Vợ chồng thôi đánh nhau vì câu nói của hòa giải viên
Mới cưới nhưng chị Huệ (23 tuổi, quận 9, TP HCM) thường bị chồng đánh giữa đêm chỉ vì không thỏa mãn chuyện chăn gối.
(Ảnh minh hoạ).
Năm 2013, vợ chồng chị Huệ gặp nhau khi cả hai cùng đi làm công nhân. Hơn một năm yêu nhau, họ nên nghĩa vợ chồng, dù tuổi còn trẻ. Người vợ 19 tuổi, người chồng 22.
Sau ngày cưới, họ đi thuê nhà trọ ở. Dù cả ngày vợ chồng chỉ gặp nhau vào buổi chiều tối nhưng thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, làm ảnh hưởng đến hàng xóm. Nguyên nhân cũng vì chị Huệ không đáp ứng nhu cầu tình cảm cho chồng.
Mỗi lần như thế, anh Hoàng lại đánh vợ, chị Huệ chỉ biết gọi cho hòa giải viên ở phường đến can thiệp. Là người tiếp nhận sự việc, chị Đoàn Thị Kim Ngoan, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ phường Phước Bình, quận 9 vô cùng mệt mỏi.
Chị Ngoan cho biết, cặp vợ chồng này mới cưới được 9 tháng nhưng có đến 30 lần đánh nhau giữa đêm khuya. “Mỗi lần nghe báo tin, tôi đến hòa giải, họ nhân ra lỗi sai, xin lỗi nhau và hứa không tiếp diễn. Thế mà, cứ năm bữa nửa tháng tôi phải đi làm ‘trọng tài’”, chị Ngoan nói.
Một lần lúc 12h đêm năm 2015, đang ngái ngủ, chị Ngoan nhận được cuộc gọi: “Cô ơi! Vợ chồng nó đánh nhau, to lắm, bát đĩa vỡ nát khắp nhà”. Lúc đó, người đang mệt, một mình ra đường khi đường giữa đêm khuya rất nguy hiểm, nhưng không đi biết đâu sẽ có chuyện xấu xảy ra, chị Ngoan phải năn nỉ chồng trợ giúp.
Đến nơi, người vợ ôm mặt khóc, còn người chồng lặng lẽ ngồi hút thuốc. Thấy vậy, chị nói: “ Sao, hứa với tôi không đánh nhau nữa cơ mà. Sao hôm nay lại tiếp diễn. Anh chị có biết đây là lần thứ bao nhiêu tôi gặp cảnh này giữa 12 giờ đêm không?”.
Người vợ kể tội chồng: “Tôi làm cả ngày, tăng ca đến 10 giờ đêm mới về, vừa leo lên giường ngủ là anh ta đòi hỏi. Tôi từ chối thì bị đánh vào mặt. Bây giờ, tôi chỉ muốn ly hôn để được giải thoát”. Người chồng cũng tố vợ: “Tôi tát có một cái mà bị cáo cấu, đấm đá túi bụi”. Họ cứ thế miệt thị nhau.
Đang mệt mà phải nghe những điều ấy, chị Ngoan nói: “Lúc hai người vui vẻ hạnh phúc sao không nhớ đến tôi, mà cứ gọi vào lúc này”. Chẳng ngờ câu nói ấy đã làm cặp vợ chồng trẻ không nhịn được cười. Họ đã vui vẻ trở lại, bắt tay làm hòa trước người hòa giải viên.
Video đang HOT
Xong, chị Ngoan phân tích, vợ chồng chồng ngoài tình yêu thương thì phải thỏa mãn nhu cầu chăn gối cho nhau. Thiếu điều đó, hôn nhân sẽ vô cùng tẻ nhạt. Thế nhưng, có lúc, vì đang mệt người bạn đời của mình buộc phải từ chối, chồng hoặc vợ phải tìm hiểu, thông cảm và cùng nhau chia sẻ chứ không được dùng vũ lực.
Đến nay, đã hơn hai năm, vợ chồng chị Huệ rất hạnh phúc. Họ đã có một đứa con và chẳng bao giờ đánh nhau nữa. “Sau hôm gặp cô Ngoan, anh Hoàng nhận ra lỗi sai của mình. Tôi thì không đúng vì cứ mắng chửi, vùng vằng với chồng. Từ đó, tôi nhận ra, để giữ hạnh phúc gia đình, mỗi khi chồng đòi hỏi, mình đang mệt thì phải nhẹ nhàng, giải thích cho anh ấy hiểu”, chị Huệ nói.
“Bữa đó buông xong câu ấy, tôi cứ áy náy và thấy mình không đúng, nhưng hoàn cảnh lúc đó thì không thể làm khác. Bây giờ, lâu lâu nghe họ báo tin vui, tôi mừng lắm”, chị Ngoan nói. Tính đến nay, chị đã có gần mười năm làm công việc hòa giải viên và từng gặp rất nhiều câu chuyện bi hài của gia đình. Mỗi một trường hợp chị phải có cách hòa giải riêng, làm sao đánh vào tâm lý của người trong cuộc để giải quyết nút thắt mâu thuẫn cho họ.
Tương tự Bà Dương Thị Nguyệt, hòa giải viên phường 14, quận 11 cũng giúp một cặp vợ chồng làm nghề công nhân thôi đánh nhau vì câu nói đánh vào tâm lý. Bà kể, một lần đang nửa đêm, một đứa trẻ chạy qua kêu: “Cô ơi, ba con đánh mẹ con nhiều lắm!”.
Theo đứa trẻ đến nhà bà thấy người chồng vừa uống rượu vừa chửi vợ. Thấy bà, ông ta nói: “Nó nằm một đống trong đó ấy!”. Nghe vậy người vợ bật dậy, rồi cả hai cứ thế chửi bới và kể tội nhau.
Bà Nguyệt ra đòn: “Hai anh chị ngồi đây để tôi gọi công an và tổ trưởng đến”. “Không, đừng cô ơi” – cả hai nài nỉ. Người hòa giải &’đá’ thêm: “Tôi phải làm mạnh tay một lần cho anh chị chừa, chứ ngày nào vợ chồng cũng gây lộn, đánh nhau thì sao hàng xóm người ta chịu được!”.
Hôm đó, bà Nguyệt mời công an đến giả vờ lập biên bản xử phạt hành chính với mức phạt là 600.000 đồng/người. “Biết vợ chồng họ là những người lao động nghèo, kinh tế đang khó khăn, tôi nháy mắt với công an ghi biên bản giả cốt để họ chừa”, bà Nguyệt giải thích.
Nghe mức phạt, anh chồng than: “Trời ơi! Cơm không có ăn, gì mà phạt đến 600.000 đồng/người dữ vậy?”. Bà Nguyệt: “Không muốn phạt thì lo mà làm ăn đi, đánh nhau hoài ai chịu được. Giờ không có tiền tôi sẽ ghi nợ để trả từ từ. Lần sau tái phạm sẽ bị phạt gấp đôi”.
Nào ngờ, đòn tâm lý của bà Nguyệt giúp vợ chồng họ thôi đánh nhau. Có lần, gặp hai vợ chồng họ trên đường, bà đùa: “Bữa nay còn đánh nhau nữa không?”. Người chồng cười tít mắt: “Đánh nhau để bị phạt 600.000 đồng à. Cơm ăn còn phải lo từng bữa, tôi dại gì”. Xong vợ chồng họ lại nhìn nhau cười và bắt đầu công việc mưu sinh của mình.
Theo bà Nguyệt, đa số những cặp vợ chồng lao động chân tay, cứ mâu thuẫn là dùng vũ lực, chứ không âm thầm như những người trí thức. Vì thế, khi hòa giải, cần đánh vào tâm lý để giúp vợ chồng họ nhận ra điểm sai mà khắc phục.
Theo VNE
Chồng đánh vợ tới tấp, đuổi khỏi nhà vì phát hiện tờ giấy nhỏ trong túi xách
Anh không nói không rằng quăng tờ hóa đơn vào mặt chị rồi đánh tới tấp. Chị mất thăng bằng té nhào xuống đất. Mẹ chồng nghe tiếng ồn ào liền đi xuống hỏi.
Họ hàng dưới quê ai cũng nói chị may mắn khi được gả vào gia đình giàu có, danh giá. Nhưng thật sự không phải vậy, những ngày sống bên nhà chồng là những ngày tăm tối nhất cuộc đời chị. Anh là người hay xét nét, tiết kiệm từng chút một khiến chị rất áp lực và cảm thấy mệt mỏi.
Một lần, chị mua một chiếc đầm đi đám cưới cho tươm tất. Mà cũng lâu rồi chị không mua sắm gì cho mình nên nghĩ là anh sẽ hiểu và thông cảm. Nào ngờ anh biết được liền hoạnh họe, mắng chị không biết tiết kiệm, tiêu xài phung phí, đồ đạc đã nhiều rồi mà còn mua thêm. Cùng là phận đàn bà, nhìn những người đồng trang lứa được chồng yêu thương, nay sắm chiếc quần, mai mua cái áo cho mà chị tủi thân vô cùng.
Anh là người xét nét, so đo với vợ mọi chuyện - Ảnh minh họa: Internet
Từ ngày cưới chị đến giờ, anh chưa cho ba mẹ vợ một đồng nào, thậm chí là quà cáp khi về thăm cũng không. Có lần, chị gửi cho ba mẹ ở quê một chút quà với 500 nghìn tiền mừng tuổi. Sự việc chỉ có vậy thôi mà anh không nhìn mặt chị một tuần, ăn cơm thì dằn mâm xáng chén khiến chị khó chịu vô cùng.
Tuy gia đình anh giàu có nhưng quản lý tiền rất chặt chẽ, không bao giờ vung tay quá trán. Nhiều lần, mẹ chồng còn đem chị so sánh với con dâu của mấy người bạn. Bà nói con dâu nhà người ta giàu có, nhà chồng cũng được nhờ, ai như con dâu nhà này nghèo xơ nghèo xác, còn đem tiền nhà này đem cho ba mẹ đẻ nữa. Chị tủi thân lắm, chị không biết mình đã gây nên lỗi lầm gì với gia đình này mà phải bị sỉ nhục ê chề đến vậy.
Sau những lần đó, chị bắt đầu để dành tiền phòng hờ khi gia đình ở quê có việc thì có cái gửi về. Lần đó, em trai của chị bị tai nạn, ba mẹ bán hết những thứ giá trị trong nhà cũng không đủ tiền trang trải. Vậy là chị lén chồng gửi tiền về phụ giúp ba mẹ.
Hôm đó, chị đang loay hoay nấu đồ ăn dưới bếp, bỗng nghe tiếng anh gọi.
- Em có điện thoại kìa.- Anh nghe giùm em, em đang làm đồ ăn.
Anh lục lọi túi xách của chị để tìm điện thoại. Bất chợt anh phát hiện tờ hóa đơn chuyển khoản. Anh giận đến tím mặt, tất tả chạy xuống bếp tìm chị. Vừa thấy anh, chị liền hỏi.
- Ai gọi vậy anh?
Chị thu dọn đồ đạc và rời khỏi nhà ngay sau khi bị chồng đánh - Ảnh minh họa: Internet
Anh không nói không rằng quăng tờ hóa đơn vào mặt chị rồi đánh tới tấp. Chị mất thăng bằng té nhào
xuống đất. Mẹ chồng nghe tiếng ồn ào liền đi xuống hỏi.
- Có chuyện gì mà ồn ào quá vậy?- Cô ta dám cả gan gửi tiền về cho gia đình. Mẹ xem nè, hóa đơn đến 5 triệu chứ ít ỏi gì.- Cái gì? 5 triệu... Số tiền lớn như vậy nó lấy đâu ra nhất định là ăn cắp của nhà này rồi. Đánh... đánh mạnh vào. Đánh cho nó chừa. Gia đình danh giá như nhà mình không thể có đứa con dâu trộm cắp như vậy được.
Sau khi trút hết mọi bực tức lên người chị, anh thở hồng hộc rồi ngồi bệch xuống đất. Chị vẫn nằm đó ôm mặt khóc nức nở. Mãi một lúc sau, chị mới dám lên tiếng.
- Số tiền đó là do tôi tiết kiệm được. Tôi không bao giờ ăn cắp của gia đình mấy người một đồng cắc nào hết.
Nói xong, chị mệt mỏi trở về phòng thu dọn đồ đạc và rời đi. Anh cũng không ngăn cản. Đêm đó, chị lang thang khắp nơi với những vết thương bầm dập tím hết cả người. Chị chợt nhìn xuống bụng, chị có thai 2 tuần rồi, hôm nay định báo với anh tin vui này, không ngờ mọi chuyện lại đắng cay, trái ngang như vậy. Từ đây về sau, chị biết sống sao đây? Con chị sẽ như thế nào đây?
Theo Phụ nữ sức khỏe
Hai lần tôi vỡ ối, sinh non đều do bị chồng đánh Con gái lớn nhà tôi ra đời khi mẹ bị bố nó đánh. Thực ra đấy không phải là trận đòn ghê gớm. Tôi bị chồng đánh suốt. Chẳng qua lúc này bụng to, mệt nhọc hắn tát cho một phát tôi đã quay tai ra. Thế rồi nước ối chảy ra ồng ộc. Tôi sinh con ở tháng thứ 8. May, trộm...