Vợ chồng… nóng lạnh!
Thời tiết nóng lạnh, vợ chồng cũng nóng lạnh khiến bao chuyện khóc cười xảy ra.
Chuyện cãi nhau của vợ chồng là muôn hình vạn trạng! Bởi, hai cá thể nhiều khi khác nhau từ ý tưởng, sở thích bỗng dưng phải sống chung một nhà làm sao không “đụng độ” cho được.
Nóng lạnh kiểu… thời tiết!
Hai vợ chồng dành dụm mãi mới cất được căn nhà. Vợ yêu cầu phòng nào cũng phải có cửa sổ. Một đòi hỏi quá sang đối với nhà phố. Không biết, chồng làm sao thì làm, phòng ngủ phải mở cửa sổ mới… thơ mộng!
Minh họa: DAD
Ừ thì cửa sổ. Nhưng chồng tính phòng ngủ nhất định phải có máy lạnh. Trời nóng không chịu nổi. Bởi có khi, cửa sổ vẫn mở nhưng gió… không chịu vô. Nó chạy theo hướng khác. Vợ vẫn không sao, miễn thoáng là được, cần gì mát! Với lại, vợ bị bệnh viêm xoang mãn tính. Nằm phòng máy lạnh sáng hôm sau y như rằng khụt khà khụt khịt. Chồng quen sáng ra, lên xe máy lạnh. Vào phòng công ty máy lạnh. Đi cà phê máy lạnh. Uống bia với đối tác lại càng… phòng lạnh (có khi thêm em út mát rượi – đó là vợ… suy ra thế!). Vậy nên, “cuộc chiến” mở cửa sổ và đóng cửa bật máy lạnh thường xuyên xảy ra. Vợ muốn vừa nằm vừa… ngắm sao trời. Chồng la: “Lãng mạn quá ha? Lại mơ tưởng thằng nào chứ gì?”. Cứ như thế tiếng bấc ném đi tiếng chì ném lại. Nguy cơ ngủ riêng vì chuyện nóng lạnh rất cao!
Video đang HOT
Cũng chuyện nóng lạnh mà việc tắm – tưởng như vô cùng đơn giản hóa ra không hề giản đơn! Chồng nói thời tiết miền Nam có khi nào lạnh đâu mà lắp nước nóng. Vợ: “Anh thử… sinh đẻ một lần như em đi cho biết. Dội miếng nước lạnh vô, run cầm cập. Không lắp nước nóng, em nấu nước tắm, tốn tiền gas ráng chịu”. Thế là chồng phải… thắt lưng buộc bụng lắp ngay cái “năng lượng mặt trời” gần chục triệu bạc chứ không, với tốc độ tắm giặt của vợ, không gas, điện nào chịu cho xiết!
Và nóng lạnh tính cách
Dù sao nóng lạnh kiểu thời tiết cũng giải quyết được bởi nó được hiểu theo nghĩa đen. Khi vợ chồng nóng lạnh kiểu tính tình “thâm trầm, sâu lắng” thì bó tay.
Lịch tập thể dục của vợ là 5 giờ sáng nhưng vợ thường hay dậy muộn. Không gọi dậy, vợ cằn nhằn: “Anh muốn em thành… cái thùng phuy luôn à? Sao không gọi người ta dậy?”. Đến khi chồng gọi, hò hét hai ba lần vợ vẫn ngủ ngon lành và… la: “Anh chê vợ mập, xấu nên giục đi tập thể dục chứ gì? Ghét, không đi nữa. Xấu vậy đó. Làm gì nhau nào?”. Nói xong vợ ôm gối ngủ tiếp. Chồng lắc đầu ngao ngán không biết đường nào “cho vừa lòng em”…
Chồng cũng nóng lạnh không kém nên hay “chuyển nhiệt độ” sang… hờn mát! Chồng trách: “Người ta nhậu khuya, ai cũng được vợ, người yêu gọi điện hỏi tíu tít. Đằng này vợ mình chẳng gọi một cuộc cho… đỡ quê. Hay là em không lo lắng gì chuyện… an nguy của chồng? Hay là em đã mặc xác anh, muốn anh… chết sớm?”. Vợ nhăn nhó: “Ui trời, sao trước đó em gọi, anh chảnh lắm, tắt máy không thèm nghe?”. “Trước đó đang sớm, gọi làm gì?”. Trời ạ, gọi điện hỏi chồng đang ở đâu, làm gì, có về nhà an toàn không cũng phải… canh cho đúng giờ!?
Nhưng, hậu quả của những lần nóng lạnh của vợ chồng còn kéo theo người thứ ba chịu đựng là bé con. Bởi khi đó, chồng sẽ: “Con nói với mẹ…”; Vợ sẽ: “Con nói với ba rằng…”. Cô bé 5 tuổi sau vài lần truyền tin bỗng tức tối, gắt lên: “Mỏi miệng quá! “Mấy người” tự đi mà nói với nhau”…
Theo TNO
Khi nào chườm nóng, khi nào chườm lạnh?
Khi bị đau một vùng nào đó trên cơ thể, người ta thường áp dụng phương pháp chườm nóng và chườm lạnh. Tuy nhiên nhiều người vẫn lúng túng vì không biết bệnh nào chườm nóng, bệnh nào chườm lạnh, bệnh nào không nên chườm, thời gian chườm bao lâu...
Cấp tính chườm lạnh, mạn tính chườm nóng
BS Đinh Quang Thanh - Phó Giám đốc Bệnh viện Điều dưỡng, phục hồi chức năng điều trị bệnh nghề nghiệp cho biết, chườm là ứng dụng nhiệt trị liệu. Khi nào chườm lạnh, khi nào chườm nóng phải tùy vào cơ chế, tác dụng của từng trường hợp.
Chườm lạnh được sử dụng trong các chấn thương cấp tính, điển hình là các chấn thương phần mềm, bong gân (giãn dây chằng, đứt dây chằng) thường gặp trong chấn thương thể thao... Khi chấn thương gây nên đứt hoặc rách dây chằng thì nhiệt độ lạnh có tác dụng co mạch làm giảm nhẹ bớt tình trạng chảy máu tại chỗ bị chấn thương (giảm xuất huyết), làm giảm dịch tiết tại chỗ nên sẽ giúp giảm phù nề, giảm đau.
Nhiệt độ nóng có tác dụng làm giãn mạch, tăng cung cấp oxy cho các mô, tăng dinh dưỡng cho các mô, tăng tưới máu cho vùng chấn thương, có tác dụng kháng viêm, giảm đau. Do đó, chườm nóng được dùng trong những trường hợp bệnh lý sưng đau mạn tính.
Chườm nóng có hai loại là chườm nóng ướt và chườm nóng khô. Chườm nóng ướt là dùng khăn hoặc gạc thấm ngâm vào nước nóng rồi chườm trực tiếp lên chỗ đau. Chườm nóng khô là dùng nguồn nhiệt tác động lên vùng cần chườm như hơi ấm của than, nước ấm đựng trong chai, trong túi, gạch nóng... Chườm nóng khô sức thấm không sâu nên chỉ áp dụng cho các trường hợp cơn đau dạ dày, đau phần mềm hoặc đau do các bệnh cơ xương khớp.
Chườm đúng mới có tác dụng
BS Đinh Quang Thanh lưu ý, không áp dụng chườm nóng cho một số trường hợp viêm cấp tính như viêm ruột thừa, viêm phúc mạc, các bệnh nhiễm khuẩn có mủ; các trường hợp đang sốt cao, đang chảy máu; các vùng có khối u, ung thư, lao chưa ổn định; các trường hợp đau bụng không rõ nguyên nhân; bệnh nhân bị mất cảm giác hoặc đang có bệnh ngoài da... Không nên áp dụng chườm lạnh cho những người già yếu, thân nhiệt thấp.
Kỹ thuật và thời gian chườm cũng quyết định hiệu quả. Với những trường hợp chấn thương cấp tính, chườm lạnh chỉ có tác dụng trong hai-ba giờ đầu, nếu trễ quá không còn tác dụng. Chấn thương nhẹ, phù ít, rướm máu ít thì chỉ cần chườm từ 24-48 giờ là đủ, mỗi đợt kéo dài từ 15-20 phút. Nếu chấn thương nặng, có thể chườm tiếp từ 48-72 giờ tiếp theo, khoảng cách giữa hai đợt từ 120-180 phút.
Kỹ thuật chườm nóng đòi hỏi cao hơn chườm lạnh vì không ít trường hợp đã bị bỏng do túi chườm. Khi tiến hành chườm nóng khô cần phải có nhiệt kế đo nhiệt độ của nước để điều chỉnh nhiệt độ đúng chỉ định, tốt nhất chỉ từ 50-60oC. Cần theo dõi vùng da chườm để tránh bị bỏng rát. Thời gian chườm từ 20-40 phút. Nếu cần thì nghỉ hai-ba giờ sau chườm lại vì chườm quá lâu làm cho da mềm, các lỗ chân lông giãn ra, vi khuẩn dễ xâm nhập.
Với chườm nóng ướt, dung dịch chườm có thể là nước thường, cồn boric 2%, dung dịch NaCl 0,9%, rượu quế, rượu hồi, rượu ngải cứu... Nhiệt độ dung dịch chườm từ 40-50oC, có thể đun cách thủy. Để giữ được nhiệt độ của miếng chườm lâu, có thể phủ thêm bên ngoài một tấm ni lông hoặc vải dày.
Theo VNE
[Chế biến] - Dầu dừa theo phương pháp nóng và lạnh Dầu dừa có rất nhiều công dụng cho sức khỏe và làm đẹp nhé. Cách 1: Phương pháp nóng Nguyên liệu :1kg dừa khô nạo sẵn2 ly nước sôi (400ml)1 rây lọc; 1 xoong hoặc chảo Cùng làm nhé: Các bạn xay nhuyễn dừa khô ra rồi đổ 2 ly nước sôi vào ngâm, đảo khoảng 15 phút. Bước 2: Vắt lấy nước...