Vợ chồng trẻ chi tiêu ra sao để không phải lo cảnh thiếu tiền?
Những cặp vợ chồng trẻ, đặc biệt là khi mới kết hôn thường dễ gặp phải tình trạng thiếu tiền dù thu nhập hai người ở mức khá. Điều này phần lớn xảy ra do thói quen khi còn độc thân.
Việc chi tiêu trong gia đình làm sao để cặp vợ chồng không cảm thấy thiếu thốn nhưng vẫn có thể để dành một khoản tiết kiệm đòi hỏi sự tính toán khéo léo của hai người. Những cặp đôi mới kết hôn có thể tham khảo những bí quyết dưới đây.
“Ngó lơ” các chương trình khuyến mại
(Ảnh minh họa)
Nếu còn là người độc thân, hẳn bạn sẽ không thể bỏ qua bất cứ chương trình khuyến mãi nào với đa dạng các mặt hàng, từ quần áo, giày dép, mỹ phẩm… Tuy nhiên, khi đã kết hôn, bạn sẽ cần học cách vượt qua “cám dỗ” của những cuộc săn hàng sale. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản trông thấy để lo chi tiêu vào những việc khác cần hơn.
Chưa kể, nếu nhìn lại những món đồ từ lần mua trong đợt giảm giá, bạn có thực sự cần đến chúng, hay lúc đó bạn chỉ nổi hứng thấy thích và liền mua về? Trước khi quyết định mua một món đồ trong chương trình khuyến mãi, bạn hãy xác định mình có thực sự cần hay không? Hãy cố gắng kiềm chế, học cách nói “không” với hàng giảm giá.
Có lẽ thời điểm này, bạn nên quan tâm đến những đợt giảm giá đồ gia dụng, đồ điện tử điện lạnh giúp ích cho cuộc sống gia đình bạn.
Luôn có kế hoạch mua sắm
Hiện tại, bạn không thể chi tiêu theo sở thích cá nhân được nữa. Khi đã tạo dựng cuộc sống gia đình, bạn cần có trách nhiệm chăm lo cho tổ ấm của mình. Để tránh sa đà vào việc mua sắm trong lúc tùy hứng hay “quá tay”, bạn nên cùng chồng ngồi lại với nhau và lên danh sách những món đồ thực sự cần thiết cho hai người. Điều này nên được thực hiện hàng tháng và duy trì đều đặn. Thói quen này sẽ giúp vợ chồng kiểm soát được những thứ cần hoặc không cần mua.
Với những người yêu thích, đam mê công nghệ, bạn cũng cần học cách tiết chế, tránh chạy theo xu hướng, chạy theo những cái mới. Để hạn chế việc tiêu quá nhiều tiền cho những thứ “xa xỉ” hoặc sở thích cá nhân, bạn nên nhìn vào tương lai của hai người, tránh để xảy ra mâu thuẫn gia đình vì những điều không đáng có.
Video đang HOT
Nấu ăn ở nhà
(Ảnh minh họa)
Nếu tính tổng số tiền bạn cần bỏ ra để hai người ăn ngoài mỗi bữa, bạn sẽ rất ngạc nhiên vì với số tiền đó, bạn có thể mua sắm được nhiều thứ khác hoặc dành ra để tiết kiệm nếu như hai người nấu ăn tại nhà. Không chỉ vậy, bạn không cần phải lo lắng về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm.
Bên cạnh đó, việc nấu ăn cùng nhau sẽ giúp hai người càng thêm gắn bó, có nhiều thời gian bên nhau hơn qua mỗi bữa ăn, tạo nên không khí gia đình ấm áp.
Luôn dành một khoản để tiết kiệm
Để không lâm vào cảnh vay mượn hay “chưa đến cuối tháng đã hết tiền”, ngay sau khi lĩnh lương, bạn cùng chồng nên trích ra một khoản nhỏ để tiết kiệm. Hãy cố gắng không “phạm” vào khoản tiền này. Đừng nghĩ rằng nếu tháng này mình tiêu thì tháng sau sẽ bù vào. Rất ít người có thể làm như vậy. Tốt nhất là bạn nên đi gửi tiết kiệm. Qua thời gian, số tiền này sẽ là khoản tích lũy tương lai của bạn. Hơn nữa nó cũng tạo cho bạn cảm giác yên tâm rằng mình luôn có 1 khoản để dành chứ không phải lúc nào cũng trong tư thế “vô sản”.
Mua trả góp
Nếu như vợ chồng vẫn lăn tăn về việc mua những thứ cần thiết, quan trọng với cuộc sống của hai người như mua nhà, bạn không nên đợi đến khi đủ tiền. Bởi hiện tại có nhiều căn hộ, nhà… cho phép người mua được trả góp theo từng tháng.
Đặc biệt, nếu bạn biết hai người đang mang theo một món nợ trên mình, chắc chắn vợ chồng bạn sẽ phải nỗ lực cố gắng hết mình để lo kiếm tiền cũng như chi tiêu tiết kiệm để trả nợ.
Khương Châu
8 sai lầm trong chi tiêu khiến cặp vợ chồng trẻ ví lúc nào cũng rỗng tuếch
Lúc lấy chồng cô ấy thường nghĩ đến những rắc rối có thể xảy ra với gia đình chồng. Nhưng cô ấy không biết có một thứ chi phối cuộc sống của vợ chồng họ hơn cả những mối quan hệ.
Trẻ tuổi đi liền với ít kinh nghiệm trong việc chi tiêu, quản lý gia đình. Nếu để tình trạng này kéo dài thì việc tiết kiệm tiền của vợ chồng sẽ là cả một vấn đề không hề đơn giản. Dưới đây chính là những sai lầm mà các cặp vợ chồng trẻ thường mắc phải nhất.
1. Mua sắm vật dụng đắt đỏ trước và sau khi cưới
Tâm lý muốn vun vén cho tổ ấm nên các cặp vợ chồng trẻ không tiếc hầu bao để mua sắm giường, tủ, bàn ghế, nội thất,... cho gia đình mới. Theo những chia sẻ trên hội, nhóm ở mạng xã hội thì hầu như các cặp đôi đều bỏ ra từ 50 - 200 triệu đồng, tùy vào ngân quỹ của hai người.
Nguồn tiền này thường được lấy ở đám cưới (cha mẹ hai bên cho, tiền mừng cưới), do đột nhiên có một khoản tiền lớn và tâm lý muốn sắm sửa nên vợ chồng trẻ thường hay tiêu hết khoản tiền này.
2. Không có kế hoạch rõ ràng
Bạn nghĩ: "Ôi, mới cưới mà, cứ thong thả một thời gian..." và cứ thế có đồng nào xào đồng ấy. Hệ quả tất yếu là sau năm đầu tiên chung sống, rất nhiều đôi vợ chồng được tin chuẩn bị "lên chức" làm cha mẹ mới giật mình phát hiện không hề có quỹ dự phòng, không có tiền để dành cho tương lai của con. Vì vậy, để đảm bảo cho kinh tế của cả gia đình, ngay sau khi cưới, hai vợ chồng nên thiết lập ngay kế hoạch tài chính. Hai bạn cần kiểm soát được chi tiêu và có những mục tiêu cụ thể để hướng đến.
Ảnh minh họa.
3. Chi quá nhiều cho con cái
Ngày nay, nhiều người dồn hết mọi nguồn lực cho con cái: học thêm, đi du lịch, tham gia các cuộc thi, vào trường tư đắt tiền, đi trại hè....
Thật khó để nói không với những thứ con mình mơ ước và bạn thực sự muốn mang đến cho con tất cả không chỉ vì tình yêu với con mà còn bởi áp lực đến từ những phụ huynh khác, hàng xóm, đồng nghiệp...
Đây là thời điểm tốt để đánh giá lại các giá trị tiền bạc của bản thân và dạy con cái về việc tự tạo ra giá trị sống cho trẻ. Với cách đó, cả gia đình sẽ dùng tiền và thời gian vào những thứ thực sự quan trọng với mỗi người thay vì vào những điều mà hàng xóm đang làm.
4. Tiêu tiền theo cảm hứng
Vừa bước chân vào cuộc sống hôn nhân, người trẻ thường không biết cách quản lý chi tiêu, hiện tượng được nhiều người gọi là "mơ hồ tài chính".
Mỗi khi thấy đồ đẹp, ưng mắt là họ sẽ rút ví mua không đắn đo quan tâm xem vật dụng đó có thật sự thiết thực với cuộc sống mình đang cần?
Điều này phái đẹp thường mắc phải nhiều hơn. Mỗi khi bước vào cửa hàng thời trang, váy áo, làm đẹp là chị em sẽ bị cảm xúc chi phối ví tiền, dẫn đến tình trạng vung tay quá trán. Thậm chí có lúc họ còn tiêu âm cả vào thu nhập của gia đình.
5. Không có quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp
Có lẽ đây là tâm lý chung của những người trẻ tuổi. Bạn mới kết hôn, và cuộc sống có vẻ đang mở ra với bạn. Chẳng có lý do gì để bạn tin rằng sẽ có chuyện xấu xảy ra. Thế nhưng, cuộc sống có bao giờ dễ dàng như vậy. Gia đình nhỏ của bạn luôn cần có một quỹ dự phòng trường hợp khẩn cấp bằng tiền mặt để đảm bảo chi trả sinh hoạt phí cho hai vợ chồng trong vòng từ 3-6 tháng khi có chuyện ngoài ý muốn như mất việc hay tai nạn xảy ra. Ngoài ra, các bạn cũng nên cân nhắc mua các loại bảo hiểm cần thiết.
6. Thích đi du lịch trước khi sinh con
Việc thường xuyên đi du lịch trước khi sinh con khiến cả hai không có những khoản tiết kiệm lẽ ra phải có. Việc này xảy ra ở hầu hết các cặp đôi, nhiều cặp vợ chồng mới cưới sẵn sàng bỏ vài chục triệu đến cả trăm triệu cho những chuyến du lịch chất lượng cao trong nước hoặc nước ngoài, sự so sánh bản thân với cuộc sống của người khác thông qua mạng xã hội khiến nhiều người trẻ thích làm việc này như một cách để thể hiện bản thân.
7. Không phân chia trách nhiệm tài chính giữa vợ và chồng
Sau ng&agr
5 mẹo vàng trong chi tiêu giúp vợ chồng trẻ không bao giờ lo hết tiền Chi tiêu thế nào cho hợp lý luôn là câu hỏi khó đối với mỗi cặp vợ chồng trẻ. Nếu không cẩn thận rất có thể các bạn sẽ tự đẩy mình vào trình trạng: 'Chưa hết tháng đã hết tiền'. Bước chân vào cuộc sống hôn nhân nhiều bạn trẻ còn bỡ ngỡ không biết phải quản lý chi tiêu gia đình...