Vợ chồng tôi sa cơ lỡ vận vì suy nghĩ nhất thời
Nhiều đêm, tôi và chồng đều không sao chợp mắt được vì không có công ăn việc làm. Chúng tôi chỉ mong ngày mai, ngày mốt sớm tìm được việc để nuôi con. Sau biến cố này, tôi thực sự sẽ chẳng dám ở nhà để chồng nuôi nữa.
Chào Minh Huệ – Người đang băn khoăn với việc “Ở nhà chồng nuôi liệu có hèn”!
Tôi cũng là người vợ bị chồng xúi bẩy ở nhà làm nội trợ. Và cuộc sống của 2 vợ chồng ngày càng sa vào túng quẫn hơn khi vừa mới đây anh rơi vào cảnh thất nghiệp nốt.
Hai vợ chồng tôi năm nay đều đã 33 tuổi. Ai cũng bảo: “Cùng tuổi nằm duỗi mà ăn”. Thế mà cuộc sống vợ chồng tôi bao năm qua cứ lận đận quá chừng.
Tôi tốt nghiệp đại học chuyên ngành hành chính. Ra trường, tôi đi làm văn phòng cho một đơn vị Nhà nước. Đồng lương cũng chỉ ba cọc ba đồng nhưng tôi vẫn vui vì được làm đúng chuyên môn.
Chồng tôi làm nhân viên kinh doanh cho một hãng dệt may lớn. Có tháng thu nhập của anh bằng tiền lương cả năm của vợ. Nhờ vậy, vợ chồng tôi sẵn tiền tiêu rủng rỉnh. Chi phí cho vợ chồng và một con gái xong, vợ chồng tôi vẫn còn dư mỗi tháng 5 – 8 triệu đồng.
Nhiều lần anh liên tục “nã” vào tai vợ: “Lương em còn không đủ thuê người giúp việc trong nhà. Chưa kể em đi làm còn phải lo quần áo, trang điểm. Thà em ở nhà trông con cho tốt”.
Lúc đầu, tôi tỏ ra không bằng lòng với ý kiến của chồng. Nhưng sau mỗi lần đi chợ, tôi thấy đồng lương của mình đúng là chỉ đủ nuôi thân. Kinh tế gia đình do một tay anh gánh vác.
Tôi xin nghỉ việc ở nhà làm nội trợ. Ít lâu sau, tôi sinh thêm một cháu nữa. Hai nách hai con, dẫu ở nhà mà tôi vẫn đầu tắt mặt tối. Mỗi ngày tôi phải nấu ăn cho con 5 bữa, quần áo giặt 2 chậu đã vắt kiệt sức của tôi rồi.
Video đang HOT
Vướng con nhỏ, tôi gần như không giao lưu với những người xung quanh, trừ mỗi lúc đi chợ. Bàn tay tôi mỏi rã rời, đầu óc mụ mị đi.
Có hôm, công việc của chồng bận quá. Buổi tối anh nhờ tôi soạn giúp các mẫu văn bản. Lâu không mó tay vào công việc, tôi dờ dẫm mãi rồi làm nhầm tứ tung. Có lẽ, công việc thích hợp nhất với tôi là nội trợ. Làm lâu mãi thành quen, quen mãi thành nghề.
Cuộc sống của vợ chồng tôi trong 6 năm đầu cũng ổn. Chồng tôi cố gắng đem nhiều tiền về nuôi vợ con. Còn tôi làm người mẹ hiền, vợ đảm.
Ai biết cuộc sống này lại có lúc lỡ tay chèo. Công ty chồng tôi làm nợ lương nhân viên hết tháng này sang tháng khác. Cũng chẳng biết trách ai vì thời buổi khó khăn chung.
Vợ chồng tôi đã phải lôi hết các khoản tiền tiết kiệm ra tiêu. Nhưng “miệng ăn núi lở”, tiêu bao nhiêu cũng hết. Chúng tôi bắt đầu nháo nhào lo cho miếng cơm manh áo của gia đình mình.
Chồng tôi xin nghỉ việc. Anh cầm đơn xin việc chạy đôn đáo khắp nơi. Chỗ nào cũng trả lời đang cắt giảm nhân sự. Hoặc có chỗ nhận anh vào làm nhưng đồng lương chẳng đủ tiền xăng xe. Anh chán ngán nhìn đống hồ sơ xin việc đang chất ở nhà.
Thất nghiệp, thời gian nhàn rỗi nhiều, chồng tôi buồn bã sa vào rượu chè với đám bạn tối ngày. Nhiều tối anh say xỉn về nhà. Vợ chồng tôi nhiều lần cãi vã trách móc lẫn nhau.
Trong lúc khó khăn, tôi cũng phải xắn tay giúp chồng. Tôi làm đơn xin việc gửi tới một số cơ quan. Nhiều chỗ chê tôi có tuổi, không bắt nhịp nhanh với tiến độ công việc. Cái bằng đại học của tôi lâu không được sử dụng nên đã lỗi thời.
Suốt nửa năm nay, vợ chồng tôi vẫn chưa tìm được công việc phù hợp. Con cái thì đang sức ăn sức lớn. Thương con quá, tôi đi lấy hoa quả ở các chợ đầu mối đem ra chợ bán.
Đi chợ được một tuần, tiền bán hàng của tôi chẳng đủ hòa gốc. Hình như tôi không có duyên bán hàng hay sao ấy. Hàng liên tục ế ẩm, quả chín đến bị hư ra. Tôi đành dẹp hàng. Chồng tôi sau một hồi loay hoay với đủ thứ nghề mà lương chả được là bao cũng đâm ra nản và ở nhà.
Vợ chồng tôi sa cơ lỡ vận vì suy nghĩ nhất thời. Gia đình tôi tuy chưa sa vào cảnh “ăn bữa sáng, lo bữa tối” nhưng chi tiêu đã chật vật và chỉ ở mức cầm cự được.
Nhiều đêm, tôi và chồng đều không sao chợp mắt được vì không có công ăn việc làm. Chúng tôi chỉ mong ngày mai ngày mốt sớm tìm được việc để nuôi con. Sau biến cố này, tôi thực sự sẽ chẳng dám ở nhà để chồng nuôi nữa.
Theo Eva
Cháu trót yêu "gã nhà quê"
Anh ấy ăn nói rất lưu loát, chứ không nói hề ngọng như cháu vẫn nghĩ về người nhà quê
Bố mẹ cháu đều xuất thân từ nông thôn lên Hà Nội lập nghiệp. Tuy đã sống ở thủ đô khá lâu và gia đình cháu cũng thuộc vào loại có của ăn của để, nhưng cách suy nghĩ của bố mẹ cháu vẫn "nhà quê". Chẳng hạn, bố mẹ cháu vẫn giữ ngôi nhà ông bà nội cháu để lại, thuê người trông nom và tháng nào cũng bắt anh em cháu phải về quê một lần (khoảng cách cả đi cả về gần 150km bác sĩ ạ). Theo kế hoạch thì đây sẽ là nơi bố mẹ cháu dưỡng già sau khi về nghỉ hưu và khi chúng cháu đã có công ăn việc làm đầy đủ. Về quê thì mệt mỏi, thiếu thốn đủ thứ nên chúng cháu chỉ thích về một ngày thôi, chứ hai ngày là chán. Bố mẹ cháu cố gắng để anh em cháu thấy yêu thích quê hương, nhưng thực sự là cháu thấy mệt mỏi mỗi khi về quê. Nhưng cháu thấy kinh khủng nhất là chuyện bố mẹ cháu chọn người yêu cho cháu. Lý do chọn người yêu cho con gái của bố mẹ cháu rất đơn giản: Ông bà, bố mẹ người ấy tốt sức khỏe tốt, chăm chỉ làm ăn, học giỏi, không có điều tiếng gì với bà con làng xóm láng giềng...
Lúc còn bé thì không sao nhưng càng lớn thì cháu lại càng bị ám ảnh bởi vụ hứa hôn của bố mẹ cháu, nhất là cái người mà bố mẹ cháu nhắm cho cháu thi đỗ đại học năm ngoái, với điểm số rất cao. Bố mẹ cháu về tận quê đón con rể tương lai lên nhà ăn nghỉ một tuần để thi đại học cho tốt. Rồi bố mẹ cháu kết luận cháu phải để người ấy dạy kèm để thi đỗ đại học năm nay. Cháu uất ức vì không hiểu sao bố mẹ không tin mình mà lại đi tin vào cái người nhà quê ấy. Cháu phản ứng ra mặt và người ấy cũng hiểu được vấn đề nên rất ít khi đến nhà cháu (người ấy cứ đến nhà là cháu lại tót đi chơi với bạn bè). Cứ mỗi lần nghĩ đến người ấy là cháu lại thấy tự ái và động lực học tập của cháu cứ tăng lên vùn vụt. Và cháu đã thi đỗ đại học năm nay. Bố mẹ cháu giờ đã nhìn cháu khác hơn nhưng có vẻ vẫn hay so cháu với người ấy: Nào là điểm thi của người ấy cao hơn của cháu, người ấy cùng lúc thi đỗ 2 trường...
Mấu chốt của vấn đề là vào ngày sinh nhật của cô bạn cùng lớp với cháu (không phải là bạn thân) vào cuối tuần qua, người ấy xuất hiện và được giới thiệu là bạn trai của cô bạn gái. Cháu như chết lặng bác sĩ ạ! Cháu không dám hỏi tại sao cô bạn cháu lại quen người ấy. Cháu chưa bao nghe người ấy nói (và thực tế hôm đó người ấy không hề nói ngọng như cháu vẫn nghĩ). Cháu chưa bao giờ nhìn thẳng vào mặt người ấy (người ấy có khuôn mặt rất đàn ông và đôi mắt rất sáng). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy biết chơi thể thao (người ấy là đội trưởng bóng đá của khoa). Cháu chưa bao giờ nghĩ người ấy có khả năng tham gia vào các hoạt động xã hội (người ấy là đội trưởng đội tình nguyện)...
Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu. Cả tuần nay cháu cảm giác như người bị mất của bác sĩ ạ, mất một món đồ có giá trị lớn lắm. Chẳng nhẽ đây lại là bi kịch đến với cháu khi cháu chuẩn bị được nếm mùi cuộc sống sinh viên?
Cháu mong bác sĩ cho cháu một liều thuốc lúc này, càng sớm càng tốt bác sĩ ạ!
Thu Minh
Mỗi lời kể của cô bạn cháu về người ấy cứ như một mũi kim đâm vào tim cháu (Ảnh minh họa)
"Mất chân" với thực tế
Thu Minh thân!
Trước hết xin chúc mừng cháu đã thi đỗ đại học, tôi biết đây là một bước ngoặt cuộc đời với nhiều bạn trẻ ở Việt Nam. Tôi sẽ cho cháu (với tư cách là tân sinh viên, người trí thức tương lai) không phải một mà là ba liều thuốc dưỡng sinh: Liều đầu tiên là học quan hệ giữa khách quan với chủ quan trong tâm lý cuộc sống liều thứ hai là tôn trọng con người, nhất là những người ở xa, người ở thôn quê, người nhà quê liều thứ ba là ý thức về cái dốt của mình để sống khiêm nhường, không phải cái gì mình cũng biết hết.
Trong lịch sử khoa học thế kỷ 20, các nhà khoa học nôm na phân biệt những gì khách quan với những gì chủ quan. Nhưng khi chúng ta đi vào chi tiết hơn thì khách quan và chủ quan như âm dương với nhau vì hai quan điểm này xuất phát từ trí con người. Ví dụ nói tình yêu là chủ quan, nhưng khách quan phải có chuẩn này hoặc chuẩn khác để biết những cớ và bàn cớ yêu thật sự là gì. Anh yêu tôi thì anh hôn tôi. Nhưng hôn thế nào, lúc nào, ở đâu, nói gì thì chỉ có hoàn cảnh và tình hình cụ thể như thế nào mới cho biết cái hôn có phải là thật tình hôn yêu. Nói cách khác, lấy cái chủ quan con người đánh giá những gì mình cho là khách quan, rồi phải thấy những gì khách quan là đều do tính chủ quan mình suy diễn và phân tách ra. Người khoa học phải biết "nghi vấn" tất cả những gì mà lúc ban đầu ta cho là khách quan hoặc chủ quan. Nhà triết học Descartes nói cái lô-gích lý trí (la rationnalité) phải trải qua cái sàn lược nghi vấn (le doute méthodique).
Chỉ như thế mình mới có thể nghĩ người ở quê không phải người nào cũng là người quê mùa cả. Trường hợp của cháu là gia đình đã cáo buộc các con "về" quê giữ nhà mà các con không có ý thức, cảm xúc rằng nhà này là nhà của gia đình, là của cải của ông bà để lại. Chắc ở đó không có truyền hình cáp, không có Internet, không có các trung tâm mua sắm...? Không thích về quê nên không thích người ở quê. Nói cách khác, nhà ai nấy lo, chuyện ai nấy làm. Thế thì càng thêm không chấp nhận bố mẹ "lo" đến tương lai học vấn và tình cảm của mình, nghĩ là ông bà không tin tưởng nơi con đúng mức. Thế thì ta chỉ cần bố mẹ giữ vị trí cung cấp kinh phí - làm kho bạc thôi. Bố mẹ mình vốn từ thôn quê ra thành phố, nhưng vẫn là... người nhà quê đấy.
Liều thuốc chót là thuốc ngừa "mất chân" với thực tế mà chỉ xem biết bề ngoài, thấy hình tượng mà tưởng như hình thật. Về ngôn ngữ học, khi con người kết một danh từ vào một thực trạng thì thực trạng ấy phải tuân theo ý nghĩa và nội dung của danh từ ấy (thuật ngữ khoa học là énon-cé performatif): Anh ấy là "nông dân" thì không thể nào chúng ta có thể tin tưởng anh ấy là người có danh tài... vì không nông dân nào có tài.
Thân
Theo Bưu Điện Việt Nam
6 điều bạn làm khiến chàng "chạy mất dép" Tất cả những việc bạn làm dưới đây sẽ bỗng nhiên biến bạn thành một cô nàng tồi tệ, "xấu xí" trong mắt chàng. Và nếu bạn không muốn anh ấy chia tay thì đừng bao giờ mắc phải! 1. Nói dối không chớp mắt Cho dù là trước đây hay bây giờ thì lừa dối luôn luôn là một trong những lý...