“Vợ chồng” nhặt được giấy tờ nhà, đem thế chấp 5 tỉ phạm tộì gì?
Sau khi nhặt được giấy tờ nhà đất của ông Lâm bị đánh rơi, hai đối tượng Hoàng và Hạnh đã đóng giả thành cặp vợ chồng để đi lừa bán căn nhà. Trải qua nhiều cầu, phi vụ trót lọt, hai cặp vợ chồng giả đã đút túi 5 tỉ đồng rồi biến mất.
Chiều 7/8, cơ quan cảnh sát điều tra ( Công an TP.Hồ Chí Minh) cho biết đang tạm giữ Nguyễn Kim Hoàng (54 tuổi, trú tại huyện Hóc Môn) để làm rõ hành vi phạm tội. Cơ quan công an cũng phát lệnh truy nã đối tượng Lê Thị Hồng Hạnh (44 tuổi, trú tại huyện Củ Chi) là đồng bọn của Hoàng.
Theo điều tra ban đầu, sau khi nhặt được giấy tờ nhà đất của vợ chồng ông Bùi Ngọc Lâm và bà Trần Thị Giang (chủ nhân của ngôi nhà số 214A Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1) bị đánh rơi, Hoàng và Hạnh đã đóng giả thành vợ chồng ông Lâm và bà Giang để tìm người thế chấp, bán căn nhà. Hai “vợ chồng” tìm đến ông Nguyễn Minh Nhựt (trú huyện Nhà Bè) nhờ tìm hộ.
Tại đây, ông Nhựt đứng ra “môi giới” cho hai “vợ chồng” vay tiền của ông Nguyễn Tuấn (trú quận 10). Sau khi xem xét giấy tờ nhà, ông Tuấn đồng ý để “vợ chồng” Lâm thế chấp ngôi nhà vay 5 tỉ đồng, lãi suất 4%/tháng. Thời hạn vay là hai tháng và phí dịch vụ 400 triệu đồng. Đôi bên thương lượng và thống nhất giao kèo.
Để đảm bảo việc trả nợ, hai “vợ chồng” phải làm hợp đồng mua bán ngôi nhà trên. Sau khi thống nhất, các bên đến phòng công chứng để ký hợp đồng mua bán căn nhà. Sau đó, phía ông Tuấn tiến hành giao tiền.
Đến hẹn trả nợ, liên lạc với Hoàng – Hạnh không được, cả nhóm tìm đến ngôi nhà 214A Nguyễn Trãi để hỏi thăm thì mới vỡ lẽ ra mình đã bị lừa. Vụ việc vẫn đang được cơ quan công an tiếp tục điều tra, làm rõ
Video đang HOT
Việc giả mạo giấy tờ lừa đảo liên quan đến nhà đất đang diễn biến vô cùng tinh vi. Ảnh minh họa.
Phạm đồng thời 2 tội lừa đảo và giả mạo giấy tờ
Trong vụ việc này, đối tượng Hoàng và Hạnh đã phạm đồng thời hai tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức. Hành vi làm giả giấy tờ đã góp phần “giúp sức” cho hai đối tượng trên thực hiện hành vi lừa đảo, qua mặt các “nạn nhân” để chiếm đoạt số tiền 5 tỉ đồng.
Đối với tội danh lừa đảo, hành vi được xác lập khi hai đối tượng nhặt được giấy tờ nhà đất bị đánh rơi, sau đó lên kế hoạch, dàn dựng kịch bản để dùng chính số giấy tờ này thế chấp vay số tiền 5 tỉ đồng. Trong bài báo này, tôi chỉ phân tích về tội danh làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức và chỉ ra những “mánh khóe” mà các đối tượng lừa đảo thường hay áp dụng trong giao dịch liên quan đến bất động sản.
Theo quy định của pháp luật, hành vi giả mạo giấy tờ là hành vi làm giả các loại giấy tờ như: Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, hộ chiếu, hoặc các giấy tờ chứng nhận khác của cơ quan Nhà nước, của tổ chức hoặc sửa chữa làm sai lệch nội dung của các loại giấy tờ đó và sử dụng vào hành vi trái pháp luật. Tùy vào mức độ và hành vi sẽ có các mức hình phạt khác nhau nếu cơ quan có thẩm quyền xác định có đủ yếu tố cấu hành tội phạm (Điều 267 Bộ luật Hình sự).
Trở lại vụ việc nêu trên, “vợ chồng” đối tượng giả mạo đã cùng người cho vay là ông Tuấn đến văn phòng công chứng để thực hiện hợp đồng mua bán căn nhà. Theo đúng quy trình, thủ tục gồm các giấy tờ: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, sử dụng đất (sổ đỏ); CMTND, hộ khẩu của chủ đất, nhà; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân…. Để “lọt” qua quy trình này, rõ ràng, các đối tượng đã làm giả mạo các giấy tờ nói trên. Công chứng viên tại văn phòng công chứng nói trên có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định các loại giấy tờ đó. Thế nhưng, rất tiếc, công chứng viên đã không phát hiện ra hành vi giả mạo này.
Hiện nay, tình trạng làm giấy tờ giả trong lĩnh vực nhà đất ngày càng tinh vi. Do vậy, người mua có thể liên hệ với các văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất để xác minh thông tin pháp lý của nhà, đất cần giao dịch hoặc trực tiếp gặp chủ nhà, kiểm tra thông tin bằng cách hỏi người dân xung quanh, tổ dân phố… Với cách này, người mua tránh được giấy tờ giả lẫn người giả.
LG. NGUYỄN TIẾN DŨNG
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Chấn động vì hợp đồng bán thiên thạch giá 255 triệu USD
Hiện hợp đồng mua bán thiên thạch với giá 255 triệu USD đang làm chấn động Đà Lạt, khắp nơi người dân bàn tán xôn sự việc này.
Ngày 13/6, công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng), cho biết đã triệu tập bà Trần Thị Kim Huê (55 tuổi), ngụ tại đường Trương Công Định, TP Đà Lạt, để lấy lời khai vì có hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo hợp đồng ký kết ngày 5-6, bà Trần Thị Kim Huê sẽ bán viên thiên thạch nặng 1,7kg cho ông Phan Hữu Thành (49 tuổi, ngụ tỉnh Tây Ninh) với giá 255 triệu USD.
Bà Huê tại công an TP.Đà Lạt. Ảnh: VOV
Ông Thành đặt cọc trước 30 triệu đồng, nếu bà Huê không giao hàng đúng ngày, không đảm bảo chất lượng, phải bồi thường 60 triệu đồng.
Sáng 10/6, theo hợp đồng, bà Huê đưa nhóm ông Thành đi xem thiên thạch nhưng đi lòng vòng cũng không thấy thiên thạch đâu cả. Chiều cùng ngày, bà Huê lại đến, đi cùng bà Trần Thị Đổi (43 tuổi), ngụ tại huyện Bắc Bình, Bình Thuận. Bà Đổi khẳng định chú của bà đang cất giữ món "hàng".
Do không được xem và thử thiên thạch như hợp đồng, ông Thành đi trình báo cơ quan chức năng.
Theo công an TP Đà Lạt, qua lời khai ban đầu của ông Thành, sở dĩ có "phi vụ" làm ăn này là ông đã thông qua một "cò" thiên thạch ở TP Bảo Lộc.
Khi ông gặp bà Trần Thị Kim Huê ở Đà Lạt bà Huê cho ông xem một mảnh kính bị rạn nứt hình hạt lựu mà theo ông Thành đó là do phóng xạ của thiên thạch gây ra.
Tại cơ quan công an, nhóm của ông Thành vẫn khẳng định bà Huê có thiên thạch thật và đang cất giấu ở đâu đó.
Theo Người lao động
Mua nhà của bố, bị "lôi" vào vụ án của con Hợp đồng mua bán nhà đất ký kết với bố, thế nhưng lại bị "lôi" vào vụ án của con, dù không liên quan đến vụ án này. Số tiền gần chục tỷ đã bàn giao cho chủ đất nhưng quyền lợi không được bảo vệ khiến bị hại bức xúc. Mua nhà của bố, bị "lôi" vào vụ án của con Chị...