Vợ chồng tật nguyền nuôi con 6 tháng tuổi mắc bệnh hiểm nghèo
Đó là hoàn cảnh của cặp vợ chồng tật nguyền Nguyễn Văn Phú (sinh năm 1989) và Trịnh Thị Hằng (sinh năm 1990) ở Đội 1, thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội đang nuôi con 6 tháng tuổi là Nguyễn Lam Phong mắc bệnh hiểm nghèo.
Anh Nguyễn Văn Phú sinh ra trong một gia đình nghèo, một mình mẹ nuôi 2 chị em anh nên hoàn cảnh cũng rất éo le. Khi được 8 tháng tuổi, anh bị bị sốt cao, co giật rồi bị biến chứng thành bại não, bị khèo chân trái và tay trái, giọng nói bị ngọng. Do ảnh hưởng của não nên thần kinh của anh không được ổn định. Ngày đi học tiểu học anh không theo kịp các bạn trong lớn nên mấy năm mới lên được lớp. Đến khi lên lớp 6 thì không tiếp tục học thêm được nữa, gia đình đành phải cho anh nghỉ học. Anh lớn lên trong sự bao bọc yêu thương gia đình rồi cứ như có nhân duyên trời đã định sẵn, anh gặp và lấy chị Trịnh Thị Hằng – một người cũng có cùng cảnh ngộ như anh.
Chị Trịnh Thị Hằng khi được 4 tháng tuổi cũng bị sốt cao và để lại di chứng. Thần kinh bị yếu, giọng nói cũng bị ngọng và chân bị khèo đi lại rất khó khăn.
Anh Phú, chị Hằng đang chăm cháu Lam Phong tại Khoa Huyết học Lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương.
Năm 2016, anh chị lấy nhau và sống rất hạnh phúc trong sự yêu thương, đồng cảm với nhau. Đến tháng 5.2017, chị Hằng sinh cháu Lam Phong. Lam Phong sinh ra trong hạnh phúc vỡ òa của cả gia đình và làng xóm. Ai biết chuyện của vợ chồng anh Phú, chị Hằng đều mừng cho anh chị vì bố mẹ tật nguyền nhưng lại sinh ra con hoàn toàn khỏe mạnh. Thế nhưng hạnh phúc đó chưa được bao lâu thì đột nhiên ngày 29.1.2017, cháu bị bệnh phải đưa vào Bệnh viện Nhi Trung ương và đang được điều trị tại P.801, Khoa Huyết học Lâm sàng. Qua các xét nghiệm kiểm tra, bác sĩ kết luận Lam Phong đang mắc các bệnh hiểm nghèo: u trực tràng; gan to, lá nách to; xuất huyết đường ruột, nhiễm khuẩn đường huyết, viêm họng cấp, giảm 3 dòng: tiểu cầu, bạch cầu và hồng cầu.
Hiện tại, cháu Lam Phong đang bị thiếu máu trầm trọng, cứ hai ngày phải tiếp máu một lần. Chi phí chạy chữa cho cháu đã hết khoảng trên 20 triệu và đang tiếp tục làm các xét nghiệm, cộng hưởng từ, ….Toàn bộ chi phí nhập viện cho cháu hoàn toàn bằng tiền vay mượn anh em chú bác. Anh Phú, Chị Hằng bị tật nguyền nên không làm được gì để có thêm thu nhập.
Hàng ngày, 4 con người sống nhờ vào tiền lương bà nội cháu Lam Phong là bà Bùi Thị Lan (56 tuổi) đi phụ giúp quán cơm ở gần Bệnh viện Đa khoa Đan Phượng mỗi tháng thu nhập được 2 triệu và số tiền trợ cấp của anh Phú, Chị Hằng: 525.000 đồng/tháng/ người. Nay cháu ốm, bà Lan cũng bỏ cả việc vào chăm cháu. Gia đình vốn đã khó khăn nay lại càng khốn khó hơn. Cả nhà lo vay mượn được đồng nào lại lo cho cháu Lam Phong nằm viện, với hy vọng kéo dài sự sống cho cháu Lam Phong
Với tinh thần lá lành đùm lá rách, lá rách it đùm lá rách nhiều, rất mong các nhà hảo tâm gần xa chung tay giúp đỡ gia đình anh Phú, chị Hằng vượt qua khó khăn có thêm kinh phí để chữa trị cho cháu Lam Phong – niềm hy vọng của đôi vợ chồng tật nguyền.
Mọi sự giúp đỡ xin chuyển về địa chỉ:Chị Trịnh Thị Hằng ở Đội 1, Thôn Đoài Khê, xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 01649361156/ 0978952177.
Theo V.Hà (Tiền phong)
Video đang HOT
Báu vật giếng Chăm cổ xứ Đoài
Những giếng cổ hàng trăm năm tuổi vẫn được sử dụng và được coi như tài sản quý của người dân xứ Đoài (Sơn Tây cũ, nay thuộc Hà Nội). Giếng nằm rải rác ở nhiều thôn xóm, có chiếc nằm ven đường, có chiếc ẩn giấu trong đình làng nhưng có điểm chung đều ám màu thời gian vì tuổi đã hơn một đời người.
Trong đình làng Đại Phùng (xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, Hà Nội) có một giếng cổ hàng trăm năm tuổi làm bằng đá ong được người dân địa phương coi như một báu vật.
Đình làng Đại Phùng nhìn bên ngoài cũng giống như các ngồi đình ở các làng quê Bắc Bộ. Gần như chỉ có người dân địa phương mới biết tới sự tồn tại của giếng cổ bên trong.
Cổ giếng có chiều cao 55cm, dày 13,5c. Đặc biệt, giếng được làm bằng đá ong từ cổ xuống đến đáy. Theo ông Bùi Vinh Thủy - thủ từ đình Đại Phùng, giếng do thợ người Chăm xưa tạo tác.
Phần cổ giếng được làm từ đá ong nguyên khối rất đẹp và khác lạ so với các loại giếng khơi vùng quê Bắc Bộ. Giếng này khi xưa cung cấp nước cho 2 xóm đình Đông và đình Tây, đến khoảng năm 1964 thì ít được sử dụng do các hộ dân đã dần tự đào giếng riêng.
Do nguồn nước trong sạch dồi dào, mực nước của giếng gần như không bao giờ thay đổi dù có dùng nhiều. Hiện tại một phần lòng giếng đã được gia cố lại bằng xi-măng ở phía trên mực nước.
Nước giếng vẫn được sử dụng, dùng pha trà hoặc đồ xôi rất ngon.
Cũng tại xã Đan Phượng, một giếng cổ nằm ven đường được xem như dấu tích lập làng khi xưa, đến nay vẫn còn được sử dụng.
Giếng nằm gần sát với cổng của một xóm nên xóm được đặt tên là xóm Giếng. Hai bên cổng hiện vẫn còn lưu đôi câu đối: Đoài Khê hương sắc vạn thuở giữ tinh hoa / Giếng cổ mát trong ngàn năm lưu dấu tích. Theo lời 2 cụ Ngô Thị Thái và Nguyễn Thị Năm (người xóm Giếng), khi sinh ra thì giếng đã có từ rất lâu rồi.
Cổ giếng bên trong làm bằng đá ong nguyên khối, phần thềm giếng bên ngoài lát gạch thẻ có độ cứng cao. Đây có thể là dấu vết của một đợt trùng tu nâng cao cổ giếng.
Tuy nằm ngay ven đường làng nhưng giếng lúc nào cũng sạch sẽ, phần cổ giếng vẫn hằn rõ vết kéo nước lâu đời. Người dân xóm Giếng cho biết, thời trước lính Tây từ bốt Phùng cũng vào đây lấy nước dùng vì nước trong sạch và ngọt mát.
Bên trong giếng, các lớp gạch xếp chồng lên nhau dưới phần cổ giếng bằng đá ong.
Giếng cổ làng Đông Khê (xã Đan Phượng) lại được làm hoàn toàn bằng đá xanh nguyên khối, khác biệt so với những giếng nước quanh vùng. Người làng Đông Khê không ai còn nhớ giếng được đào từ bao giờ, nhiều người coi giếng như vật vật báu vật của làng Đông Khê.
Cổ giếng cao 80cm, được chế tác từ đá nguyên khối, tuy có một vài điểm sứt mẻ nhưng nhìn tổng thể hình dáng giếng vẫn còn khá nguyên vẹn.
Giếng đá Đông Khê nằm ngay cổng xóm Ngõ Lộc và sát với một khu chợ song quanh giếng lúc nào cũng sạch sẽ, hiện người dân vẫn dùng gàu kéo nước để sử dụng.
Xung quanh lòng giếng có rất nhiều rãnh nhỏ chạy dài khoảng 40cm. Người dân cho rằng đây là vết hằn của việc kéo gàu nước khi xưa.
Theo anh Nguyễn Văn Quảng (50 tuổi, người làng Đông Khê), trước đây người làng đều sử dụng chung nguồn nước này, khoảng những năm 70-80 còn có một dãy nhà tắm xây bên cạnh giếng.
Bên trong, phía dưới cổ giếng bằng đá xanh nguyên khối là những viên đá hình chữ nhật cao 18cm, mặt cắt hơi cong xếp so le tạo thành hình tròn xuống đến đáy giếng. Những viên đá này tạo thành lòng giếng vững chắc, và cũng có tác dụng gần giống với bộ lọc thô.
Hữu Nghị
Theo Dantri
Cuộc sống của bà mẹ 14 con tại Hà Nội Sức khỏe sa sút, không dám đi khám bệnh, chị Đặng Thị Hải (48 tuổi, trú tại Hà Đông, Hà Nội) rấm rứt khóc, tâm sự: "Tâm nguyện của tôi bây giờ là mong có sức khỏe đi làm nuôi các cháu và đặc biệt nuôi 6 đứa con còn đang đi học cho đến nơi đến chốn. Đến khi đó, tôi dù...