Vợ chồng trẻ bất an với khối tài sản 20 tỷ
Trong tay vợ chồng tôi đang có 20 tỷ đồng, một số tiền không hề nhỏ. Tôi nghĩ với khoản tiền này vợ chồng tôi đã có thể yên tâm ăn chơi hưởng lạc mà không cần làm nhiều nữa.
Người ta bảo có tiền là có tất cả. Hồi trẻ tôi vẫn ao ước sau này mình sẽ có thật nhiều tiền để có thể an tâm hưởng thụ. Sau hơn chục năm lăn lộn trên thương trường, giờ vợ chồng tôi hãnh diện đã có 20 tỷ trong tay. Nhưng công việc làm ăn ngày càng khó khăn, thu nhập không còn được như trước nữa. Nhưng liệu với số tiền 20 tỷ tỷ này, liệu vợ chồng tôi đã có thể ung dung hưởng lạc mà không cần lo tới tương lai?
Vợ chồng tôi lấy nhau được gần 10 năm và đã có 1 bé trai 8 tuổi. Hiện vợ chồng tôi đang sống cùng với bố mẹ chồng trong một ngôi nhà 3 tầng trong khu trung tâm. Cuộc sống gia đình tôi hiện tại rất sung túc và không phải lo lắng nhiều về tiền.
Có 15 tỷ trong tay, tôi chẳng cần làm nhiều nữa. (Ảnh minh họa)
Khoảng 5-7 năm trước khi cơn sốt bất động sản ở Hà Nội bùng phát thì vợ chồng tôi lao vào ôm rất nhiều khu đất ven đô và một số dự án căn hộ chung cư. Nguồn vốn chồng tôi tích lũy từ trước khi cưới, rồi tiền bố mẹ cho để làm ăn, vay mượn từ các nguồn khác nhau, thậm chí có lần vợ chồng tôi đã đánh bài liều, cắm cả sổ đỏ ngôi nhà của bố mẹ. May mắn thay, chỉ trong một thời gian ngắn bán trao tay chúng tôi đã thu về số lãi cả trăm triệu đồng. Càng lãi lại càng ham, số tiền đó chúng tôi lại tiếp tục đầu tư vào các mảnh đất khác, và thần may mắn đã mỉm cười với vợ chồng tôi khi các khu đất đó đều sinh lời. Tuy nhiên mấy năm trở lại đây khi thị trường nhà đất đóng băng, thì việc đầu tư vào bất động sản đã không còn là kênh sinh lời đáng kể nữa.
Nhưng nhẩm tính lại số tiền vợ chồng tôi đang có trong tay cũng ngót nghét tầm 20 tỷ đồng, cộng với thu nhập hàng tháng của hai vợ chồng khoảng 20 triệu đồng/tháng, tôi nghĩ gia đình tôi cũng không phải quá lo lắng về chuyện kinh tế.
Hiện tại vợ chồng tôi vẫn sống chung với bố mẹ chồng, nên tôi bàn với chồng trước hết nên mua cho mình một căn hộ hoặc một ngôi nhà tầm 4-5 tỷ để sau này vợ chồng con cái có thể ra ở riêng. Còn số tiền 10 tỷ sẽ trích ra một ít để đi du lịch nước ngoài, số còn lại sẽ gửi tiết kiệm để lấy lãi ăn dần hàng tháng. Còn số tiền lương của cả hai vợ chồng cũng đủ chi tiêu các khoản sinh hoạt cho gia đình rồi.
Nhưng chồng tôi lại rất lo lắng và buồn phiền, bởi anh là người rất ham thích mạo hiểm, lại máu mê làm ăn và kiếm tiền. Giờ các nguồn thu nhập giảm sút đáng kể, anh tỏ ra bức bối khó chịu và suy nghĩ rất nhiều. Chồng tôi bảo giờ tiền đồng mất giá, có gửi tiết kiệm cũng chẳng đáng bao nhiêu, rồi có biết bao khoản phải chi tiêu, sau này còn phải lo cho bố mẹ già và con nhỏ, nếu cứ ỷ lại vào số tiền đó thì không biết sẽ trụ được bao lâu. Và anh đang đau đầu tìm kênh kinh doanh hay đầu tư nào đó để sinh lời, tiền đẻ ra tiền.
Tôi thì an ủi chồng là thôi coi như ít việc thì có thời gian đi chơi hưởng thụ, điều mà trước đây vợ chồng tôi rất ít làm vì không có thời gian. Tiền kiếm được nhiều thì cũng phải có thời gian tiêu đi chứ. Cứ mải mê lo kiếm tiền thì sau này già đã biết gì đến mùi vị của cuộc sống, không khéo lại “cốc mò cò xơi”. Nhiều nhà mới có 1-2 tỷ trong tay, có nhà cửa đầy đủ đã không đi làm nữa để dành thời gian chăm sóc con cái rồi. Bây giờ làm ăn khó khăn nên rất dễ rủi ro, đầu tư không đúng chỗ không khéo lại thành trắng tay thì dở.
Có tiền tỷ trong tay, tôi có thể yên tâm vui chơi hưởng lạc? (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Dù ngoài mặt an ủi chồng như vậy nhưng bản thân tôi cũng băn khoăn lắm. Tôi không biết số tiền 20 tỷ đồng kia có đủ cho vợ chồng con cái tôi ăn tiêu đến cuối đời mà không phải lo lắng gì hay không? Tôi cũng đang dự định sẽ sinh thêm đứa con thứ hai. Tôi cũng muốn cho con mình được ăn học tử tế đàng hoàng như con những nhà có tiền khác, ví dụ cho cháu học trường quốc tế hoặc cho cháu đi du học nước ngoài chẳng hạn. Tương lai chưa có gì chắc chắn và đảm bảo là không có những chuyện mình không lường trước được xảy ra.
Cuộc sống từ có tiền ít lên nhiều thì dễ chấp nhận còn từ nhiều xuống ít thì khó chấp nhận lắm. Tôi viết tâm sự này để xin các bạn đứng ngoài cuộc sáng suốt hãy cho tôi lời khuyên: Nếu tình huống xấu nhất là vợ chồng tôi chỉ còn thu nhập khoảng 20triệu/ tháng cùng với số tài sản 20 tỷ như vậy thì tiêu tới cuối đời có ổn không? Có cần phải ra sức kiếm tiền thêm không hay có thể an tâm hưởng thụ? Tôi xin cảm ơn rất nhiều.
Theo VNE
Đầu tư căn hộ thu về mớ rau: Thua đau một đời
Gửi tiết kiệm hàng chục năm với giá trị tiền khi gửi khá lớn, nhưng khi nhận lãi tiết kiệm, nhiều người ngã ngửa khi tiền gửi "bốc hơi" chỉ còn bằng vài tô phở, hoặc mớ rau...
Gửi tiết kiệm 20 năm, một căn hộ còn 3 tô phở
Theo thông tin trên báo Kiến thức, từ năm 1982-1985, vợ chồng ông Lê Minh Toán (phường Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã dành dụm tiền để gửi 12 cuốn sổ tiết kiệm, với tổng giá trị là 4.100 đồng, vào các quỹ tiết kiệm thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương.
Khi đó, ông Toán công tác ở Công ty Điện lực Hà Nội, lương 310 đồng/ tháng. Ông nhớ lại 310 đồng lúc đó to lắm, vì tiền rất có giá trị, mệnh giá cao nhất cũng chỉ là 10 đồng. Căn hộ tập thể mà vợ chồng ông đang sống được mua những năm 1980 với giá 3.100 đồng. Ở thời điểm ấy, số tiền ông gửi đủ mua thêm một căn hộ nhỏ ở trung tâm Hà Nội. Vợ ông cũng là công nhân một công ty Nhà nước.
Đến khi về hưu, năm 2002, ông Toán cầm sổ tiết kiệm ra ngân hàng rút tiền. Tuy nhiên, địa chỉ và nhiều chi nhánh đổi tên hoặc sáp nhập chi nhánh khác. Sau bao lần trùng điệp truy tìm cái ngân hàng đã gửi tiền, sau rất nhiều đơn thư và sau bao thủ tục xác minh từ phía ngân hàng, ông Toán được rút tiền.
Ông Toán bên một sổ tiết kiệm còn giữ lại được.
Ông áng chừng toàn bộ số tiền cả gốc lẫn lãi mà cả đời ông gửi tiết kiệm sẽ vào khoảng 50-70 triệu đồng. Song ông đau xót khi biết số tiền mà khi biết, sau 20 năm, cả gốc lẫn lãi số tiền mà ông gửi chỉ được 109.778 đồng, đủ ăn được vài ba tô phở.
Từ đó đến nay đã 13 năm, ông Toán chưa đến ngân hàng để rút số tiền tiết kiệm đó. Hiện Ngân hàng Nhà nước TP. Hà Nội vẫn giữ toàn bộ 12 cuốn sổ tiết kiệm của ông.
Gửi tiết kiệm 30 năm, 5 tháng lương mua được 1 mớ rau
Chịu chung hoàn cảnh như ông Toán, bà Lê Thị Bích Thủy (ngụ Bình Thạnh, TP.HCM) sau 30 năm gửi tiết kiệm, với giá trị khi gửi khoảng 5 tháng lương, nhưng khi nhận giá trị tiền gửi chỉ còn mua được 1 mớ rau.
Theo thông tin trên báo Tuổi Trẻ, năm 1983, theo sự vận động của tổ dân phố nơi sinh sống, bà Thủy gửi tiết kiệm 270 đồng (mệnh giá thời điểm đó) vào Quỹ tiết kiệm chi nhánh Bà Chiểu, địa điểm lãnh tiền tại Kho bạc Nhà nước ở địa chỉ 368 Bạch Đằng, P.14, Q.Bình Thạnh. Số tiền 270 đồng của bà Thủy gửi tiết kiệm vào thời điểm gửi được xem như cả một gia tài mà vợ chồng bà đã dành dụm từ nghề sửa tủ lạnh. Số tiền này tương đương năm tháng lương của một công chức và đáng giá tiền sinh hoạt nhiều tháng của một gia đình đông người. Bà Thủy đã giữ cẩn thận sổ tiết kiệm trong nhiều năm, nhưng chỉ vì nghĩ mình chưa cần đến số tiền này nên bà cũng không tính đi rút.
Bà Lê Thị Bích Thủy với cuốn sổ tiết kiệm giá trị tiền gửi chỉ còn mua được 1 mớ rau.
Ngày 8/10/2014, bà Thủy đến cơ sở Bạch Đằng, hiện là Kho bạc Nhà nước Q.Bình Thạnh, để lãnh tiền tiết kiệm theo quy định lúc bà làm sổ tiết kiệm, nhưng nơi đây cho biết kho bạc không còn có nhiệm vụ này nữa mà hướng dẫn qua "Ngân hàng Công thương ở đường Đinh Tiên Hoàng".
Sau hơn 30 năm, dựa trên lãi suất thay đổi theo từng thời kỳ cũng như do trải qua thời kỳ đổi tiền, giá trị tiền đồng cũng thay đổi, Ngân hàng VietinBank - đơn vị tiếp nhận và giải quyết sổ này - đã tính cả gốc lẫn lãi cho bà Thủy là 4.385 đồng.
Không muốn đến ngân hàng nhận số tiền gửi tiết kiệm giờ chỉ mua được mớ rau, ngày 12/12/2014, bà Lê Thị Bích Thủy đã trao sổ tiết kiệm có thời điểm gửi tiền từ năm 1983 cho đại diện Bảo tàng TP.HCM để đưa vào Bảo tàng trưng bày.
Ngã ngửa khi nhận lãi tiết kiệm
Liên quan đến câu chuyện tiền tiết kiệm "bốc hơi", anh Quãng Hùng Minh (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) kể câu chuyện tương tự của cha mình là ông Quãng Văn Hai trên Tuổi Trẻ.
Anh Minh cho hay, năm 2001, sau khi "gõ cửa" nhiều nơi, gia đình ông được hướng dẫn đến NH Công thương VN (VietinBank) chi nhánh 3, TP.HCM sẽ là đơn vị chi trả cho khoản tiết kiệm có số dư gửi là 1.800 đồng vào ngày 8/11/1975 do ba anh Minh đứng tên.
Thông báo mời lãnh tiền tiết kiệm của NH Công thương VN chi nhánh 3 gửi cho ông Hai.
Trong thông báo mời đến lãnh tiền tiết kiệm, VietinBank chi nhánh 3 cho biết số dư tài khoản tiết kiệm của ba anh Minh tới ngày 31/12/2000 là 23.562 đồng. Đây là số tiền được tính dựa trên lãi qua từng thời kỳ đổi tiền và lãi suất thay đổi theo thời kỳ.
"Nhận giấy mời lãnh tiền mà nhà tôi ngã ngửa. Tiền lời không đủ tiền xe lên ngân hàng lãnh tiền nên ba tôi cũng bỏ luôn. Đến giờ tôi vẫn giữ tờ giấy báo làm kỷ niệm" - anh Minh cho biết trên báo này.
Do đồng tiền mất giá?
Chuyên gia tài chính Đinh Thế Hiển cho biết trên báo Tuổi Trẻ, trước đây phần lớn người dân đi gửi tiền tiết kiệm hay mua các dạng công trái... trong tinh thần đóng góp xây dựng đất nước nên ít ai để ý đến lãi thế nào.
Về nguyên tắc, những sổ tiết kiệm này dù bao năm đi nữa trách nhiệm của ngân hàng là phải lưu trữ, xác minh hồ sơ, chứng từ để luôn bảo đảm chi trả cho người dân, dù người dân quên 20-30 năm thì vẫn phải cộng dồn lãi suất và tính toán đúng.
Sổ tiết kiệm của những năm 80. Ảnh minh họa.
Thực tế, do đồng tiền mất giá, người gửi tiết kiệm lại không đến điều chỉnh một thời gian dài dẫn đến giá trị cuốn sổ tiết kiệm giảm dần theo thời gian.
Cũng bàn về vấn đề này, ông Cao Sĩ Kiêm, nguyên Thống đốc NHNN, cho biết trên Tuổi Trẻ: "Số lượng người gửi tiết kiệm trước đây nhiều lắm, thiệt hại của họ cũng rất lớn. Người ta có 10 đồng thì người ta mất 9 đồng. Đó là lịch sử mà chúng ta đã trải qua. Mọi người có lẽ đành phải chấp nhận". Tuy nhiên, ông cũng cho rằng: "Khi người dân có những băn khoăn, thấy tiền gửi vào ngân hàng mà không sinh lợi thì ngành ngân hàng phải xem xét. Lòng tin của người gửi tiền giảm đi thì ngân hàng nên nhận thấy đây là yếu kém của mình".
Giám đốc một ngân hàng thương mại cũng nhìn nhận nhiều người gửi tiền tiết kiệm trong giai đoạn những năm trước do biến động lịch sử nên cùng với thời gian số tiền bị trượt giá đi đáng kể. Vấn đề là cách chi trả thế nào để người gửi tiền cảm thấy được chia sẻ.
Theo Vietnamnet
Gửi tiết kiệm nhưng không rút được tiền, cần làm rõ đúng sai Gởi vào Ngân hàng Agribank (TP HCM) 400.000 euro, giờ muốn rút, ông Dương Thanh Nghị ngỡ ngàng khi biết sổ tiết kiệm đã bị cán bộ ngân hàng thế chấp vay 10,4 tỷ đồng. Ngỡ ngàng hơn khi phía ngân hàng trả lời, việc liên quan đến Nguyễn Lê Kiều Quang (nguyên giám đốc phòng giao dịch Agribank Hòa Hưng, thuộc Agribank...