Vợ coi tôi như…một “thằng ở, con sen”!
Khi kiếm được nhiều tiền, vợ khinh tôi ra mặt, coi chồng như “thằng ở, con sen” trong nhà, thậm chí vợ còn chửi tôi ngu.
Tôi cũng biết như thế sẽ là gánh nặng rất lớn cho vợ nên không dám tiêu hoang, tụ tập rượu chè gì, chỉ đi làm rồi về nhà với vợ con. (Ảnh minh họa)
Tôi và vợ kết hôn đến nay đã được 10 năm. Khi cô ấy tốt nghiệp Đại học thì chúng tôi làm đám cưới, sau đó cô ấy có bầu luôn nên hai vợ chồng sống bằng đồng lương eo hẹp của tôi. Lúc đó tuy kinh tế còn khó khăn nhưng hai vợ chồng rất yêu thương nhau, vợ tôi rất chăm lo, vun vén gia đình.
Sau khi con lớn có thể gửi trẻ, vợ tôi may mắn xin được làm thư ký cho giám đốc một công ty với mức lương khá cao. Tôi phải thừa nhận, vợ tôi rất năng động và giỏi giang. Nếu cô ấy muốn làm việc gì thì sẽ cố gắng hết sức làm bằng được và thật tốt.
Ngược lại với vợ, tôi có phần hơi chậm chập, ì ạch, chỉ ngày ngày đến công ty làm chuyên môn của mình rồi về, lương tháng nào nhận tháng đó chứ không kiếm thêm tay trong tay ngoài được. Phải thừa nhận đầu óc của tôi không được thông minh, nhanh nhạy và giỏi giang như vợ của tôi.
Nói ra như vậy để mọi người thấy, tôi không và chưa bao giờ tự tin thái quá. Tôi luôn phân định rõ ràng và cũng không ngại ngần thừa nhận là mình kém hơn vợ với cả gia đình, bạn bè và hàng xóm, thậm chí là cả với vợ tôi.
Thế nhưng, không giỏi giang bằng vợ nhưng không có nghĩa là tôi ngu dốt, không biết suy nghĩ hay không có đầu óc. Vậy mà càng ngày vợ tôi càng coi thường tôi. Tình trạng này bắt đầu từ khi công ty tôi làm ăn kém, lương bị trả chậm, mấy tháng mới lấy được một lần, toàn bộ chi phí, sinh hoạt trong gia đình đều phải trông chờ vào lương của cô ấy. Tôi cũng biết như thế sẽ là gánh nặng rất lớn cho vợ nên không dám tiêu hoang, tụ tập rượu chè gì, chỉ đi làm rồi về nhà với vợ con.
Thế nhưng, thật không ngờ, mấy tháng tôi không mang tiền lương về mà cô ấy khinh tôi ra mặt. Có hôm, vợ tôi về khoe là được sếp tăng lương, tôi chúc mừng thì cô ấy buông thõng một câu: “Có ai lẹt đẹt, chậm chạp như anh đâu. Nếu em không nhanh nhẹn, giỏi giang thế thì tiền đâu mà nuôi mấy miệng ăn ở cái nhà này”. Hay có lần, sữa của con hết, tôi bảo cô ấy đưa tiền để đi mua thì cô ấy bĩu môi nói: “Làm bố mà chẳng có tiền mua cho con hộp sữa, thân mình còn chẳng nuôi nổi thì lo cho ai được nữa”.
Biết vợ mình phải chịu gánh nặng lo cho gia đình, tôi cũng cố nhịn cho yên cửa yên nhà nhưng cô ấy lại không thông cảm và hiểu cho tôi, cô ấy được đằng chân lân đằng đầu, coi tôi như “thằng ở, con sen” trong nhà. Trước đây mọi việc trong gia đình vợ tôi thường đảm nhận hết, tôi giúp được gì thì giúp. Nhưng bây giờ cô ấy kiếm được nhiều tiền hơn, nên nói chuyển công việc nội trợ, chăm sóc con cái sang cho tôi vì còn phải bận đi tiếp khách với sếp.
Thấy vợ vất vả nên tôi cũng vui vẻ nhận lời, sáng đưa con đi học, tối về tất bật cơm nước. Vì trước tới nay tôi không mấy khi cơm nước nên chuyện bếp núc không rành lắm nhưng tôi vẫn cố gắng nấu tốt nhất có thể. Tưởng vợ sẽ dành cho mình mấy lời khen ngợi nhưng không ngờ mới đụng đũa ăn cô ấy đã la ầm ĩ lên: “Đây mà là thức ăn cho người ăn à? Tiền không kiếm được, ở nhà nấu ăn cũng chẳng xong. Rút cục anh có làm được việc gì ra hồn không?”.
Đã thế, quần áo thay ra cô ấy vứt khắp nơi, tôi góp ý với vợ thì cô ấy nói thẳng vào mặt tôi: “Thấy anh nhàn rỗi quá nên em tạo công ăn việc làm cho anh đấy. Đi làm thì không có lương, hay anh ở nhà hẳn đi cho đỡ mệt. Đằng nào thì giờ em cũng phải nuôi anh, đi làm làm gì cho tốn xăng, mất thời gian”. Khi tôi nói, tạm thời công ty khó khăn thì mình cố gắng một thời gian, cô ấy lại gân lên cãi “cố đến bao giờ, đến khi nào?”.
Video đang HOT
Dạo này, buổi tối vợ tôi hay phải đi tiếp khách với sếp nên rất ít khi ở nhà. Con tôi tối nào cũng khóc đòi mẹ, thương con nên tôi có góp ý với vợ cố gắng thi thoảng ở nhà với con thì cô ấy nhảy đồng, làm ầm ĩ lên và nói: “Vì ai mà tôi phải đi kiếm tiền ngày đêm như thế. Người ta lấy chồng thì được nhờ chồng, tôi thì phải nai lưng, bạc mặt ra mà kiếm tiền nuôi chồng. Anh xem anh có đúng là đồ vô tích sự không. Số tôi khổ thì mới vớ phải ông chồng ngu như anh”.
Đến lúc này thì tôi không thể chịu được nữa, trong lúc không kìm chế được bản thân, tôi đã đánh vợ một bạt tai. Tôi quá sốc vì những lời nói của vợ. 10 năm qua, tôi luôn làm tròn trách nhiệm của một người chồng, người cha. Vậy mà, chỉ vì kiếm được nhiều tiền hơn mà cô ấy chửi tôi là ngu, là vô tích sự. Tôi phải làm gì với người vợ này đây?
Theo VNE
Những món ngon... khó nuốt nhất thế giới
Tùy theo khẩu vị của mỗi người, có thể khoái khẩu hoặc không thể nuốt nổi (đặc biệt là với các du khách), nhưng những món ăn dưới đây được xem là đặc sản ở các quốc gia đã góp phần khai sinh ra chúng.
Tiết canh - Việt Nam
Tiết canh là món ăn tươi sống sử dụng nguyên liệu chính là máu tươi của các loại động vật được pha với nước mắm hoặc muối nhạt để "hãm" cho khỏi đông trước khi tộn với những phần thịt, sụn, nội tạng băm nhỏ của chính con vật bị lấy mái để làm đông tiết. Món tiết canh tương đối phổ biến trong ẩm thực của người Việt trên khắp mọi miền đất nước. Khi ăn, người ta thường cho thêm vào ít nước cốt chanh, có thể trộn thêm vài loại rau mùi rồi thưởng thức. Tuy là món ăn quen thuộc với đại đa số người Việt, nhưng do thành phần chính của món ăn được chế biến từ máu tươi nên cho dù can đảm cũng hiếm có thực khách nước ngoài nào dám động đũa vào món ăn đầy sắc màu này.
Natto (đậu nành lên men) - Nhật Bản
Đây là một trong những món ăn rất quen thuộc với người Nhật. Natto thường được ăn vào bữa sáng với cơm, sushi hoặc dùng ăn kèm với mì. Một ít sốt đậu tương và mù tạt được cho vào trước khi Natto được trộn bằng đũa theo vòng tròn, việc trộn ấy sẽ tạo ra nhiều bong bóng và tạo cho món đậu nành lên men này tăng thêm vẻ nhầy nhụa nhớp nháp. Natto dính đến nỗi sau khi cho vào miệng, bạn phải dùng đũa để phá vỡ những sợi dính nhớp nháp trên môi.
Ở Nhật, người ta thường đánh giá chất lượng của Natto thông qua độ dài của sợi nhớt nhớp nháp này. Nếu khi lấy đũa gắp một miếng lên khỏi chén mà sợi nhớt càng dài và càng nhớp nháp thì Natto càng ngon. Ngoài nhớp nháp, Natto còn là món ăn có mùi rất khó chịu, hương vị rất nồng và đặc quánh. Vì nhậy nhụa và nặng mùi như thế, nên đây cũng là một món ăn khó có thể nuốt trôi cho du khách khi đến thăm xứ sở hoa anh đào.
Hongeo (cá đuối lên men) - Hàn Quốc
Với đại đa số người Hàn Quốc, Hongeo là món ăn tương đối phổ biến, nhưng với nhiều du khách, đây lại là một trong những món ăn nặng mùi và khó nuốt nhất hành tinh. Điều gì làm nên mùi vị đặc trưng của Hongeo? Đầu tiên phải kể tới nguyên liệu chính của món ăn - thịt cá đuối lên men. Những gì các đầu bếp cần làm ở món ăn này là để cá đuối trong tủ đá 15 ở nhiệt độ 2,5 độ C rồi chuyển sang tủ thứ hai 15 ngày tiếp theo ở nhiệt độ 1 độ C cho đến khi cá đuối đã bốc mùi giống như nước tiểu, rồi chúng mới được thái lát mỏng và ăn sống. Khi thịt cá đuối lên men, a-xit uric trong chúng chuyển hóa thành amoniac nên có "mùi vị" rất khó chịu. Mùi vị này không chỉ "để lại vết tích" trong miệng sau khi ăn món Hongeo mà chúng còn ám vào quần áo hay cả tóc của người thưởng thức.
Surstromming (cá trích lên men) - Thụy Điển
Đây là một món ăn truyền thống của Thụy Điển có xuất xứ từ miền Bắc. Surstromming được làm đơn gairn với cá trích lên men trong thùng một hoặc vài tháng sau đó đóng hộp và ủ tiếp khoảng một năm. Qúa trình lên men quá mạnh làm những chiếc lon chứa cá bị phình ra vì áp suất quá lớn. Người Thụy Điển thường ăn Surstromming ngoài trời vì món ăn bốc mùi rất nặng khi hộp cá được mở ra. Surstromming thường được những du khách can đảm nếm thử so sánh với trứng thối, giấm và bơ ôi. Tuy nhiên, món ăn truyền thống nặng mùi này thậm chí còn có bảo tàng riêng của mình ở Thụy Điển.
Thắng cố - Việt Nam
Thắng cố là món ăn truyền thống của các dân tộc ở vùng núi Tây Bắc nước ta. Từ thắng cố là biến âm của tiếng "Thoảng cố" - theo tiếng Mông có nghĩa là "nồi nước". Thắng cố được chế biến tương đối đơn giản nhưng để nấu cho ngon miệng thì người đầu bếp vẫn cần có những bí quyết riêng cùng với nhiều năm kinh nghiệm. Đây được xem như là một món ăn "tả pi lù", với nhiều thành phần nguyên liệu như: nội tạng, thịt, xương... của ngựa, trâu hay bò.. .được nấu trong một chảo lớn nghi ngút khói. Người dân tộc các vùng núi Tây Bắc thường ăn thắng cố trong các dịp chợ phiên và thường dùng kèm với rượu ngô. Tuy là một đặc sản của vùng Tây Bắc, nhưng không phải du khách nào cũng có thể thưởng thức được món ăn "tả pì lù" này!
Casu marzu (pho mát giòi) - Ý
Hầu hết mọi người đều sẽ bỏ vào thùng rác (nếu biết) hoặc nôn thốc nôn tháo khi lỡ ăn phải thức ăn đã hóa giòi, trừ một số người Ý sống ở khu vực Sardinia. Những người dân ở đây luôn xem món Casu Marzu, một món ăn truyền thống được làm từ pho mát sữa cừu có những con giòi sống bên trong là một món ăn nổi tiếng có một không hai. Toàn bộ miếng pho mát được đặt bên ngoài với một khoanh bánh bên trên đã bị cắt như chiếc nắp cho những chú ruồi có thể đẻ trứng bên trong. Một con ruồi cái Piophila có thể để được hơn 500 trứng cùng lúc vào miếng pho mát. Sau khi trứng nở, ấu trùng (giòi) bắt đầu tấn công miếng pho mát. Axit từ hệ thống tiêu hóa của những con giòi phá hủy chất béo trong pho mát, khiến bề mặt của pho mát trở nên mềm hơn. Đó cũng là lúc món Casu Marzu được đưa vào sử dụng. Chính vì vậy mà khi ăn, bạn vẫn còn cảm nhận được sự ngọ nguậy của những chú giòi trong vòm miệng.
Sannakji (Bạch tuộc sống) - Hàn Quốc
Khi có thực khách gọi món, các đầu bếp mới bắt bạch tuộc còn sống trong hồ và chuẩn bị món ăn. Các xúc tua bạch tuộc còn đang ngo ngoe liên tục sẽ được các đầu bếp nhanh chóng tẩm ướp gia vị rồi mang ra phục vụ khách ngay lập tức. Khi ăn, thực khách thường được nhắc nhở nhai ngay trước khi xúc tu dính vào vòm họng. Nếu để chúng sính vào, bạn có thể bị ngạt thở và điều này rất nguy hiểm đến tính mạng. Sannakji rất được nhiều người Hàn Quốc ưa thích bởi hương vị tuyệt vời của thịt bạch tuộc tươi. Nhiều người nói rằng, khi thưởng thức món ăn này ta có cảm giác như những chiếc xúc tu bạch tuộc đang tự động bò xuống họng. Nếu không phải là người Hàn và quen thưởng thức món ăn này, thực khách rất dễ bị nghẹn khi dùng.
Caloo de Caroan (Canh dương vật bò tót) - Bolivia
Món canh Caloo de Caroan có thành phần chính gồm dương vật và tinh hoàn bò tót này là một trong những món khoái khẩu của người Bolivia, đặc biệt là cánh mày râu. Thực tế khi ăn, phần thịt trong canh khá dai và khó nuốt nhưng người Bolivia cho rằng đây là một vị thuốc bổ giúp chống mệt mỏi, chữa bệnh thiếu máu... Và trên hết, cũng như món "ngầu pín" hầm thuốc bắc ở Việt Nam, Caloo de Caroan được xem là món ăn mang đến sự sung mãn cho các quý ông trong những chuyện tế nhị.
Đầu cá thối - món ăn truyền thống của người Eskimo
Đầu cá thối là món ăn truyền thống của người Eskimo (dân tộc sống ở vùng băng giá quanh Bắc Cực) với công thức làm rất đơn giản nhưng lại có mùi vị rất khủng khiếp. Người Eskimo chỉ cần cắt đầu những con cá hồi vua thành các miếng có kích cỡ bằng quả bóng rồi bọc nó trong cỏ và chôn dưới hố rêu. Sau từ 4 đến 6 tuần, họ đào cá lên và việc cần làm tiếp theo là cùng nhau thưởng thức. Người Eskimo rất tự hào về món ăn có mùi vị quá khủng khiếp này, nhưng với một vài du khách có dịp tiếp xúc, chỉ mới nhìn thấy nó họ đã muốn buồn nôn.
Sashimi ếch (ếch sống) - Nhật Bản
Để phục vụ món Sashimi ếch cho thực khách được nhanh chóng và luôn tươi sống, các nhà hàng ở Nhật Bản thường nhốt những chú ếch ngay trong nhà bếp. Khi có khách gọi món, đầu bếp sẽ dùng dao mổ bụng ếch và loại bỏ những phần không ăn được. Ếch được lột da, lấy tim và phần tim này được ăn ngay khi vừa được lấy ra khỏi lồng ngực ếch, khi tim vẫn còn đập. Sau đó các đầu bếp sẽ lọc phần thân ếch lấy thịt làm Sahimi phục vụ khách và phần xương còn lại được hầm nhỏ lửa để làm món súp ăn kèm. Điều đáng nói là các đầu bếp thường mổ thịt những con ếch vẫn còn sống ngay trước mặt thực khách, và ngay khi đã được "lên mâm lên đĩa", đầu ếch vẫn còn co giật và mắt vẫn còn chớp chớp rất đáng sợ. Cũng chính vì có cảm giác như phải "ăn tươi nuốt sống" chú ếch nên hiếm có du khách nào dám thử món Sahimi ếch này dù nó là một trong những món ăn khoái khẩu của người Nhât.
Theo Món ngon Việt Nam
5 món Việt gây 'hãi hùng' cho du khách nước ngoài Thịt chuột, thịt chó chỉ là hai trong số rất nhiều món ngon có mặt trên mâm mà nhiều du khách quốc tế không dám động đũa. Ngoài thịt chó và thịt chuột, trứng vịt lộn, thắng cố và chả rươi cũng khiến nhiều du khách nước ngoài phải rùng mình. Thịt chó Không phải ai cũng ăn được thịt chó, nhất là...