Vợ chồng nhân viên bị sa thải vì tố cáo tiêu cực thắng kiện
Ngày 7- 8/7, tòa phúc thẩm TAND tỉnh Cà Mau mở phiên tòa xét xử vụ án chấm dứt hợp đồng lao động giữa bị đơn là Trung tâm Thể dục – Thể thao (TDTT) tỉnh Cà Mau và nguyên đơn là vợ chồng chị Trần Thị Ngọc Tuyền – Nguyễn Phương Đông
Như Dân trí đã có nhiều tin, bài phản ánh, đây là vụ án đã gây xôn xao dư luận suốt thời gian qua. Sau khi phát hiện và gửi đơn tố cáo tiêu cực của lãnh đạo đơn vị và cấp trên chưa được bao lâu thì bất ngờ chị Trần Thị Ngọc Tuyền bị sa thải, anh Nguyễn Phương Đông bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Anh Đông – chị Tuyền tại phiên tòa.
Như đã thông tin, một năm trước, tình cờ chị Tuyền phát hiện ông Dương Huỳnh Khải (Giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Cà Mau) và ông Trần Thế Giang (Giám đốc Trung tâm TDTT) có dấu hiệu tiêu cực. Trong đó, có việc 2 vị lãnh đạo này đã lấy tiền của Trung tâm TDTT để đi dự khai mạc Sea Games 27 tại Myanmar với tư cách cá nhân (đơn vị không có vận động viên tham gia).
Nội dung đơn tố cáo của chị Tuyền còn thể hiện, ông Trần Thế Giang đã khai man lý lịch để được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng và “leo thang” lên vị trí Giám đốc Trung tâm TDTT.
Theo hồ sơ vụ việc cho thấy, ngày 13/1/2015, chị Tuyền gửi đơn tố cáo tiêu cực của các vị lãnh đạo nói trên. Ngày 14/1/2015, Hội đồng kỷ luật Trung tâm TDTT đã tiến hành họp kỷ luật đối với vợ chồng chị Tuyền. Ngày 15/1/2015, vợ chồng chị Tuyền nhận được thông báo tạm thời nghỉ việc. Đến ngày 17/9/2015, chị Tuyền bất ngờ nhận quyết định sa thải không lý do.
Khoảng một tuần lễ sau khi chị Tuyền bị sa thải thì chồng chị là anh Nguyễn Phương Đông cũng bất ngờ bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Lý do mà Trung tâm TDTT đưa ra để chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh Đông là thực hiện Công văn số 6413 về việc “tinh giảm biên chế” của UBND tỉnh Cà Mau và anh Đông là người “dôi dư”.
Video đang HOT
Trở lại vấn đề đơn tố cáo của chị Tuyền, sau khi tiếp nhận đơn, Đảng ủy tỉnh Cà Mau đã vào cuộc xác minh. Theo kết luận, hầu hết nội dung đơn tố cáo của chị Tuyền là đúng sự thật. Sau đó, cơ quan chức năng thực hiện hình thức kỷ luật cho thôi giữ chức vụ đối với ông Trần Thế Giang. Tuy nhiên, cơ quan chức năng không hề nói đến vị trí việc làm của vợ chồng chị Tuyền – anh Đông.
Đường cùng, vợ chồng chị Tuyền đã gửi đơn khởi kiện đến TAND TP Cà Mau yêu cầu Trung tâm TDTT tỉnh Cà Mau nhận vợ chồng chị trở lại làm việc và bồi thường theo quy định pháp luật.
Tháng 3/2016, TAND TP Cà Mau đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên vợ chồng chị Tuyền – anh Đông thắng kiện. Sau đó, phía Trung tâm TDTT tỉnh Cà Mau đã kháng cáo đề nghị hủy bản án sơ thẩm.
Tại phiên tòa phúc thẩm, phía bị đơn là Trung tâm TDTT tỉnh Cà Mau vẫn giữ nguyên quan điểm cho rằng, anh Nguyễn Phương Đông thuộc đối tượng “dôi dư” theo công văn 6413 của UBND tỉnh Cà Mau.
Tuy nhiên, Luật sư Hồ Nguyên Lễ (Trưởng Văn phòng Luật sư Tín Nghĩa – Đoàn Luật sư TPHCM, bảo vệ cho anh Đông) cho rằng, trước đây, anh Đông từng được xét tuyển đặc cách nhưng do quy trình thủ tục sai nên mới hoãn lại. Từ cơ sở này cho thấy, anh Đông không nằm trong diện “dôi dư” như nhận định của bị đơn. Đồng thời, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động đối với anh Đông là sai quy định pháp luật.
Về phía chị Tuyền, tòa phúc thẩm cho rằng, căn cứ để xác định chị Tuyền bỏ việc 5 ngày là chưa chính xác. Vì trong sổ chấm công chỉ thể hiện chị Tuyền vắng 2 ngày nhưng không nêu rõ lý do. 3 ngày chị Tuyền “gây rối” vì khiếu nại sau khi chị nghỉ chế độ thai sản thì Trung tâm TDTT đã chuyển chị sang khâu công tác khác và đưa cháu ông Trần Thế Giang (Giám đốc Trung tâm TDTT tỉnh Cà Mau vào thời điểm đó- PV) vào thay thế vị trí của chị, trong khi nghiệp vụ của chị là làm kế toán.
Theo đó, HĐXX nhận định, tính chất hành vi của chị Tuyền chưa nghiêm trọng đến mức bị xử lý vi phạm hành chính; việc Trung tâm TDTT cho rằng có giao thông báo cho chị Tuyền 3 lần nhưng chị không đến dự họp thì không có tài liệu chứng minh; về yêu cầu hủy hợp đồng lao động của chị Tuyền thì như phiên tòa sơ thẩm đã quyết về việc tuyên bố hợp đồng lao động dài hạn của chị Tuyền vô hiệu là vi phạm Điều 176, Khoản 3, Bộ luật Tố tụng Dân sự;…
Đặc biệt, hành động “gây rối” của chị Tuyền mà Trung tâm TDTT đưa ra để sa thải chị là không có cơ sở, do chị Tuyền gây rối là chỉ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, trường hợp của chị Tuyền không thuộc trường hợp bị áp dụng hình thức kỷ luật sa thải.
Từ đó, tòa phúc thẩm xác định bản án sơ thẩm của TAND TP Cà Mau là có cơ sở. HĐXX phúc thẩm đã tuyên y án sơ thẩm, bác kháng cáo của Trung tậm TDTT tỉnh Cà Mau, tuyên vợ chồng người mất việc vì tố cáo tiêu cực thắng kiện. Tòa cũng buộc Trung tâm TDTT nhận chị Tuyền và anh Đông trở lại làm việc và bồi thường các khoản theo quy định pháp luật.
Theo Dân Trí
Qui định mới để chống tham nhũng không còn là... "đánh trận giả"!
Khi phát hiện cán bộ công chức, viên chức có tài sản, thu nhập thực tế lớn hơn tài sản, thu nhập đã kê khai thì cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập có thể khởi kiện vụ án dân sự tại tòa án có thẩm quyền để phán quyết về quyền sở hữu đối với phần tài sản, thu nhập chênh lệch nếu không giải trình được một cách hợp lý.
(Minh họa: Ngọc Diệp)
Đó là nét mới của dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) đang được lấy ý kiến nhân dân. Nhìn lại việc kê khai tài sản để phục vụ công cuộc phòng chống tham nhũng những năm qua, không thể nói khác là không thành công. Nói không thành công (hay thất bại nhỉ?) là bởi việc kê khai tài sản chưa góp phần làm giảm tệ nạn tham nhũng.
Cách đây hơn một năm, Thanh tra Chinh phu cho biêt, tính đến ngày 31/5/2015, đa co 995.383/999.416 ngươi kê khai tai san, đạt ty lê 99,6%. Thế nhưng qua xac minh 1.225 người thuộc diện kê khai tai sản, thu nhập, chi phat hiên 4 người "không trung thực".
Với gần 1 triệu đối tượng kê khai tài sản chỉ phát hiện được 4 trường hợp kê khai sai (tức tỉ lệ 4/1000. 000) thì có hai khả năng, một là sự trung thực của cán bộ, đảng viên gần như tuyệt đối và hai là qui định không phát huy tác dụng. Trong khi đó, không ít trường hợp khi phát hiện sai phạm, đồng nghĩa với việc phát hiện những khối tài sản khổng lồ. Mỉa mai thay, đã từng có những khối tài sản "khủng" của cán bộ lại do... kẻ trộm phát hiện như vụ trộm tại nhà hai vị quan chức ở Gia lai và Kon tum.
Chợt nhớ, tại phiên thảo luận Luật Phòng chống tham nhũng sửa đổi năm 2012, ĐB. Nguyễn Bá Thuyền (Lâm Đồng) đã phải kêu lên: "Nhiều cán bộ chúng ta, con cái tự nhiên giàu lên. Mà trong kê khai tài sản hiện lại không ràng buộc với con thành niên. Cho nên, lãnh đạo chúng ta kê khai tài sản rất ít, đến mức ĐB. Dương Trung Quốc thấy họ "nghèo hơn mình", phải lấy làm... thương!".
Còn ĐB. Dương Trung Quốc "than vãn" rằng nhìn bản kê khai tài sản của lãnh đạo mà thương vì cán bộ ta nghèo quá, "nghèo hơn cả tôi - Lời ĐB. Quốc". Cán bộ mà còn nghèo thế thì dân giàu sao được!
Trở lại với những qui định mới của Dự thảo, người dân còn mong mỏi việc kê khai phải được công khai để nhân dân giám sát.
Tháng 5 vừa qua, Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đã đi một bước khá xa, đó là ký văn bản kiến nghị Thanh tra Chính phủ nghiên cứu các hình thức công khai việc kê khai, tài sản, thu nhập trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại nơi công tác và tại địa phương nơi sinh sống để người dân, xã hội giám sát, nhằm phát hiện những trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không đầy đủ, không trung thực.
Người dân còn mong mỏi việc thu hồi tài sản phải được làm triệt để, kể cả nhưng kẻ đã và đang thụ án tù như Phạm Thanh Bình trong vụ Vinashin. Nếu với Phạm Thanh Bình, chúng ta làm kiên quyết như trong vụ Giang Kim Đạt thì chắc chắn, số tài sản thu hồi dược không đến nỗi "thê thảm" như hiện nay.
Tuy nhiên, việc sửa đổi Luật phòng chống tham nhũng với những qui định trên là một điều đáng mừng bởi nó thể hiện quyết tâm của Đảng và Nhà nước trong công cuộc này.
Song, "mọi lý thuyết đều màu xám", mọi văn bản pháp lý dù có chặt chẽ đến mấy nếu như khâu thực hiện không nghiêm túc thì cũng chỉ là "màu xám". Thậm chí, trở thành tấm "bình phong" che chắn, bảo kê cho tham nhũng.
Và nếu như lực lượng chống tham nhũng lại... tham nhũng như câu hỏi nghi ngại của nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng "có hay không tham nhũng trong lực lượng chống tham nhũng" ngày nào thì công cuộc chống tham nhũng chỉ là... đánh trận giả như ví von hài hước của ĐB Dương Trung Quốc cách đây mấy năm:
"Bảy năm qua, việc chống tham nhũng tựa như đánh trận giả. Kế hoạch tác chiến rất hoành tráng, lực lượng huy động rất hùng hậu, mệnh lệnh ra quân rất dứt khoát và được nhân dân cổ vũ mạnh. Khi lâm trận, súng nổ rất to mà không sát thương được ai vì đạn không có đầu!".
Xin đừng để công cuộc phòng chống tham nhũng tiếp tục trở thành trò chơi... trận giả, phải không các bạn?
Bùi Hoàng Tám
Theo Dantri
Sở, huyện thiếu sót, tỉnh yêu cầu rút kinh nghiệm... trong các dự án khác! Tình hình tham nhũng còn diễn biến phức tạp hay việc chậm tiến độ xây dựng, sửa chữa một số công trình, dự án... là những vấn đề "nóng" mà nhiều người dân ở tỉnh Cà Mau bức xúc đặt ra sau kỳ họp thứ 14- HĐND tỉnh Cà Mau khóa VIII. Tại kỳ họp thứ 15- HĐND tỉnh Cà Mau khóa VIII...