Vợ chồng trẻ chi 50 triệu cải tạo căn bếp màu xanh giữa Đà Lạt
Muốn rời xa không khí ngột ngạt Sài thành, vợ chồng chị Việt Anh quyết định dọn nhà lên Đà Lạt. Căn bếp là nơi giữ lửa của gia đình, được đầu tư gần 50 triệu đồng để cải tạo.
Mới đây, tài khoản Viet Anh Hoang chia sẻ hình ảnh căn bếp màu xanh bơ thu hút sự chú ý của cộng đồng mạng. Bài viết nhanh chóng nhận gần 20.000 lượt bày tỏ cảm xúc và hàng nghìn bình luận. Đa số nhận xét căn bếp được trang trí nhẹ nhàng, ấm cúng, đặc biệt phù hợp với tiết trời se se lạnh của phố núi.
Chị Việt Anh, chủ nhân bài viết, chia sẻ với Zing gia đình 5 người quyết định trốn khỏi không khí ngột ngạt ở TP.HCM lên Đà Lạt sống sau đợt dịch. Căn nhà bằng gỗ đúng chất Đà Lạt khiến chị nảy ý tưởng thiết kế theo phong cách Modern Farmhouse vừa lãng mạn lại tinh tế, đơn giản. Khoảng sân vườn trước nhà có cây tùng già là nơi gia đình dùng bữa ngoài trời hay nướng BBQ.
Toàn bộ nhà vốn là gỗ ván ép nên khá ẩm mốc, ọp ẹp. Khi cải tạo, cả nhà lột hết phần ván ra, lót mút cách âm và phủ thạch cao để tạo cảm giác mới, thông thoáng hơn. Chị Việt Anh tận dụng gỗ thông, xử lý bề mặt và phủ sơn làm nội thất. Chị đặt trên kệ gỗ các loại cây gia vị như rose mary, nhất mạt hương, bạc hà tỏa hương thơm mát.
Căn bếp có diện tích chừng 10 m2. Sau 2 tuần sửa chữa, khoảng 80% không gian đã hoàn thành. Phần thô và nội thất có giá khoảng 40-50 triệu đồng. “Sau nhiều lần sửa nhà, cửa hàng, do tính mê decor nên mình mua dư và phí rất nhiều. Đợt này rút kinh nghiệm, mình vẽ ra các khu cũng như xác định rõ cần trang trí hay theo phong cách gì. Bên cạnh đó, mình tham gia nhiều hội nhóm để tìm tòi mặt hàng độc”, chị Việt Anh cho biết.
Video đang HOT
Không gian bếp của gia đình tận dụng hàng mây tre của Việt Nam vừa bảo vệ môi trường vừa hợp xu hướng thế giới. “Chỗ vui chơi của con được đặt trong khu vực bếp để mình vừa nấu nướng vừa dễ dàng quan sát”.
Việt Anh chia sẻ bí quyết chỉ nên chọn 2-3 tông màu chủ đạo xuyên suốt để nới rộng không gian và không bị rối mắt. Căn bếp nổi bật với sự kết hợp của xanh bơ, gỗ nâu và trắng. Các vật dụng, nội thất cũng được chọn lựa, sắp xếp sao cho có màu sắc tương đồng.
Góc nổi bật và được chủ nhà yêu thích nhất phải kể đến bộ tủ trắng đựng ly, chén. Từ cái chén, đĩa hay ly bé nhất cũng tuân thủ đúng quy tắc chọn màu. Cân đối được phong cách chủ đạo, giá và công dụng của từng món đồ trang trí khi mua sắm là cách dễ dàng nhất để bạn thêm yêu căn bếp của mình.
'Tôi chi 400 USD sửa lại căn bếp chật chội'
Gia đình tôi đang sống trong một căn nhà nhỏ ở Koeln (Đức). Căn bếp nhà có diện tích khiêm tốn, vỏn vẹn 7,5 m2. Điểm trừ là ít tủ, khu vực chế biến, bày đồ chỉ khoảng 75 cm giữa bếp điện và bồn rửa bát.
Tôi quyết định làm lại bếp chữ L, đóng dạng bàn, có ngăn ở dưới để đồ, thay mặt bàn bếp, sơn lại tủ bếp, đóng thêm kệ, với tổng chi phí khoảng 475USD.
Tôi đã phác thảo bản thiết kế, đo đạc cụ thể và cùng chồng tự tay cải tạo lại căn bếp trong một tuần. Đầu tiên, chúng tôi tháo rời mọi thứ để thay bàn bếp mới, giữ nguyên bếp điện.
Tôi sử dụng mặt bàn bếp gỗ, kích thước 60x230 cm, mua với giá khoảng 94USD. Vì mặt gỗ nguyên miếng nên tôi cần đo đạc kỹ để tạo khoảng trống cho bếp điện.
Để tránh máy cưa làm xước mặt bàn, tôi dán thêm băng dính vào lưỡi cưa.
Tôi dán giấy bạc quanh mặt cắt bếp điện kéo dài đến hết bồn rửa bát để cách nhiệt và chống nước ngưng tụ từ vòi nước nóng và bồn rửa bát.
Tôi thay bồn rửa bát mới. Tôi chọn sử dụng bồn chất liệu granit, có giá khoảng 130 USD. Bồn rửa mới to gấp đôi cái cũ, lòng sâu hơn để tránh bắn nước. 130 USD
Vì đã đo đạc kỹ, bàn bếp khớp các vị trí tủ mà không phải chỉnh sửa lại. Tôi vít ốc cố định lại mặt bàn và dán băng dính chống thấm vào các cạnh.
Sau khi lắp ráp bàn bếp, tôi tiếp tục trét silicone lên các mặt tiếp giáp giữa bàn và tường để chống thấm tuyệt đối.
Để tăng diện tích sử dụng, tôi thiết kế thêm kệ mở. Tôi sử dụng gỗ giẻ gai bán theo thanh, tấm, tổng chi phí mua gỗ khoảng 47 USD.
47 USD
Mặt bàn của kệ mở cũng là gỗ giẻ gai. Tôi sử dụng tấm gỗ đặc nguyên miếng, kích cỡ 50x210 cm. Vì đây là gỗ chưa qua xử lý nên tôi cần sơn chống thấm mặt bàn.
Tôi sử dụng dầu sáp để sơn chống thấm cho mặt bàn. Tôi sơn dầu lên bề mặt và đợi 20 phút, lấy khăn mịn thấm bớt dầu thừa, để 24h cho dầu khô hẳn rồi mài bằng giấy nhám. Sau khi lau bụi gỗ, tôi sơn tiếp dầu gỗ, quá trình này lặp lại khoảng 2 lần.
Kế đến, tôi sơn màu cho kệ và tủ bếp. Trước khi sơn, tôi lau sạch vết dầu mỡ và mài qua tủ bằng máy và giấy nhám. Để màu đều, tôi sơn 2 lớp, mỗi lớp sơn cách nhau 24h.
Tôi dùng wax (lớp sơn phủ) để giữ màu bền, chống bẩn. Tôi sử dụng chổi khi wax và lặp lại thao tác 2 lần.
Vì không có nhiều diện tích nên tôi không lắp thêm tủ trên tường mà thiết kế giá treo gia vị.
Ngoài cải tạo khu bếp, tôi còn sắp xếp lại nhà kho rộng gần 2,2 m2. Khu vực này nhiều đồ dự trữ và khá lộn xộn.
Tôi xếp gia vị vào nhà kho, dán nhãn và ghi tên lên các hũ gia vị để dễ tìm khi nấu nướng.
Tại góc tường nhà kho, Tôi đặt giá để đồ khô như nước trái cây chưa dùng, mì, đồ hộp.
Để căn bếp bớt nhàm chán, tôi sơn một mảng tường đen và trang trí thêm tạo điểm nhấn.
Tôi tận dụng các khoảng tường trống để treo đồ dùng cho gọn gàng.
Vì màu tường khá cũ, tôi lựa chọn sử dụng giấy dán 3D tạo không gian sáng và dễ lau chùi. Khu vực bếp hơn 7 m2 được thay áo mới, có tông màu chủ đạo là xanh bạc hà, đồng bộ với màu phòng khách.
Tổng thời gian hoàn thiện căn bếp là 2 tuần. Tuy thành quả chưa thực sự hoàn hảo nhưng tôi cảm thấy hài lòng vì đã tự tay tô điểm lại cho tổ ấm.
Những ý tưởng thiết kế siêu dễ giúp bạn sở hữu căn bếp đẹp ấn tượng Bạn có thể không cần cải tạo hay làm mới toàn bộ căn bếp. Chỉ cần một vài ý tưởng thay đổi đơn giản, tiết kiệm là bạn đủ để sở hữu không gian nấu nướng với vẻ đẹp bắt mắt. Không gian nấu nướng là nơi được sử dụng nhiều nhất trong nhà. Bạn có thể nấu nướng ở đây, tạo những...