Vợ cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chia sẻ về cuộc hôn nhân đổ vỡ
Bà Ke Xiaoming, người được cho là vợ cũ của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, vừa có những chia sẻ về chồng cũ trên mạng xã hội We… Bài viết này sau đó đã bị xoá đi và tài khoản đăng tải có tên “Fangshishujian” cũng bị khoá, tuy nhiên, nó đã được ghi lại bởi nhiều trang mạng nước ngoài khác.
Bà Ke Xiaoming, 64 tuổi, còn được biết đến với cái tên Ke Lingling, được cho là con gái út của cựu đại sứ Trung Quốc tại Anh, Ke Hua. Nhiều tin đồn còn chỉ ra rằng, bà là giám đốc tại một bệnh viện tư nhân tại London và giáo sư thỉnh giảng tại Viện phương Đông và châu Phi học của đại học London.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thời còn trẻ
Bài viết trên tài khoản Fanshishujian cho biết, cuộc hôn nhân giữa bà và ông Tập Cận Bình chỉ kéo dài 3 năm từ 1979 đến 1982. Sau khi hai người ly hôn, bà Ke chuyển sang sống ở Anh còn ông Tập Cận Bình chạy đua vào vị trí bí thư huyện Zhengding, tỉnh Hồ Bắc. Ông Tập Cận Bình được cho là không đồng ý với việc bà Ke ra nước ngoài sinh sống. Bà Ke cũng cố gắng thuyết phục chồng đi cùng sang Anh nhưng bị từ chối.
Thời gian sau đó, ông Tập Cận Bình đã níu kéo cuộc hôn nhân và gọi điện gần như hàng tuần trong 3 năm đầu tiên bà Ke chuyển đến Anh.
Bà Ke cho biết, bà rất vui khi thấy ông Tập Cận Bình giờ đã là Chủ tịch Trung Quốc. Theo bà Ke, ông Tập Cận Bình không phải là người theo chủ nghĩa tư tưởng, mà là người thực tế, luôn có kế hoạch rõ ràng và không đủ lãng mạn.
2 người được cho là từng gặp gỡ trực tiếp một lần tại Shenzhen, khi bà Ke cùng chị gái và cha đến đây để thăm mộ của gia đình. Trong khi đó, ông Tập Cận Bình lúc này đã là Phó Chủ tịch Trung Quốc, đang có chuyến đi thị sát ở thành phố. Ông đã bắt tay bà Ke và các thành viên khác trong gia đình, ngoài ra, 2 người cũng trò chuyện khoảng nửa giờ.
Video đang HOT
Ông Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm Anh vào tháng 10-2015, đây là lần đầu tiên một lãnh đạo Trung Quốc đến thăm nước này trong 10 năm qua. Bà Ke được cho là đã được mời đến tham dự một bữa tối tại đại sứ quán Trung Quốc tại London. Bà cho biết, chuyến thăm này sẽ có lợi cho cả 2 nước Trung Quốc và Anh và bà rất tự hào, cũng như hạnh phúc với tư cách là một người Trung Quốc nhập cư ở Anh.
Theo_An ninh thủ đô
Giai đoạn mới trong chiến dịch chống tham nhũng ở Trung Quốc
Việc bắt giữ và điều tra Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc đã đánh dấu giai đoạn mới trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Việc bắt giữ và điều tra Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc đã đánh dấu giai đoạn mới trong chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo Duowei (tờ báo của người Trung Quốc ở Mỹ), trang web của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương ĐCS Trung Quốc (CCDI) vừa công bố thông tin điều tra Bí thư Tỉnh ủy Hà Bắc Chu Bản Thuận do đã "vi phạm nghiêm trọng kỷ luật và pháp luật".
Duowei đánh giá việc CCDI "đả" được Chu Bản Thuận có ý nghĩa rất quan trọng vì ông Chu là Bí thư cấp tỉnh đương chức đầu tiên bị điều tra tham nhũng.
Việc tiến hành bắt giữ và điều tra Chu Bản Thuận, Bí thư tỉnh ủy Hà Bắc đã đánh dấu một giai đoạn mới trong chiến dịch chống tham nhũng.
Sau khi ông Tập "đả" được bốn "hổ lớn" Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu, Lệnh Kế Hoạch và Quách Bá Hùng, giới truyền thông Trung Quốc luôn đồn đoán chiến dịch chống tham nhũng của Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ bị chững lại.
Nhưng những đồn đoán này đều sai lầm. Việc "đả" Chu Bản Thuận không đánh dấu sự kết thúc, mà là bắt đầu cho một "làn sóng chống tham nhũng" mới.
Duowei cho biết "làn sóng chống tham nhũng" đầu tiên của Trung Quốc tập trung vào các mục tiêu là quan chức chủ chốt trong các hệ thống chính trị, kinh tế, quân sự. Bốn "hổ lớn" bị bắt trong "làn sóng" này là ví dụ tiêu biểu nhất.
Chu Vĩnh Khang từ lâu được biết đến là người kiểm soát các ngành công nghiệp béo bở của Trung Quốc cũng như chi phối hệ thống chính trị và pháp luật nước này. Từ Tài Hậu và Quách Bá Hùng, hai Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương, là hai quan chức tham nhũng nhiều nhất của quân đội Trung Quốc. Cựu Chánh văn phòng Trung ương Đảng Lệnh Kế Hoạch thậm chí còn là đầu lĩnh của "Sơn Tây hội", một tổ chức bí mật bao gồm các quan chức và doanh nhân có sức ảnh hưởng lớn và dùng ảnh hưởng lớn của mình để trục lợi.
Việc điều tra Chu Bản Thuận thể hiện "làn sóng chống tham nhũng" thứ hai đã bắt đầu. Chiến lược của đợt này có vẻ là "ngẫu nhiên" và "không báo trước"
Vào buổi sáng bị bắt, ông Chu Bản Thuận còn tham gia cuộc họp báo về kế hoạch xây dựng siêu đô thị Kinh Tân Ký do Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị Trương Cao Lệ chủ trì, vậy mà buổi chiều đã bị cơ quan tham nhũng bắt điều tra. Vợ con Chu cũng bị bắt giữ cùng ngày tại hai nơi khác.Trước khi chính thức tiến hành bắt và điều tra 4 "hổ lớn" nói trên, luôn có các tin đồn xuất hiện. Nhưng vụ của Chu Bản Thuận thì khác, trước khi bắt Chu không hề có tin tức nào được đưa ra cả.
Không lâu sau khi Chu bị bắt, Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thống của ĐCS Trung Quốc, bắt đầu tung ra loạt bài xã luận tuyên bố chiến dịch "đả hổ đập ruồi" không bị chững lại mà còn trở thành hoạt động thường xuyên của đảng.
Sau đó, trang web của CCDI lần đầu tiên đăng phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình nhắc nhở lãnh đạo các cấp phải sống thanh bạch, làm gương tốt cho hạ cấp. Ông cũng tuyên bố cho đến nay chiến dịch chống tham nhũng đã bắt được nhiều quan tham cấp cao, và điều này cho thấy việc giám sát các cán bộ cấp cao là chưa đủ mạnh.
Làn sóng chống tham nhũng lần này cũng sẽ nhắm vào các "quan chức hai mặt" như Chu Bản Thuận, ngoài mặt thì làm việc chăm chỉ và có biểu hiện ưu tú nhưng lén lút tham nhũng và phạm pháp.
CCDI được cho là cũng sẽ đánh vào các quan tham không chịu sửa đổi mặc dù đã bị cảnh cáo. Đó có thể là những quan chức cấp thấp "ẩn mình" khi chiến dịch chống tham nhũng đang tiến hành ráo riết, nhưng lại tiếp tục "vi phạm kỷ luật" khi chiến dịch qua đi.
Hai loại mục tiêu khác của CCDI chính là những quan chức vi phạm "nguyên tắc chính trị", lập bè kết phái như trường hợp của Lệnh Kế Hoạch, và những quan chức không hề xem chiến dịch "đả hổ đập ruồi" ra gì như Quách Bá Hùng.
Ngoài ra, Duowei còn cho biết ông Tập Cận Bình gần đây khẳng định rằng các lãnh đạo đảng về hưu không nên can thiệp, gây áp lực với lãnh đạo đương nhiệm. Trong tháng 8, Nhân dân Nhật báo cũng đã đăng một bài với chủ đề tương tự.
Lời của Chủ tịch Tập và bài báo đăng trên Nhân dân Nhật báo được cho là thông điệp "nhắc nhở" của Tập gửi đến cựu Tổng bí thư - Chủ tịch nước Giang Trạch Dân.
Theo Một Thế Giới
Theo_Kiến Thức
Chủ tịch Trung Quốc hứa điều tra vụ nổ Thiên Tân Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa tiến hành điều tra vụ nổ Thiên Tân và "sẽ công bố các thông tin minh bạch cho công chúng". Theo Tân Hoa Xã, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hứa tiến hành điều tra vụ nổ Thiên Tân và "sẽ công bố các thông tin minh bạch cho công...