Vợ chồng tôi sắp ly dị vì chiếc quần lạ bị xát đầy ớt trong nhà
Tôi nghi chông gai gu bên ngoai, cô ta cô tinh nhăc nhơ tôi hoặc co ke ghen ăn tưc ơ, muôn pha hoai gia đinh tôi.
ảnh minh họa
Vơ chông tôi lây nhau đươc 4 năm va co môt bé trai 3 tuôi. Hôm qua, 2 vơ chông cai nhau to, đên trưa hôm nay thi chuyên sang chiên tranh lanh. Tối đó, chông tôi giăt và phơi quân ao, vi ơ riêng nên chúng tôi luôn hô trơ nhau viêc nha. Hôm sau đó, tôi lấy luôn đồ lót đang treo ngoài hiên để thay, vừa măc xong tôi thây nong ran nên vôi cởi ra kiêm tra, măt trai quân bị xat đây ơt va chiêc quân đó không phai cua tôi. Thế là vơ chông tôi cai nhau, chông bao tôi dưng chuyên đê kiêm cơ gây chuyên. Nhưng nha ngoại tôi đang co tang, công viêc bân rôn, làm gì còn tâm trang nghi ra mây chuyên đo.
Tôi nghi có thể chông gai gu bên ngoai, cô ta cô tinh nhăc nhơ tôi hoặc co ke ghen ăn tưc ơ, muôn pha hoai gia đinh tôi. Tôi chỉ định hoi chồng vê chiêc quân xem thai đô thê nao, vậy ma anh làm âm lên. Điêu buôn nhât la môi lân cai nhau, anh đêu goi điên thoai vê cho me đe tôi kể lể và trach cư. Tôi thây hanh đông đo thât thiêu suy nghi, le ra vơ chông nên đong cưa bao nhau mới phải. Liêu môt ngươi chông như thê co đang đê tôi gưi găm không? Bây giơ tôi nghi tơi trương hơp xâu nhât la ly di vi thưc sư cam thây không con tôn trong chông. Rât mong chuyên gia và bạn đọc cho tôi lơi khuyên chân thanh nhât.
Chị thử ngẫm lại xem, trong đời sống hằng ngày, chị có gây mích lòng hàng xóm láng giềng, hoặc vợ chồng chị có làm gì để người khác cảm thấy bị tổn thương hay gây thù chuốc oán với ai bên ngoài không? Đôi khi chị vô tình làm ảnh hưởng tới người khác mà không biết hoặc không nhận ra.
Nếu chị vẫn không tìm ra đối tượng khả nghi thì còn một cách suy đoán nữa đó là tình địch của chị, chỉ có sự ghen tuông nhỏ nhen mới nghĩ ra những việc trả đũa như vậy. Thay vì làm ầm ĩ với chồng, sao chị không ngồi lại cùng anh bàn bạc cách để tìm ra đối tượng đó là ai? Khi quyết định phản ứng, nhất là phản ứng trong đời sống vợ chồng, chị nên cân nhắc cách nào cho hiệu quả nhất. Chị ngẫm xem nếu sự thật chồng có tình ý với ai đó bên ngoài, thì anh có dễ dàng thú nhận với chị không? Cho nên trong tình huống như vậy, nếu chị đóng vai là nạn nhân để kéo chồng về cùng phía với mình mà xử lý vấn đề thì có lẽ sẽ lợi hơn nhiều.
Video đang HOT
Qua thư tôi thấy chồng chị thiếu tính phóng khoáng quảng đại của đàn ông và hay chấp nhặt, than phiền với ba mẹ chị. Điều này cho thấy anh hơi thiếu tự tin vào bản thân, nên mới kéo ba mẹ vợ vào cuộc, mong ông bà dùng quyền lực cha mẹ giúp hai vợ chồng giải quyết. Anh chỉ nghĩ tới cái lợi là giải quyết được mâu thuẫn vợ chồng mà không biết đã gây cho chị sự bực bội, buồn phiền…
Tuy nhiên, với tính cách như vậy chưa đến mức khiến chị phải nghĩ tới việc ly hôn, vì sự chia ly ảnh hưởng rất lớn lên đời sống tâm lý của con. Chị hãy cùng chồng ngồi lại, những điều cả hai không hài lòng về nhau. Làm được điều này đòi hỏi cả hai phải bình tĩnh, kiên nhẫn lắng nghe nhau, đặt mình vào vị trí của người kia để hiểu tại sao đối phương lại hành xử như vậy. Đặc biệt, chị hãy nói lên cảm xúc của mình, mong muốn chồng sống và hành xử với mình ra sao để chị giữ được sự tôn trọng với anh. Như vậy cuộc hôn nhân mới có thể duy trì bền vững, ngược lại chị sẽ dễ chán nản và buông tay. Đôi khi chị cũng nên cảnh báo cho đối phương biết những đều cấm kỵ trong suy nghĩ và cảm xúc của mình để họ kịp thời điều chỉnh.
Chuyện lần này không thể bỏ qua dễ dàng, bởi đó là dấu hiệu bất thường trong các mối quan hệ của vợ chồng chị, và chị hãy giải thích cho chồng hiểu tầm quan trọng của việc này. Nếu anh cứ làm ầm ĩ, không chịu đối mặt để giải quyết thì chị có thể mời cha mẹ hai bên cùng nói chuyện với hai vợ chồng. Trong trường hợp chồng chị vẫn tiếp tục giấu diếm, không chịu hợp tác, chị nên thử theo dõi mọi hoạt động của chồng xem có vấn đề gì không rồi mới có thể tính tiếp được. Chúc chị bình tĩnh và sáng suốt.
Theo Xaluan
Hãy để cho chính mình được yên!
Đừng có khẳng định rằng lên án người thứ 3 là để bảo vệ luân thường đạo lý cho xã hội. Cách nói ấy hoàn toàn đúng thôi, nhưng mà viển vông!
Tôi được nghe nhiều về những ồn ào. Đâu đó, có cô đào nóng bỏng, đang làm người thứ 3. Không phải trên sân khấu, mà là trong đời thực. Chuyện ngoại tình vốn đã là chủ đề rất nóng, râm ran, bây giờ trở thành sôi ùng ục. Người khen kẻ chê, người thở dài cho cái thời "mạt pháp". Người so sánh, đắn đo, kẻ ào ào "không chấp". Nhưng vì sao đàn bà cứ phải kích mũi dùi vào nhau?
1.Nhà vua cưới vợ qua một chiếc hài:
Hồi nhỏ, có những bạn bè trẻ dại của tôi mơ ước làm cô Tấm. Nghĩa là được ông Bụt thật thương, được òa khóc đã đời khi có người bắt nạt, rồi được giúp đỡ cho muôn nghìn công việc và mặc đẹp, vội vã đánh rơi giày, để có người giàu có, sang trọng đến tìm và hồ hởi đón về.
Ai đó nói rằng bởi cô Tấm đã chịu quá nhiều đau khổ trên đời. Thật ra, đó chẳng qua là ông Bụt đang thiên vị! Cũng là vì tác giả đã giấu đi nỗi vất vả áo cơm của người dì ghẻ. Tấm đi bắt tép mò cua, đi chăn trâu cắt cỏ, những việc bình thường mà đứa trẻ làng quê nào không phải làm? Dì ghẻ làm vợ lẽ, lại còn phải lo cho cả gia đình! Sự giấu đi nỗi vất vả của dì, giấu đi nỗi thua thiệt tủi thân sinh ra làm con vợ lẽ, lại trong hình hài xấu xí của cô bé Cám đã là một góc nhìn rất thiếu công bằng. Cám dù sao cũng chỉ là đứa trẻ, nó đang đi theo mẹ, theo chị để học những bài học về đời. Và trong những ngày học hỏi, nó nhận cả cái tốt và cái xấu tác động vào trí óc, không tránh khỏi những khi có sự ăn vạ tầm thường, không tránh khỏi có lúc "lưu manh" muốn ăn gian công sức. Giá như ông Bụt đừng can thiệp vào, ít nhất, sẽ không đẩy Cám vào sự lưu manh khi vào hùa với mẹ chặt cau cho Tấm chết tươi, không có sự làm thịt con cá Bống, không có chuyện bóp chết Vàng Anh... Bà dì ghẻ, trong nỗi vất vả đớn đau, ác mãi rồi sẽ chết, Tấm và Cám đều có thể bình yên bên một anh trai làng và quên chuyện cũ.
Câu chuyện chỉ kể hay về Tấm, như một sự bóp méo đi nỗi vất vả của tất cả mọi người đàn bà trong nỗi chúng sinh. Thật ra, đàn bà bình đẳng và hoàn toàn như nhau, vừa nhẩn nha vụn vặt vừa nhân hậu, vừa cay nghiệt chua ngoa, vừa tha thiết yên bình... Y hệt như nhau! Nên tôi mới thấy, ông Bụt quả là người thiên vị! Để rồi có ngày Tấm làm thịt em mình... Chỉ vì một ông vua!
Mà ông vua ấy, oái oăm ở chỗ, bỗng dưng lấy vợ vì một chiếc hài! Bi kịch từ một chiếc hài mà ra, hay bi kịch từ lòng tham của Tấm? Và sự bênh vực của những người chỉ thấy Tấm xứng đáng được xỏ chân vào hài? Có ích kỷ không?
2.Chỉ có đàn bà khiến đàn bà đau:
Giữa hai lựa chọn: Một là xông vào chỉ trích nhiệt tình, ném đá thậm tệ, tẩy chay gay gắt như muốn ăn tươi nuốt sống những người đã bị gắn mác chia rẽ vợ chồng người khác; Hai là cứ thản nhiên, thờ ơ như kiểu không có gì để mất, như gián tiếp ngấm ngầm cổ vũ cho lối chồng chung, thì đàn bà có lựa chọn nào không?
Nếu cố tình đẩy mình đến nỗi cực đoan thì đúng là chỉ có 2 góc nhìn ấy thôi. Phải đủ bình tâm thì mới thấy, còn một cách khác hơn, chính là "Để cho chính mình được yên!".
Thôi đừng cố công kể tội người thứ 3, nào là không có quyền, nào là âm mưu chia rẽ, nào là ác nhân thất đức này kia. Nếu anh chồng ráo hoảnh muốn ra tòa ly dị, thì trong gang tấc, người có quyền lên tiếng bỗng trở thành kẻ bị hất đổ cái ngôi hoàng hậu. Ta bám víu vào cái vương miện vốn có thể bị tước đi bất cứ khi nào để lên án người thứ 3, ta nghĩ, có bền vững không? Được mất, thật giả gang tấc thế, mới thấy là phù du. Bám vào một thứ phù du, thì mọi lý lẽ đều phù du hết. Đừng nói với tôi rằng vì mẹ con nhà Cám chặt cau cho Tấm chết thì mới đến lượt Cám vào thay chỗ. Tôi lại thấy, nếu lòng vua thực sự dành Tấm, thì Cám hay ai cũng đều không có cơ hội nào...
Đừng có khẳng định rằng lên án người thứ 3 là để bảo vệ luân thường đạo lý cho xã hội. Cách nói ấy hoàn toàn đúng thôi, nhưng mà viển vông! Bởi nhiều khi, trong cơn cuồng phong của những giá trị đạo đức đang xuống dốc, cái cần là mỗi một chúng ta hãy để mình bình an, để đừng góp thêm vào cơn gió ấy những lời chửi bới. Để con cái chúng ta có chỗ trở về, có nơi nương tựa tinh thần, để cảm thấy bình an sau đổ vỡ của cha và mẹ, chứ không phải để trở thành một kẻ chửi chồng, chửi đời, chửi tất cả những gì lấy đi cái đang yên ổn ở trong tay mình.
Ai đó cảm thấy đau đớn vì tiếc công gây dựng gia đình, tiếc những tháng ngày hi sinh cho chồng, cho con. Về điều này thì nên xem lại quan niệm cho và nhận. Ta cho đi điều gì, nếu phải cân nhắc đến mức có nhận về được không thì có thật là đạo đức không? Ta đang lên án đạo đức xã hội đấy, vậy mà ta chăm chăm đòi lại những gì ta đã cho đi? Hơn nữa, nhìn ở góc độ khác, thì những gì ta đã cho đi, chẳng mất đi chút nào. Tất cả đều ở lại, trong ký ức, trong sự bình yên và trân trọng về nhau. Vấn đề chỉ là ta có định giữ sự bình yên ấy lại cho chính mình hay không? Món quà đẹp cho đi, người khác không nhận, nó vẫn là món quà ở lại với mình!
Tôi chưa bao giờ thấy câu chuyện đổ vỡ của những gia đình là hay, là tốt. Chưa bao giờ nhìn những người thứ 3 như một biểu tượng của cái giỏi, cái vui. Nhưng tôi thấy đau xót cho những người đàn bà cứ gồng lên chống lại cái sự thật chẳng mấy vui rằng, điều lớn nhất thuộc về ông vua. Ông vua đã cài vào tóc ta vương miện, chỉ vì yêu ta qua 1 chiếc hài. Ta đã không hiểu, hoặc ta hiểu mà vì vương miện, ta cố tình bỏ qua, những tín hiệu cho sự nông cạn và thói tầm thường, ở người mà ta quyết định dành cả cuộc đời này để yêu thương!
Theo Emdep
Chồng bịa chuyện tôi ngoại tình vì không muốn nuôi con bị tự kỷ Tôi đề nghị ly dị và bảo chồng mang theo một đứa con đi nhưng anh ta không chịu, nói là không có nhà ở. ảnh minh họa Tôi 34 tuổi, có trình độ, thu nhập tốt, ngoại hình khá, thẳng thắng, quan hệ rộng rãi. Tôi cưới chồng khi 27 tuổi sau 2 năm yêu nhau, lúc đó tôi nghĩ anh thực...