Vợ chồng “thân mật” nồng nhiệt tới mấy cũng phải tránh hôn bộ phận này kẻo đột tử
Theo Sohu đưa tin, có một cặp vợ chồng mới cưới, cô dâu sau khi bị hôn mạnh vào cổ, đột nhiên xuất hiện biểu hiện ngừng tim, ngừng hô hấp, cuối cùng tử vong. Chuyện này xảy ra ở Nhạc Dương, Hồ Nam, Trung Quốc.
Sau khi tiễn khách ra về, chú rể Tiểu Vương nóng lòng vào ngay buồng tân hôn, nhìn thấy cô dâu, chú rể không cưỡng được nên hôn mạnh vào cổ cô dâu, bất ngờ mặt cô dâu tái mét, gục trong tay chú rể, chân tay lạnh ngắt, nhịp tim và nhịp thở cũng ngừng đột ngột.
Dù bác sĩ đã cố hết sức nhưng vẫn không cứu được mạng sống của cô dâu trẻ. Điều này khiển chú rể Tiểu Vương vô cùng đau đớn và tuyệt vọng. Sau đó, bác sĩ thông báo vì chú rể đã hôn quá mạnh vào một huyệt nguy hiểm trên cổ cô dâu, đó là xoang động mạch cảnh. Vì hôn quá lâu nên nó đã tạo ra một áp lực mạnh vào tim, khiến tim không thể chịu nổi và ngừng đập.
1. Tại sao bạn không thể hôn cổ một cách tùy tiện?
Vì cổ là bộ phận mỏng manh nhất trên cơ thể con người, có một điểm chết: xoang động mạch cảnh, nằm trong tam giác động mạch cảnh bên cổ, phân bố ở 2 bên cổ, cách thanh quan từ 5-6cm, nó có kích thước bằng hạt đậu nành. Trong xoang động mạch cảnh có các đầu dây thần kinh cảm giác đặc biệt, giống như một công tắc, có thể điều chỉnh huyết áp và nhịp tim. Khi xoang động mạch cảnh bị ngoại lực chèn ép sẽ khiến lượng máu và oxy cung cấp cho não không đủ dẫn đến tình trạng ngạt thở.
Hầu hết bệnh nhân bị chèn ép xoang động mạch cảnh sẽ bị chóng mặt và ngất xỉu, điều này là do độ nhạy cảm của xoang động mạch cảnh của mỗi người là khác nhau, một số người nhạy cảm có thể gặp tai nạn ngay sau khi bị chèn ép hàng chục giây. Một khi xuất hiện các triệu chứng chèn ép xoang động mạch cảnh cần tiến hành cấp cứu kịp thời, một mặt ép ngực bệnh nhân, mặt khác hô hấp nhân tạo miệng – miệng cho bệnh nhân, bình thường từ vài giây đến hàng chục giây, người bệnh mới được cứu thoát.
Video đang HOT
Chú ý đến ba thời điểm nguy hiểm khi quan hệ tình dục
Ngoài việc không hôn vào cổ một cách tùy tiện, có một số điều cần lưu ý khi quan hệ tình dục:
1. Không quan hệ sau khi uống rượu
Không nên giao hợp sau khi uống rượu, đặc biệt là sau khi uống nhiều rượu mạnh dễ khiến nam giới xuất hiện tình trạng yếu sinh lý hoặc xuất tinh sớm. Nó sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sự hòa hợp của nam nữ khi quan hệ tình dục, hơn nữa việc “yêu” sau khi uống rượu và mang thai sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe của thai nhi.
2. Không quan hệ trong thời kỳ kinh nguyệt
Trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, cổ tử cung ở trạng thái mở. Việc giao hợp lúc này rất dễ dẫn đến tình trạng nhiễm trùng, gây viêm tử cung hoặc viêm phần phụ. Ngoài ra, khi giao hợp trong thời kỳ kinh nguyệt, dịch tiết kinh nguyệt của phụ nữ chảy vào niệu đạo của nam giới cũng có thể kích thích niệu đạo của nam giới và gây viêm nhiễm.
3. Không quan hệ khi đang bị bệnh
Khi bị bệnh, sức đề kháng của cơ thể sẽ giảm đi rất nhiều, độ nhạy cảm trong tình dục cũng giảm, lúc này cả nam và nữ đều khó đạt được khoái cảm như mong muốn. Đặc biệt với một số người đang mắc các bệnh truyền nhiễm thì càng không nên quan hệ tình dục, nếu không rất dễ lây bệnh truyền nhiễm cho đối phương.
Đối với cả hai vợ chồng, giao hợp đúng cách có thể thúc đẩy mối quan hệ của đôi bên và nó cũng có lợi cho cơ thể, nhưng chúng ta phải chú ý tránh một số điều cấm kỵ trong giao hợp, tránh những tổn hại không đáng có, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giải thoát cụ ông 80 tuổi khỏi cơn đau tim nhờ kỹ thuật hiện đại nhất thế giới
Cụ ông được bác sĩ dùng kỹ thuật thay van tim hiện đại nhất thế giới để chấm dứt những cơn đau dai dẳng, xây xẩm chóng mặt khi đi lại.
Ngày 2/10, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM cho biết, đơn vị vừa thực hiện thành công thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI) cho ông N.A.H. (80 tuổi, ngụ tại Lâm Đồng).
Trước đó, cụ H. nhập viện trong trình trạng đau ngực trái khi gắng sức kèm cảm giác xây xẩm, chóng mặt khi đi lại, có những cơn đau ngực khi ngủ về đêm (mỗi cơn kéo dài 1-2 phút, mức độ vừa). Khi các cơn đau ngực xuất hiện nhiều hơn, cụ H. nhập viện và được chẩn đoán hẹp van động mạch chủ nặng.
BS Vũ Hoàng Vũ, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp BV Đại học Y dược TP.HCM cho biết, khi bệnh nhân nhập viện được khám lâm sàng, xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính đa lát cắt (MSCT), dựng hình cây mạch máu và van động mạch chủ. Các bác sĩ hội chẩn và quyết định thay van động mạch chủ qua ống thông cho người bệnh.
Các BS BV Đại học Y dược TP.HCM thay van tim bằng phương pháp TAVI cho bệnh nhân. (Ảnh: BSCC)
Sau đó, các chuyên gia trong đội nhóm điều trị đã cùng hội chẩn, dự kiến các vấn đề về kỹ thuật có thể xảy ra và chuẩn bị đầy đủ các ê-kíp hỗ trợ kịp thời. Sau hội chẩn, các bác sĩ quyết định thay van động mạch chủ qua ống thông cho người bệnh.
Ê-kíp gây mê hồi sức thực hiện gây tê vùng bẹn 2 bên, rồi kíp can thiệp và phẫu thuật tiến hành thủ thuật TAVI cho bệnh nhân. Sau can thiệp 1 ngày bệnh nhânn cải thiện tình trạng chóng mặt, đau ngực và khó thở. Bệnh nhân sau đó đi lại và ăn uống bình thường và được xuất viện sau 5 ngày.
Sức khỏe bệnh nhân ổn định nhanh chóng sau khi thay van tim. (Ảnh: BSCC)
Theo các chuyên gia, thay van động mạch chủ qua ống thông (TAVI) là kỹ thuật thay van tim hiện đại nhất thế giới, được áp dụng trong điều trị hẹp van động mạch chủ nặng. Đây là một bệnh lý tim mạch nguy hiểm, có thể gây đột tử, suy tim, nhồi máu cơ tim, dẫn đến tử vong.
Phương pháp này phù hợp với người bệnh hẹp van động mạch chủ lớn tuổi, thể trạng sức khỏe yếu và nhiều bệnh lý đi kèm. Ưu thế phương pháp là giúp người bệnh giảm đau, hồi phục nhanh, hạn chế các biến chứng trong và sau khi thực hiện. Song, để thực hiện hiệu quả điều trị tối ưu cho bệnh nhân cần có sự phối hợp của nhiều chuyên khoa trong quá trình chẩn đoán và điều trị.
Đà Nẵng: Cấy máy khử rung ICD cứu bệnh nhân nhi mắc hội chứng Brugada nguy hiểm Ngày 1/10, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng cho biết đã thực hiện thành công ca cấy máy khử rung ICD cho bệnh nhân nhi (14 tuổi) do hội chứng Brugada gây rung thất. Hội chứng Brugada là một bệnh lý hiếm gặp có tính di truyền và là nguyên nhân gây đột tử cao trong tất cả các nguyên nhân gây đột...