Vợ cũ đánh ghen với người tình mới
Trong căn phòng bé xíu, Vy nằm co ro với chiếc chăn mỏng. Dường như Vy không khỏe, đôi môi tím tái, gương mặt xanh xao như người mất nhiều máu.
ảnh minh họa
Vy nhấc điện thoại, giọng nói thều thào, yếu ớt: “Anh giúp tôi, giúp với”. Tôi nghi đã xảy ra điều gì không ổn nên cố chạy xe thật nhanh đến nhà Vy. Gọi là nhà chứ thật ra là một căn phòng nhỏ tầm bốn mét vuông.
Tôi hốt hoảng khi nhìn thấy đôi chân Vy dính đầy máu, tôi vội bế Vy đến bệnh viện. Một lúc sau, bác sỹ quay ra hỏi tôi: “Anh là chồng cô ấy à, sao có con mà không giữ để nuôi? Đứa bé vô tội và nó đáng được sống nhưng sao lại đi nạo, làm vậy nguy hiểm lắm và sau này cô ấy khó mang thai”. Tôi dường như hiểu được đôi điều mà trước nay chưa từng biết. Vy nằm trên chiếc ga nệm trắng của bệnh viện, gương mặt xanh xao, gầy gò trông thấy.
Một cô gái năng động, trẻ trung trong công ty ai cũng yêu mến từ cách cư xử dịu dàng, kính trên nhường dưới nhưng về cuộc sống cá nhân Vy thì rất ít người biết. Tôi thầm yêu Vy từ lâu, từ lúc cô ấy vào nhận việc ở công ty, tôi đã bố trí Vy vào vị trí thư ký của mình. Một cô thư ký xinh đẹp mà ai cũng phải say nắng khi gặp mặt.
Có nhiều lần tôi hẹn đi ăn nhưng Vy phớt lờ hoặc lấy lý do có việc nên dần dần tôi cũng ngại. Tôi – một giám đốc công ty quảng cáo được mọi người ngưỡng mộ, ở cái tuổi 30, với tôi địa vị danh vọng là ổn nhưng chuyện tình cảm chẳng suôn sẻ.
Đã từng đổ vỡ trong hôn nhân một lần, bản thân tôi cũng không hiểu vì sao lại chọn cho mình một cô vợ qua sự sắp đặt của ba mẹ. Người ta thường nói: “Cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”, nhưng mấy ai sẽ hạnh phúc với lựa chọn của người khác? Cuộc hôn nhân của chúng tôi không có tình yêu, không có sự hòa hợp về mọi mặt.
Lan – vợ tôi là con gái bạn của ba nên tình cảm gia đình dành cho Lan rất lớn, vậy mà Lan lại đối đãi rất tệ với bố mẹ tôi. Lan đi sớm về khuya, xem mọi người trong nhà tôi không ai ra gì.
Video đang HOT
Có lần mẹ tôi sai người làm dọn dẹp phòng ngủ của vợ chồng tôi, chỉ vô tình làm rơi vỡ hộp phấn trang điểm mà Lan làm to chuyện và gắt hỏng: “Ba mẹ dạy con Sen lại đi. Cái thứ người ở gì mà làm gì hỏng đó. À mà không biết là ba mẹ dạy được không nữa. Không được thì để tôi dạy”.
Mẹ tôi mới mở lời: “Nó lỡ tay chứ có cố ý đâu. Có hộp phấn chứ chuyện chi mà to tát?”. Lan vẫn bướng cãi lại mẹ tôi với giọng sang sảng, bực quá tôi cho Lan một cái bạt tai. Lan giận dỗi bỏ về nhà mẹ đẻ nhưng ba mẹ tôi vẫn bênh cho Lan và buộc tôi phải đến đón về. Khi về Lan càng ngang bướng, chẳng màng đến lời nói của tôi.
Chuyện động trời hơn là đứa trẻ gọi tôi bằng ba lại là con của Lan với người tình cũ. Họ vẫn lén lút hẹn hò mà tôi không hề hay biết. Một cậu nhân viên cơ quan tôi thấy Lan đi vào khách sạn cùng người tình nên báo ngay cho tôi biết. Tính tôi vốn nóng nẩy nên khi nghe vợ mình qua lại với gã đàn ông khác, tôi đã đến tận nơi chứng kiến cảnh Lan tay trong tay với người tình. Và khi không kìm nén được căm giận, tôi đã ra tay đánh gã đàn ông kia.
Còn cô vợ không biết liêm sỉ của tôi lại lên giọng: “Anh biết rồi sao? Anh làm gì tôi, tội nghiệp chức danh làm ba mà anh gánh. Đây nè, ba của con trai tôi nè”. Tôi như sụp đổ vì bấy lâu nay tôi chăm sóc con cho nhân tình của vợ.
Tôi ra tòa ly dị và từ đó, tôi lao đầu vào công việc như một kẻ máu lạnh, đóng cửa trái tim mình.
Rồi khi cô thư ký của tôi xuất hiện thì trái tim tôi đã bắt đầu rung động và chợt nhận ra mình phải làm lại từ đầu. Tìm lại hạnh phúc vốn dĩ mình được hưởng nên tôi như con thú háu đói lâu ngày không được yêu thương. Tôi săn đón Vy như một bà hoàng nhưng Vy vẫn thờ ơ, lạnh lùng với tôi. Cuối cùng, tôi đành thay đổi chiến thuật bằng cách không lộ liễu, không thể hiện ra bên ngoài mà chỉ quan tâm với vai trò một giám đốc dành cho nhân viên của mình.
Đang mơ màng thì Vy tỉnh, Vy không còn ra máu nữa và cảm ơn tôi với giọng thều thào: “Thật ngại vì đã làm phiền anh. Xin cảm ơn anh nhiều lắm”. Tôi lại thấy Vy đáng thương, gã đàn ông sở khanh kia không biết trân trọng một cô gái như Vy. Còn Vy sao lại dại dột trao tình yêu cho một người dối trá như vậy?
Rồi Vy xin nghỉ làm một thời gian cho hồi phục sức khỏe và để vượt qua nỗi đau mà cô đang phải gánh. Tôi biết Vy đang hối hận vì yêu người không xứng đáng.
Tình cảm tôi dành cho Vy vẫn thế! Hằng ngày đi làm về, tôi đều tạt ngang nhà mua cho Vy thức ăn, đó chỉ là cái cớ chứ thực chất tôi rất muốn gặp Vy.
Từ khi chuyện xảy ra với Vy, cô dè dặt với bản thân và rất ngại nói chuyện với tôi. Tôi cũng thấu hiểu phần nào vì ai gặp trường hợp đó đều cảm thấy xấu hổ với người khác. Vy bảo: “Tôi không đáng để anh quan tâm, một đứa con gái đánh mất đời mình vì yêu mù quáng, giờ đây là cái giá phải trả cho việc làm ấy. Anh khinh tôi lắm phải không? Tôi biết anh thích tôi nhưng tôi không xem tình cảm anh dành cho tôi ra gì. Anh rất hận tôi đúng không? Ừ, mà cũng phải. Tôi còn kinh tởm tôi nữa mà”. Vy khóc, khóc rất nhiều.
Tôi ôm Vy vào lòng an ủi: “Không Vy à, anh rất quý và thương em. Thương cái nết na, vẻ đẹp trong sáng ở con người em”. Rồi chúng tôi ôm chặt lấy nhau như những con người bị lãng quên lâu lắm không được yêu thương.
Chúng tôi quen nhau nhưng tôi đề nghị cưới thì Vy không chấp nhận: “Ba mẹ anh không chấp nhận em làm dâu đâu. Em là người có quá khứ không tốt. Chúng ta chỉ nên yêu nhau thôi anh à”. Tôi vẫn nhẫn nại thuyết phục và cuối cùng, Vy đã chấp nhận.
Nhưng ngay lúc này đây, Lan lại quay về khóc lóc van xin tôi được làm lại từ đầu. Lan nói: “Em hối hận rồi, em đã sai. Anh cho em cơ hội sửa sai anh nhé”. Tôi không chấp nhận vì yêu thương kia tôi dành hết cho Vy rồi, hơn nữa tôi không muốn làm tổn thương người con gái mình yêu.
Khi xưa phải chi vợ tôi không gây ra cơ sự tày trời thì đâu có chuyện này. Quá khứ nên khép lại được rồi nhưng Lan tìm đến công ty tôi làm to chuyện với Vy: “Giựt chồng tao mà còn nhởn nhơ hả mầy? Cái bạt tay này là cho mầy biết lễ độ nha mầy”.
Tôi biết chuyện nên rất giận Lan, sao Lan hành động như vây. Còn Vy, tôi phải làm sao cho Vy không phải tủi thân, không để vợ cũ của mình phá vỡ hạnh phúc mà mình vừa tìm được.
Theo VNE
Tô đậu nành rang cháy
Bố có còn nhớ không, về những tháng ngày hạnh phúc của gia đình chúng ta? Trong căn nhà xi măng chưa kịp quét sơn, mỗi tối mẹ và chúng con cùng ngồi nghe bố kể chuyện...
Bố gọi các chú công nhân là "đồng nghiệp của bố", gọi tô đậu nành rang cháy của mẹ là mồi nhắm và gọi con bé con lật đật của bố là "công chúa". Mẹ toàn bảo: "Bố mày nói cái gì nghe cũng sang mồm lắm!".
Mấy hôm nay Hà Nội có nắng đầu đông vàng đượm, hơn hẳn tô đậu nành rang của mẹ. Bố mà trông thấy, thể nào cũng ví nắng Hà Nội như nắng Sài Gòn trong mắt kẻ say.
Bố để mẹ vào Nam ra Bắc theo bố như "tha chuột". Đến một ngày mẹ mệt mỏi, chúng con cũng kịp lớn thêm, mẹ mang theo chúng con ra Bắc tiện học hành. Từ ngày đó, bố một thân một mình nơi đất khách. Mảnh đất Tây Nguyên nhiều nắng gió làm da bố đen sạm đi, đôi mắt chui vào hốc sâu, còn cái mũi thì sưng ụ vì toàn mụn trứng cá. Ngày bé con nhìn ảnh bố gửi về, cười nắc nẻ thấy bố là lạ, như biến thành ông hàng xóm. Bây giờ lớn, vẫn nhìn ảnh ấy sao mắt con lại rưng rưng?
Kí ức tươi đẹp nhất trong đời con là những ngày gia đình mình điểm danh đủ năm ngón một bàn tay. Có ông nội này, có mẹ này, có con này, có em này, và tất nhiên là có bố. Nhưng những ngày đó cũng chỉ đậu đủ trên những ngón tay con, có ít ỏi quá đối với một gia đình không bố nhỉ? Những gì ngắn ngủi thường rất đẹp.
Trong những ngày tháng ấy, thêm sắc màu cho kí ức của con là tô đậu nành rang cháy của mẹ. Mà mẹ cũng tài. Bao nhiêu món ăn mẹ nấu rất ngon, rang rất khéo, mà lại chỉ có đậu nành là rang cháy được thôi. Mười lần như một, cứ cháy đều. Mỗi lần mẹ chuẩn bị mang "mồi" ra cho ba bố con, chỉ ngửi mùi thôi ba bố con đã nhìn nhau cười sằng sặc. Bố cười thì hay lắm, miệng rộng lại nhiều răng. Mẹ hay đùa: "Bố mày mấy nữa cho đi làm người mẫu quảng cáo kem đánh răng!".
Bố thường xuyên phải xa nhà, nhưng lại rất thường hay gọi về cho cả nhà, đặc biệt là riêng con. Bố còn lo con lớn lên xấu quá không ai yêu, lúc nào cũng dặn con phải ăn uống điều độ cho cơ thể cân đối.
Còn nhớ dịp bố ra Bắc mà ở được lâu nhất là nửa tháng. Khoảng đó đúng vào những ngày rét cao độ. Mẹ lại càng được thể trổ tài rang đậu nành. Bố bảo ký đậu nành bố mang từ Tây Nguyên vào sắp bị mẹ hành hạ hết rồi, bố lại phải "bay" ngay vào Sài Gòn mang ra cho cả nhà thôi.
Bình thường mỗi lần bố ra Bắc đều không điện trước , để tạo bất ngờ. Bố về đến ngõ là "hú" lên một tiếng rất to. Ba mẹ con trong nhà vờ không nghe tiếng, mỗi người trốn một góc rồi ra hù bố làm bố giật mình. Thế mà có một lần ấy, một lần duy nhất bố điện trước cho chúng con trên chuyến xe ra Bắc. Bố khoe năm nay bố trồng thêm được nhiều đậu nành lắm, mang về thoải mái cho mẹ rang. Nghĩ đến cảnh gặp lại ông và mấy mẹ con, bố vui quá phải gọi điện. Có ai ngờ, đó là cuộc điện thoại cuối cùng của bố. Chuyến xe ấy đã cướp mất bố của con, kinh hoàng hơn một cơn ác mộng. Đó là lần cuối cùng con được nghe thứ âm thanh quen thuộc nhất đời mình - giọng nói của bố.
Hà Nội bây giờ đã lần khần sang Đông. Con rất sợ đến những bến xe, sợ cả những điểm chờ xe bus. Con vẫn nghe đâu đó giọng nói quen thuộc của bố, rằng bố sẽ mang đậu nành về. Cả nhà mình sẽ lại cùng được cười vì món đậu nành rang cháy.
Theo VNE
Thương cái nhẹ dạ của đàn bà Nàng đẹp lắm, có mà đi thi ít cũng hoa hậu cấp quận chứ chẳng chơi. Thế nhưng nàng lại quá nhẹ dạ. Nhan sắc là vũ khí, nhưng nhan sắc đôi khi cũng là chỗ yếu của đàn bà. Nàng đẹp, nên nhiều người tấn công ngay từ thời còn rất trẻ. Cái người tấn công nàng đầu tiên chẳng đáng bén...