Vợ chồng thường xuyên cãi nhau dễ dẫn đến béo phì
Theo một nghiên cứu mới của các nhà khoa học Mỹ, trong cuộc sống vợ chồng nếu thường xuyên xảy ra tranh cãi gay gắt sẽ dẫn đến tình trạng béo phì.
Ảnh minh họa
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ phát hiện, nếu vợ chồng thường xuyên cãi nhau, kết hợp với tiền sử bệnh trầm cảm sẽ dẫn đến tình trạng béo phì ở người trưởng thành.
Nguyên nhân là do, ở nữ giới và nam giới có tiền sử trầm cảm khi cãi vã gay gắt sẽ đốt cháy ít calo hơn sau một bữa ăn so với cặp vợ chồng ít to tiếng với nhau.
Kết quả trên được rút ra từ các chuyên gia tiến hành nghiên cứu các cặp vợ chồng khỏe mạnh trong độ tuổi từ 24 – 61 tuổi đã kết hôn ít nhất là 3 năm. Quá trình nghiên cứu, các cặp vợ chồng đã trả lời một loạt câu hỏi khảo sát để đánh giá sự thỏa mãn hôn nhân, rối loạn tâm lý, triệu chứng trầm cảm.
Quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã yêu cầu các tình nguyện trứng, xúc xích làm từ thịt gà, bánh quy và nước xốt, với tổng năng lượng là 930 calo và 60 gram chất béo.
Video đang HOT
Sau 2 tiếng, các nhà nghiên cứu yêu cầu đưa các chủ đề như tiền, sự giao thiệp, đối xử với họ hàng hai bên gia đình để các cặp vợ chồng thảo luận. Đồng thời, theo dõi các cặp đôi này xử lý tình huống qua camera.
Sau bữa ăn, cứ cách 1 tiếng trong suốt 7 tiếng đồng hồ sau đó, nhóm nghiên cứu kiểm tra sự tiêu hao năng lượng (số calo được đốt cháy khi cơ thể biến thức ăn thành năng lượng) trong 20 phút.
Từ kết quả này, các nhà khoa học phát hiện nếu người có tiền sử rối loạn tâm trạng, cuộc sống vợ chồng thường xuyên tranh cãi sẽ đốt cháy số calo trung bình thấp hơn 31% so với những người có cuộc hôn nhân ít mâu thuẫn hơn. Theo đó, số người này sẽ có trọng lượng tăng 5,4kg/năm.
Ngoài ra, nhóm đối tượng này cũng có lượng insulin trong máu cao hơn 12% so với những người có hôn nhân êm thấm hơn. Điều này khiến họ tăng dự trữ mỡ và triglyceride – một dạng chất béo trong máu sau mỗi bữa ăn.
Ông Jan Kiecold-Glaser – người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Phát hiện trên không chỉ nhận biết nguyên nhân dẫn đến béo phì, còn giúp cho việc điều trị các vấn đề về sức khỏe tâm thần.
Trước đấy, một nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra việc phụ nữ bị stress thường tăng cân, do quá trình trao đổi chất của họ giảm tốc, đốt cháy ít hơn 100 calo/ngày.
Theo VNE
Sung sướng khi đẻ ở nhà chồng
Nhiều nàng dâu sợ cảm giác phải về nhà chồng đẻ và sống ở đó, nhưng với tôi, đó lại là một điều may mắn.
Tôi lấy chồng, vừa cưới xong hai ngày thì cả hai vợ chồng phải lên thành phố làm ăn. Chúng tôi trước khi cưới nhau đã thuê một căn hộ nhỏ ở thành phố để ở. Cả hai dùng tiền lương hàng tháng để thuê nhà và lo cho gia đình, lo chi phí sinh hoạt. Nói chung, cuộc sống cũng có nhiều khó khăn nên vợ chồng cùng nhau cố gắng, tiết kiệm.
Tôi mang bầu, thời gian thai nghén thật sự quá vất vả. Hai vợ chồng cùng đi làm, lại không có người thân bên cạnh nên tôi khổ sở vô cùng. Ngày có bầu, tôi nghén lên nghén xuống, hơi tí là nôn. Cứ đi làm, ăn được một tí là lại chạy ra nôn, đến khổ sở vật vã. Thời gian đó với tôi quả thật quá khó khăn và vất vả. Tôi đã cố gắng tẩm bổ, chăm sóc bản thân mà vẫn không thể chống lại được cơn ốm nghén. Đúng là, không có người thân bên cạnh, tôi thấy tủi thân vô cùng. Gia đình tôi thì ở xa, mẹ tôi cũng không thể quan tâm tôi được ngoài những cuộc điện thoại. Cuộc sống vợ chồng nói chung là vất vả, phải dựa vào nhau mà thôi.
Mới lấy chồng, chưa được ở nhà chồng ngày nào nên tôi cũng không rõ tính cách của bố mẹ chồng tôi nhiều lắm. Vài lần về ra mắt và chơi, tôi thấy bố mẹ dễ chịu. Nhưng người ta bảo, mới tiếp xúc thì ai chẳng thế, ở với nhau mới sinh ra lắm chuyện. Nên khi có bầu, tôi có ý định về quê chồng để sinh thì bạn bè khuyên tôi đừng dại. Họ bảo cứ về nhà mẹ đẻ, mẹ mình mới là người chăm sóc tận tình. Nhưng nghĩ đến phép tắc làm dâu, tôi không thể làm vậy được khi mà từ ngày cưới, tôi cũng chưa ở nhà chồng ngày nào. Tôi phải thực hiện bổ phận của mình mới đúng...
Ngày ra viện, mẹ cũng là người đón tôi cùng với chồng. Nói chung, chúng tôi rất vui vẻ.(ảnh minh họa)
Tôi về quê chồng sinh con ở bệnh viện huyện. Ban đầu có chút lo lắng về nơi sinh nở nhưng mẹ chồng tôi bảo có người quen làm trong đó nên cứ yên tâm. Bây giờ không về nhà chồng sinh thì còn sinh ở đâu nữa. Bạn bè cứ bảo tôi là về nhà chồng sinh sẽ khổ, ngày ở cữ không có ai chăm bẵm, vất vả lắm. Mẹ chồng thì không bao giờ chăm con dâu. Nghe họ nói tôi cũng thấy ghê ghê nhưng mà tôi chẳng còn sự lựa chọn nào khác.
Ngày tôi sinh trong viện, một tay mẹ chăm sóc hai mẹ con tôi. Thấy cháu chào đời, bà vui lắm. Bà là người đầu tiên bế cháu cùng với chồng tôi, nhìn vẻ mặt hạnh phúc của bà, giọt nước mắt khi cháu chào đời, tôi cảm nhận được đó là tình yêu thương thật sự của một người bà dành cho cháu của mình, giống như khi tôi thấy con tôi chào đời vậy. Cả thời gian tôi nằm trong viện, vì nhà tôi xa không lên thăm tôi được, một mình mẹ chồng tự tay chăm bẵm tôi. Mẹ đi đi về về nấu nướng, mang cơm, trông tôi và cháu. Mẹ thức cả đêm, thậm chí là ngủ gục bên giường vì sợ cháu thức giấc, không có ai chăm nom.
Ngày ra viện, mẹ cũng là người đón tôi cùng với chồng. Nói chung, chúng tôi rất vui vẻ. Về tới nhà, mẹ bố trí phòng ở cho tôi, bảo tôi chịu khó nghỉ ngơi vài tháng, cứ yên tâm, không phải lo lắng gì, mẹ làm hết. Mẹ có kinh nghiệm chăm trẻ nên việc chăm sóc trẻ con, tắm táp cho cháu, mẹ sẽ lo từ đầu tới cuối. Những món gì bổ cho sản phụ mới sinh, mẹ tôi mua về nhà, nấu nướng hàng ngày cho tôi. Nhiều khi thấy mẹ vất vả, tôi cũng thương, cố gắng dậy để đỡ đần mẹ lại bị mẹ mắng cho tới tấp. Mẹ liên tục dặn tôi, không được ăn đồ này, đồ kia, không được dùng đồ lạnh, ảnh hưởng tới mình sau này. Mẹ bảo, không kiêng cữ tốt, sau này hối không kịp.
Thật may, tôi có mẹ chồng tốt nên thời gian ở cữ không vất vả. Nghĩ lại lời chị em nói, tôi thấy ái ngại vô cùng. (ảnh minh họa)
Mấy tháng đầu, tôi cứ ngồi trên giường, chỉ việc đi lại cho khỏe khoắn, còn con cái, việc nhà việc cửa nấu nướng, mẹ chăm tôi toàn bộ. Chồng tôi thì tuần về một lần thăm hai mẹ con. Tôi ở nhà chồng không thiếu thứ gì, thèm cái gì cũng nói với mẹ, mẹ lại mua cho mà ăn thoải mái. Có khi ngại không ăn, mẹ cứ bày ra ép tôi phải ăn cho khỏe. Con tôi thì bà chăm sóc chu đáo lắm, đúng là bà nội, cái gì cũng nhường cho cháu, thương cháu nên ngủ còn không dám ngủ. Đêm đến, chỉ cần con khóc cái là mẹ tôi chạy sang, thậm chí có hôm ngủ trực ở đó, sợ cháu dậy. Bà thức khuya để bế cho tôi ngủ, bảo người mới sinh không nên thức khuya này kia. Bà thức thì hôm sau bà ngủ bù, còn tôi lại bế con. Nói chung, mẹ tôi là người cực kì tuyệt vời. Mẹ chưa bao giờ phàn nà bất cứ thứ gì. Tôi được mẹ chồng chăm sóc như con gái vậy.
Thật may, tôi có mẹ chồng tốt nên thời gian ở cữ không vất vả. Nghĩ lại lời chị em nói, tôi thấy ái ngại vô cùng. Gì mà cứ dọa mẹ chồng con dâu, như mẹ tôi thì ai bảo là mẹ chồng không tốt. Tôi không biết thế nào nhưng mà ở nhà chồng tôi thấy thoải mái như ở nhà tôi vậy. Tôi cũng không sợ cảnh mẹ chồng, nàng dâu. Chúng tôi là một gia đình, con tôi là cháu nội của bà hà cớ gì mà bà không thương cháu? Bây giờ tôi chỉ biết dựa vào chồng, gia đình chồng, tôi cũng chưa từng có ý khó chịu hay sẽ sống dè chừng với gia đình chồng mình. Tôi tin là sự chân thành sẽ được đối đãi lại bằng chính sự chân thành, ai cũng vậy mà thôi...
Theo VNE
Tình yêu vụng trộm với chồng hàng xóm Thường xuyên qua lại với chồng hàng xóm, tôi cảm thấy nhớ anh ấy rất nhiều :" anh giúp tôi rất nhiều, khiến tôi không thể xa anh ấy được". Năm năm trước, vì yêu cầu công việc, vợ chồng tôi khăn gói rời thành phố Đà Nẵng để vào Sài Gòn. Chuyển đến thành phố lạ, tôi từ bỏ công việc văn...