Vợ chồng và những điều không thể quên
Chỉ tình yêu không thôi thì chưa đủ. Đời sống vợ chồng còn cần sự ứng xử đúng, thông minh mà người ta thường gọi là biết điều.
Tình yêu dẫn đến hôn nhân nhưng cách ứng xử quyết định sự sống còn của cuộc sống hôn nhân. Mọi mâu thuẫn vợ chồng đều có nguyên nhân từ ứng xử. Có những quy tắc ứng xử được tiền nhân đúc kết từ ngàn năm qua là những điều mà các cặp vợ chồng không thể quên. Nếu quên là hỏng. Huynh đệ như thủ túc, thê thiếp nh
Vợ chồng và những điều không thể quên
Huynh đệ như thủ túc, thê thiếp như y phục (Anh em như chân tay, vợ thiếp như quần áo). Câu này nghe phũ phàng và khắc nghiệt nhưng lại đúng. Có thể thay quần áo chứ không thể thay chân tay. Người phụ nữ thông minh là người biết cách sống để chồng mình không phải lựa chọn giữa chân tay và quần áo. Tất cả sự khôn ngoan, gọi là biết ăn ở của người phụ nữ trong gia đình nhà chồng nằm hết trong điều răn dạy này.
Minh là kỹ sư điện tử. Anh có một công ty nhỏ, chuyên kinh doanh các mặt hàng điện tử nên đời sống cũng tương đối khá giả. Bình – em trai của Minh là kỹ sư cơ khí chính xác, làm việc và lấy vợ ở Sài Gòn. Một hôm Bình gọi điện thoại cho anh trai tâm sự về chuyện nhà cửa: “Em muốn mua một ngôi nhà. An cư mới lạc nghiệp, không thể cứ ở nhà thuê thế này mãi được. Căn nhà đó em đã xem rồi. Nó ở một khu rất đẹp và trong tương lai nó sẽ là nhà mặt tiền, vì quy hoạch của thành phố đã công khai rồi. Nhưng hiện em còn thiếu ba trăm triệu đồng nữa.
Hà (vợ Bình) nói là có thể vay bố mẹ cô ấy, nhưng em không muốn vay tiền bố mẹ vợ. Anh có thể hỗ trợ cho em được một ít không, còn thiếu đâu em sẽ vay bạn bè”. Không chút ngần ngại Minh trả lời ngay: “Chú đem tiền đặt cọc ngay. Nhớ kiểm tra giấy tờ thật đầy đủ. Cung điền trạch của chú có Thái dương chiếu nên rất sáng, nếu mua nhà đất là được ngay. Nhưng, vì sáng quá nên đòi hỏi giấy tờ phải đầy đủ, rõ ràng.
Người ta có thể đi đêm trong thị trường bất động sản mà vẫn thắng. Còn chú thì không đi đêm được. Làm việc gì cũng phải quang minh chính đại. Đầu tuần tới, anh sẽ bay vào, mang đủ tiền để chú trả cho người ta và sau đó tổ chức mừng nhà mới luôn”.
Sau cuộc điện thoại đó, Minh về trao đổi với vợ. Nếu là người đàn bà khôn ngoan thì Vân (vợ Minh) phải biết ngay rằng đây là chuyện chồng đã quyết định rồi, bàn bạc chẳng qua chỉ là sự thông báo mà thôi. Vả lại, bố mẹ chồng đã mất, Minh là con trưởng, đương nhiên phải chăm lo cho em, nếu có điều kiện. Nhưng con số ba trăm triệu đối với Vân là quá to. Giá như Minh chỉ hỗ trợ cho chú Bình cỡ một trăm triệu thôi thì Vân còn chịu được. Nhưng đây là ba trăm triệu đồng, có thể mua được một căn hộ tập thể ở ngoại thành.
Video đang HOT
Vì thế, Vân đã phản đối quyết liệt: “Anh em kiến dài nhất phận. Chú ấy đã có gia đình riêng, có việc làm và thu nhập ổn định. Nếu biết tiết kiệm thì bây giờ mua nhà không phải ngửa tay xin tiền của anh. Nhưng hai vợ chồng lại không biết tiết kiệm. Vợ trưng diện như bà hoàng. Chồng tiêu pha như tỷ phú. Vì thế anh chỉ hỗ trợ chú ấy ít thôi để bắt cả hai vợ chồng phải lo tiết kiệm. Con nhà mồ côi không ai chi tiêu như vợ chồng chú ấy”. Nghe vợ nói như thế, Minh biết là có nói nữa vợ cũng không nghe. Khi người chồng biết có nói mấy vợ cũng không hiểu thì họ không nói nữa. Vì thế Minh khoác áo ra khỏi nhà. Anh đi đâu?
Khi người đàn ông bực mình với vợ thì anh ta đi ra nhà hàng uống rượu một mình. Một người đàn ông ngồi một mình với chai rượu trong tay ấy là lúc anh ta cô đơn nhất. Đàn ông rất mạnh nhưng họ rất yếu đuối khi cô đơn. Lúc này nếu có một người phụ nữ khác chạm khẽ vào bằng một ánh mắt dịu dàng và một vài câu an ủi là anh ta sẽ đổ ngay. May thay, hôm đó không có người đàn bà nào nắm bắt được cơ hội này cả. Ngồi ở nhà hàng Minh đã phải lựa chọn giữa thủ túc và y phục. Đương nhiên là anh sẽ chọn thủ túc, vì người đàn ông hết sức coi trọng huyết thống.
Thay vì tuần sau mới bay vào Sài Gòn nhưng vì giận vợ, Minh quyết định sẽ rút tiền ở ngân hàng và bay vào với em trai ngay ngày mai. Ở Sài Gòn, Minh cùng em trai đi xem nhà. Anh thật sự hài lòng về ngôi nhà mà Bình đã chọn. Việc mua bán diễn ra rất nhanh và bữa tiệc mừng tân gia rất vui vẻ. Ở Hà Nội, sau khi kiểm tra tài khoản ở ngân hàng, Vân biết rằng chồng đã rút ba trăm triệu đồng mang vào Sài Gòn cho vợ chồng đứa em.
Khi người đàn ông bực mình với vợ thì anh ta đi ra nhà hàng uống rượu một mình. Lúc này nếu có một người phụ nữ khác chạm khẽ vào bằng một ánh mắt dịu dàng và một vài câu an ủi là anh ta sẽ đổ ngay
Chị cảm thấy máu trong người mình đang sôi lên, nhưng vẫn cố lấy bình tĩnh để gọi điện cho em chồng: “Nghe tin chú có nhà mới, anh chị rất mừng. Vì ở xa và cũng không biết cô chú đang cần gì để mua mừng nhà mới nên chị gửi mừng cô chú ba mươi triệu đồng, có nghĩa là trong số ba trăm triệu đồng anh Minh mang vào có ba mươi triệu đồng anh chị mừng nhà mới, hai trăm bẩy mươi triệu đồng còn lại, anh chị cho cô chú nợ dài hạn”. Cú điện thoại này khiến Bình phải suy nghĩ.
Chị dâu nói như thế có nghĩa là hai anh chị không nhất trí được về món tiền ba trăm triệu đồng mà anh cả mang vào. Vì vậy, ngay sau khi Minh ra Hà Nội, Bình đã mang sổ đỏ căn nhà mới mua, đến thế chấp ở ngân hàng, vay ba trăm triệu đồng và bay ngay ra Hà Nội trả cho vợ chồng anh cả. Vì không được nghe cuộc điện thoại của vợ gọi cho Bình nên Minh rất bất ngờ. Trước mặt em trai, Minh đã mắng vợ một trận thậm tệ.
Vân cũng không vừa. Chị cãi lại rất kiên quyết: “Anh không được sống kiểu gia trưởng như thế. Của chồng công vợ. Mọi tài sản trong nhà này là của chung và muốn sử dụng như thế nào phải có sự đồng ý của em”. Đàn ông là con trưởng thường tính rất kiên quyết và không dễ nhân nhượng. “Đúng là của chồng công vợ. Ngày mai, tôi sẽ thống kê toàn bộ tài sản và chia cho cô một nửa. Từ nay ai làm người ấy hưởng “. Quyết định của Minh khiến Vân bàng hoàng. Chị nhận ra tình thế già néo đứt dây và lập tức chị không nói thêm gì nữa.
Tối hôm đó, Vân về nhà kể hết mọi chuyện với mẹ để mong được an ủi. Nhưng không ngờ bà mẹ không hề an ủi con gái mà còn mắng cho Vân một trận té tát về cái tội ăn nói xấc xược với chồng và cách ứng xử rất hẹp hòi với anh em nhà chồng. Bà mẹ bắt Vân về xin lỗi chồng và em chồng ngay rồi gửi lại bằng được ba trăm triệu đồng cho vợ chồng chú Bình. May thay là Vân đã biết nghe lời mẹ, đã xin lỗi chồng và chú Bình. Cũng rất may là chú Bình vì sợ gia đình anh cả bị rạn nứt tình cảm nên đã nhận lại ba trăm triệu đồng từ tay chị dâu. Đó là một tình huống hú vía mà Vân sẽ nhớ suốt đời.
Xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử, tử tử tòng tôn (lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con, con chết theo cháu). Đó là tam tòng của phụ nữ. Quy tắc này có từ hàng nghìn năm trước và bây giờ phụ nữ Phương Đông vẫn ứng xử như vậy. Đây là điều mà các ông chồng không thể quên.
Một người con gái lên xe hoa về nhà chồng là xa gia đình bố mẹ đẻ, xa cái nôi yên ấm mà họ sinh ra và lớn lên. Đó là một sự hi sinh lớn của người phụ nữ. Đàn ông không hi sinh được như vậy. Một trăm chàng trai may lắm cũng chỉ có một chấp nhận ở rể. Chính vì tam tòng nên người phụ nữ lệ thuộc vào gia đình bên chồng rất nhiều. Trong gia đình nhà chồng chỗ dựa duy nhất và đáng tin cậy nhất đối với người vợ chính là chồng, vì thế các ông chồng không được quên trách nhiệm của mình với vợ.
Các ông chồng sống với vợ cả đời, sống với bồ (nếu có) chỉ một thời gian ngắn nhưng họ lai chiều bồ hơn vợ, đó là sự ngu ngốc của các đức lang quân. Đàn bà khi lấy chồng chỉ có duy nhất một người đàn ông (đó là chồng). Còn đàn ông sau khi lấy vợ thường hay có những người đàn bà khác, đó không phải là niềm tự hào mà là sự hổ thẹn của giới đàn ông. Đàn ông không được quên rằng nuôi dạy con cái là cả một sự nghiệp vĩ đại. Vì thế dù kiếm được rất nhiều tiền các ông chồng cũng không nên vênh vang với vợ. Đàn ông mạnh nhất là cái đầu, còn đàn bà toàn thân là điểm mạnh, đó cũng là điều các ông chồng không thể quên.
Theo Tuổi trẻ Đời sống
Mẹ mất trí nhớ không nhớ con trai mình nhưng có một câu bà vĩnh viễn không thể quên
Mẹ dường như cảm nhận được một điều gì đó, bà đặt tay lên má anh, ánh mắt âu yếm dịu dàng: "Mẹ rất yêu con!" Đột nhiên một cảm giác quen thuộc dâng trào, Joey như tìm lại được cảm giác ấm áp của tình mẹ.
Mỗi người mỗi ngày đều đang không ngừng tạo ra cho bản thân những hồi ức, dù đó là chuyện buồn hay vui nhưng nó cũng sẽ trở thành một phần cuộc sống của bạn. Nhưng những kỷ niệm đó vô tình bị lãng quên, thì đó chính là đau khổ, giống như câu chuyện của Joey đến từ Ohio và mẹ của anh bà Molly.
Joey 45 tuổi có người mẹ tên là Molly. Năm bà 65 tuổi thì được chẩn đoán mắc bệnh mất trí nhớ. Hồi ức của bà từ từ mất đi, kể cả những người thân yêu gần gũi nhất bà cũng không còn nhớ một ai, kể cả Joey con trai bà.
Ngày hôm đó Joey ngồi trước mặt mẹ, anh cố gắng đánh thức trí nhớ của bà. Joey nói: "Mẹ không biết cha con là ai, vậy mẹ có biết mẹ con là ai không?" Ánh mắt Molly vẫn mơ hồ bà nói: "Không, chắc ta không biết, ai là mẹ của anh?" Mặc dù Joey không ngừng kể lại những kỷ niệm trước kia của bà, bà vẫn không thể nhớ lại: "Ta không biết anh là ai thì là sao có thể biết mẹ anh là ai...". Nước mắt Joey bắt đầu rơi xuống, trong lòng cảm thấy tuyệt vọng vô cùng.
Hàng ngày Joey đều kiên trì đánh thức những kỷ niệm trong lòng mẹ, nhưng bà vẫn không thể nào nhớ bất cứ điều gì.
Joey không nén được nghẹn ngào: "Mẹ không cảm thấy con rất quen, rất thân thiết sao?" Nhưng tiếc rằng mẹ anh vẫn thờ ơ: "Ta nghĩ rằng ta không quen anh."
Nhưng sau đó, bà dường như cảm nhận được một điều gì đó nên đưa tay vuốt nhẹ lên má anh. Bà nhìn anh với ánh mắt trìu mến và rất đỗi dịu dàng: "Mẹ rất yêu con!", đột nhiên một cảm giác thân thuộc ùa về làm cảm động trái tim Joey.
Sau khi tạm biệt mẹ, Joey trở lại xe, anh không thể nào cầm được nước mắt. Tuy sau khi nói ra câu nói đó bà vẫn không thể nhớ Joey là ai, nhưng điều đó chứng tỏ rằng tình yêu trong bà không hề bị mất theo trí nhớ. Tuy thế Joey rất hoang mang và bất lực, anh sợ rằng một ngày nào đó người mẹ yêu quý của mình sẽ không nói chuyện với anh nữa, sợ rằng bà sẽ coi anh như một người xa lạ.
Vì công việc, Joey không thể hàng ngày đến viện dưỡng lão để thăm bà. Những lúc anh nhớ mẹ, câu nói: "Mẹ rất yêu con!" chính là nguồn động lực duy nhất của anh. Câu chuyện của hai mẹ con nhà Joey được rất nhiều sự đồng cảm của cư dân mạng. Cái giác bị người thương yêu nhất không nhận ra mình, đó chính là cảm giác hụt hẫng tuyệt vọng. Niềm an ủi duy nhất của anh hiện nay chỉ có câu nói yêu thương mẹ dành cho anh ngày hôm đó, và anh cũng tự nhớ lại những ngày tháng hạnh phúc trước kia để có thể vui vẻ một cuộc sống còn lại không còn trọn vẹn bên bà.
ĐKN/Sưu tầm
Khi bố vung tay tát tôi, tôi đã nghĩ sẽ đoạn tuyệt tình cha con Tôi thấy mắt bố ngấn lệ, nhưng tôi mãi không thể quên cảnh cả nhà họ đứng trân trân nhìn tôi bị đánh. Sắp tới tôi muốn đoạn tuyệt tình cha con với bố. (Ảnh minh họa) Cha mẹ tôi li dị khi tôi chỉ mới 4 tuổi. Vậy nên, tôi cũng không có ấn tượng nhiều về bố. Tôi chỉ nhớ, ông...