thường là bữa ấy sang hơn.
Sau khi ra trường 2 năm, chúng tôi cưới nhau. Đêm tân hôn với tôi thật đáng nhớ, nhưng không phải là sự ngọt ngào của ái ân mà là, sau khi tiếp đãi bạn bè, người thân, tắm rửa xong, bước vào phòng, tôi thấy vợ đang ngồi ghi ghi chép chép cùng với đống phong bì mừng cưới. Tôi giục cô ấy đi nghỉ, để hôm sau kiểm đếm cũng được nhưng giọng cô ấy tỉnh queo: “Số tiền mừng cưới được hơn 100 triệu này em cất đi để tiết kiệm nhé”. Tôi bảo cô ấy gửi cho bố mẹ tôi trả tiền lo dịch vụ, cỗ bàn rồi thừa thì cất đi. Cô ấy im lặng, mấy ngày sau tôi có hỏi mẹ tôi thì thấy mẹ bảo cô ấy không đưa. Mẹ tôi bảo thôi, số tiền đó coi như ông bà cho vợ chồng tôi làm vốn.
Một thời gian sau cưới, vợ tôi có bầu. Tôi lấy hết số tiền mình có gửi tiết kiệm trước khi cưới vợ và vay mượn bạn bè, bố mẹ được hơn 600 triệu để mua một căn chung cư 60m2. Cuộc sống vợ chồng tôi vì vậy mà cũng tạm ổn. Con gái chúng tôi chào đời trong niềm vui của cả hai bên nội, ngoại.
Công bằng mà nói, vợ tôi tính cũng không đến nỗi nào nhưng có điều cứ mở miệng ra là cô ấy kêu “tiền, tiền”. Có thể do cô ấy là kế toán nên việc tính toán, chi li, tài chính ăn sâu vào máu. Với vợ tôi, nhìn đâu cũng phải thấy tiền, cái gì cũng có thể quy thành tiền, thậm chí là cả tình cảm.
Tôi tự nhận là mình khá thoáng tính, ít soi mói nhưng sống chung với vợ hơn 3 năm nay, càng ngày tôi càng thấy rõ cô ấy coi trọng tiền bạc. Hàng tháng, tôi đưa cho vợ hơn 20 triệu tiền lương, chỉ giữ lại cho mình 3 triệu tiền xăng xe, cà phê với bạn bè vậy nhưng cô ấy thường xuyên kêu than là không đủ chi tiêu trong khi cô ấy cũng đi làm, thu nhập tầm 10 -12 triệu/tháng. Chúng tôi không phải thuê nhà, con gái mới đi mẫu giáo. Cháu học trường công mất 1,5 triệu (đã bao gồm tiền ăn trưa và học thêm). Bố mẹ tôi ở quê, ông bà đều có lương hưu, vợ chồng tôi không phải gửi tiền cho ông bà, chỉ thỉnh thoảng dịp lễ, tết mới biếu ông bà chút quà cáp và ít tiền.
Video đang HOT
Một điều nữa khiến tôi phải phiền lòng đó là tôi dù là con trai thứ, song tôi là người thành đạt nhất nhà, vậy mà mỗi khi ở quê có đám cưới, hay họp họ, giỗ Tổ, tôi có nói với vợ nhưng cũng không thấy vợ đóng góp hay gửi tiền về. Do vậy, tôi thường tự bỏ tiền từ &’quỹ đen” của mình để gửi về. Thú thực là những lúc như vậy tôi cảm thấy giận và phát cáu vì không hiểu tại sao vợ mình lại ích kỷ, tiết kiệm tiền đến mức cứ giữ khư khư, không muốn bỏ ra đồng nào.
Cứ mỗi lần đưa lương cho vợ, hôm đó cô ấy ra vẻ đon đả, chăm sóc và nấu nướng tươm tất cho bố con tôi. Nhưng tháng nào mà tôi chậm lương thì cô “mặt nặng mày nhẹ”, đá thúng đụng nia khiến cho tôi cảm thấy không có tiền thật nhục.
Vợ lúc nào cũng chỉ chăm chăm xem chồng tháng này đưa bao nhiêu tiền, tiền chồng để đâu, trong khi đó thì bỏ bê con cái cho người giúp việc.
Thật sự, đôi khi tôi nghĩ, nếu như tôi không kiếm được tiền hoặc không biết dành dụm “quỹ đen” thì biết đâu một ngày nào đó vợ tôi lại đuổi tôi ra khỏi nhà. Tôi trở thành kẻ trắng tay. Liệu tôi có quá xấu tính vì đa nghi vợ và không tin tưởng vợ?
Theo blogtamsu
Sự thực giật mình khi bạn kiểm soát tiền của chồng
Bạn có bao giờ biết cảm giác của anh ấy khi có ít tiền trong túi không?
Anh ấy sẽ lép vế trong những cuộc gặp gỡ bạn bè
Bạn lấy lý do là hôm qua bạn mua mấy cái áo mới cho con và đã hết tiền rồi. Nên bạn chỉ đưa cho chồng đủ tiền để đi góp tiền ăn chung với bạn bè của anh ấy thôi. Anh ấy dù không thích nhưng cũng chẳng thể nói gì vì không muốn vợ chồng cãi nhau mấy chuyện tiền bạc làm gì.
Nhưng bạn có bao giờ biết cảm giác của anh ấy khi chỉ có ít tiền trong túi không? Chồng bạn sẽ cảm thấy như con ốc sên núp trong vỏ bọc khi không có tiền, anh ấy không thể làm chủ được cuộc chơi mà luôn cảm thấy bị lép vế mấy đứa bạn nhiều tiền. Họ có tiền nên nói năng chủ động và có quyền quyết định trong việc ăn uống món gì hay đi chơi những nơi nào.
Anh ấy sẽ mất dần bạn bè
Khi túi tiền chồng bạn luôn bị bạn kiểm soát từng đồng thì anh ấy sẽ không dám chủ động tìm kiếm bạn bè mà chỉ có bạn nào mời mọc anh ấy là đi chơi không thì ôm tivi suốt ngày. Rồi bạn bè của chồng bạn sẽ thưa dần vì không muốn chơi với người có tiền nhưng không dám tiêu mà chỉ biết ăn của người khác như chồng bạn.
Chồng bạn sẽ cảm thấy như con ốc sên núp trong vỏ bọc khi không có tiền (Ảnh minh họa: Internet)
Anh ấy sẽ mất nhiều cơ hội làm ăn
Chồng bạn có mối làm ăn muốn bạn chi tiền để anh ấy tiếp khách thì anh ấy mới đến đoạn uống bia đã hết tiền còn việc ăn uống thì ai về nhà nấy ăn. Bạn tính toán chi li vậy thì đối tác của chồng bạn sẽ cảm thấy hợp đồng này không thể ký được vì chẳng lợi lộc gì từ một người keo kiệt.
Chồng bạn sẽ có cảm giác bị phụ thuộc
Anh ấy là người kiếm tiền chính vậy mà đến khi tiêu tiền của mình lại phải hỏi xin từng đồng. Nhìn vợ lấy tiền tiêu thoải mái còn sao chồng lại bị gò bó vậy. Cho dù anh ấy không muốn nói nhưng cảm giác ức chế lâu ngày sẽ khiến anh ấy có kinh nghiệm hơn và việc lập quỹ đen là tất yếu.
Vì vậy bạn sẽ cảm thấy thế nào nếu anh ấy lập quỹ đen cho bản thân. Bạn hãy để anh ấy có chút tự do chứ đừng quá bó chân anh ấy. Nếu anh ấy có tiêu quá đáng thì bạn sẽ góp ý để anh ấy biết cách chi tiêu hợp lý khi đã có gia đình.
Chồng bạn sẽ chỉ là một anh chàng làm công ăn lương suốt đời
Khi bạn là thủ quỹ khó tính anh ấy sẽ chỉ dám chi tiêu tiết kiệm trong khoản tiền bạn đưa cho anh ấy. Và chồng bạn không biết tiêu tiền thì cũng đồng nghĩa anh ấy suốt đời chỉ biết làm công ăn lương mà không thể làm được những việc lớn. Là người vợ chắc chắn bạn sẽ không muốn chồng dậm chân tại chỗ phải không? Vì vậy bạn cần phải tin tưởng vào chồng nếu chồng có một kế hoạch khả thi cần đến tài chính thì sẵn sàng mở hầu bao đầu tư.
Khó khăn trong việc đối nội, đối ngoại
Khi bạn kiểm soát quyền chi tiêu của chồng thì cũng đồng thời bạn sẽ kiểm soát luôn chuyện quan tâm chăm sóc của chồng với bố mẹ anh ấy. Mỗi lần anh ấy muốn mua gì cho bố mẹ là anh ấy phải báo cáo và phải được bạn duyệt thì mới có tiền. Nếu bạn không duyệt thì chắc chắn anh ấy sẽ ấm ức hoặc chỉ biết than thân trách phận mà thôi.
Lép vế trong gia đình
Khi chồng luôn để cho bạn kiểm soát tiền của anh ấy trong thời gian dài thì lâu dần bạn tự cho mình quyền quyết định mọi vấn đề trong gia đình. Mỗi lần con bạn xin tiền thì chỉ nhắm vào bạn mà không thèm xin bố vì chúng biết xin bố cũng chẳng có. Vậy là vô hình người chồng sẽ tự biến bản thân thành một người sống phụ thuộc không có quyền quyết định trong gia đình và không được mọi thành viên trong gia đình trọng vọng.
Con trai bạn sẽ lấy bố nó làm gương
Bạn sẽ nghĩ gì khi con trai bạn sau này lớn lên và lập gia đình rồi nó cũng giống bố nó sẵn sàng đưa hết tiền cho vợ giữ, nó chấp nhận cảnh xin từng đồng tiền của vợ khi có việc dùng tới. Vì con trai bạn nó hiểu là làm như bố nó thì gia đình sẽ luôn bình yên không có sóng gió nổi lên.
Và chắc chắn không một người mẹ nào muốn con trai mình ngửa tay xin từng đồng tiền cả vì người mẹ biết khi đó tình cảm giữa hai mẹ con sẽ bị kiểm soát và bị người con dâu chi phối.
Theo Afamily
Cứ mở miệng là chồng chửi tôi ngu... Con ăn bị nôn anh cũng mắng tôi là ngu, "Mỗi việc cho con ăn cũng không làm được". Con ốm anh cũng chửi tôi dốt, "Cả ngày ở nhà với con còn để con ốm"... Tôi chưa tốt nghiệp hết phổ thông trung học thì phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền vì khi ấy điều kiện gia đình không cho...