Vợ chồng người Việt đấu tranh vì con trai bị đè chết ở Hàn Quốc
Tờ The Korea Times đưa tin vợ chồng người Việt sinh sống tại Hàn Quốc quyết kháng cáo bản án 19 năm tù giành cho giáo viên nhà trẻ để tìm công lý cho con trai.
Khi Vo Thi Nhung kết hôn vào năm 2018, chị đang là giáo viên mầm non tại Việt Nam. Năm 2020, chị Nhung mang thai và nghỉ việc để cùng chồng (Tran Anh Dong) sang Hàn Quốc định cư.
Tháng 3-2021, con trai họ (Tran Viet Bach) chào đời tại TP Hwaseong, tỉnh Gyeonggi. Đến tháng 11-2022, hai vợ chồng gửi con tới nhà trẻ. Thế nhưng 5 ngày sau, bé Bach qua đời tại cơ sở này.
Theo báo The Korea Times, khám nghiệm tử thi cho thấy cậu bé bị chết ngạt. Cảnh sát điều tra cho biết giáo viên nhà trẻ muốn ép cậu bé ngủ và đã dùng vũ lực đè lên bé trong 15 phút.
Công tố viên đề nghị mức án cho giáo viên là 30 năm tù. Bởi theo công tố viên, cái chết của em bé là vụ giết người do lỗi bất cẩn nghiêm trọng, trong khi bị cáo nói do “tai nạn”. Chủ tọa phiên tòa kết án người này 19 năm tù vào tháng trước.
Hai vợ chồng đã kháng cáo, cho rằng phán quyết chưa đủ tính răn đe. Anh Tran nói với The Korea Times: “19 năm chẳng có nghĩa lý gì. Bà ấy giết một đứa trẻ mà chỉ phải ngồi tù 19 năm? Chúng tôi đang đấu tranh để bà ấy chịu mức án hơn 19 năm”.
Tran Anh Dong và con trai tại nhà riêng khi bé còn sống. Ảnh: The Korea Times
Anh Tran vẫn nhớ hình ảnh khỏe mạnh của con trai. “Bé hoàn toàn khỏe mạnh, ăn ngon ngủ tốt. Và con trai tôi đột ngột qua đời. Thật khó chấp nhận” – anh chia sẻ với The Korea Times.
Video đang HOT
Dư luận Hàn Quốc nhiều lần rúng động vì những vụ ngược đãi trẻ em. Theo các chuyên gia, việc ngược đãi chủ yếu xảy ra ở nhà, nhưng cũng có những vụ trẻ em bị ngược đãi do giáo viên giữ trẻ.
Hai vợ chồng anh Tran sống trong cảm giác tội lỗi vì đã gửi con trai đến nhà trẻ.
Anh Tran cho biết thêm: “Tôi phải phẫu thuật lưng và vợ đi học. Chúng tôi cần sự giúp đỡ và coi cơ sở giữ trẻ vào ban ngày là giải pháp. Nghĩ lại mới thấy chúng tôi thật ích kỷ. Tôi có thể hoãn cuộc phẫu thuật. Vợ đi học sau cũng được”.
Gần 6 tháng sau vụ việc, hai vợ chồng phải phụ thuộc vào thuốc ngủ đi điều trị tâm lý. Anh Tran thú nhận: “Chúng tôi cảm thấy chính mình đã giết chết con”. Cả hai không thông báo cho cha mẹ chính xác những gì đã xảy ra. Anh Tran noi: “Chúng tôi chỉ nói cháu đã mất không nói nguyên nhân thực sự. Chúng tôi không muốn nói ra sự thật bởi họ sẽ lo lắng và đổ bệnh mất”.
Vo Thi Nhung và con trai. Ảnh: The Korea Times
Hai vợ chồng cũng có cuộc sống không dễ dàng ở Hàn Quốc. Anh Tran bị thương tại nơi làm việc nhưng người chủ Hàn Quốc từ chối trả tiền điều trị. Anh phải tự chi trả tiền phẫu thuật. Hiện tại, hai vợ chồng trang trải cuộc sống dựa vào nguồn thu nhập của chị Nhung. Chị Nhung có thị thực sinh viên, kiếm được chút đỉnh từ công việc bán thời gian.
Dẫu vậy, anh Tran nói rằng hai vợ chồng “vẫn muốn định cư ở Hàn Quốc và gầy dựng gia đình nhưng không phải bây giờ. Khi chúng tôi có con, chúng tôi sẽ không gửi cháu đến nhà trẻ cho đến khi cháu biết nói”.
Kang Hee-soo, người điều hành một tổ chức phi lợi nhuận, cho rằng đứa bé có thể đã được cứu nếu các nhân viên cẩn thận hơn. Ông nhấn mạnh rằng các luật hiện hành ở Hàn Quốc phải được sửa đổi để phụ huynh có quyền truy cập camera quan sát thường xuyên và dễ dàng. “Chỉ như thế, nhân viên tại các cơ sở giữ trẻ sẽ mới cẩn thận hơn” – ông Kang nói với The Korea Times.
Thảm kịch giẫm đạp ở Hàn Quốc: Đếm từng giây chờ thi thể con
Lần về nhà này sẽ là lần về nhà cuối cùng của T - nạn nhân trong vụ thảm kịch giẫm đạp kinh hoàng ở Hàn Quốc vào tối 29/10 vừa qua.
Chiều muộn ngày 31/10, mọi ngả đường dẫn vào nhà Đ.T.T. (21 tuổi) - nạn nhân người Việt duy nhất trong thảm họa giẫm đạp kinh hoàng tại Hàn Quốc chật kín người. Họ là người thân, là hàng xóm của em. Mọi người đều đến để chia sẻ nỗi mất mát quá lớn đối với gia đình.
Nhà T. nằm bên cạnh con đường bê tông nhỏ của ngôi làng ở xã Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định. Ngôi làng vốn bình yên nay lại đượm màu u buồn, tang tóc, những tiếng khóc xé ruột gan.
Bà N. khóc nghẹn mỗi khi nhớ đến con
Như người vừa chết đi sống lại, bà Đ.T.A.N. (40 tuổi, mẹ của T.) gào thét gọi con trong đau đớn, tuyệt vọng. Gương mặt bà nhợt nhạt, không còn chút sức sống. Từ đêm qua tới giờ, bà N. liên tục ngất xỉu, lúc tỉnh dậy cũng chỉ gắng gượng khóc than khiến ai nấy cũng xót xa.
T. là đứa con duy nhất trong gia đình. Lúc mới cưới nhau, hai vợ chồng bà N. vất vả nên không dám sinh nhiều con vì sợ con thiếu thốn sẽ khổ. Vì vậy, T. là động lực để vợ chồng bà N. cố gắng làm việc. Bất kể nắng mưa, đôi vợ chồng nghèo này đều làm đủ thứ việc cho con cuộc sống đầy đủ.
Năm 2019, em T. đi du học Hàn Quốc. Từ ngày qua đó đến nay, T. về thăm nhà được hai lần. Tết này, cháu nó về ở chơi được một tháng. Cả nhà ai cũng vui lắm. Không ngờ, T. lại về sớm hơn dự kiến nhưng lại là lần về nhà cuối cùng của em.
"Tội con tôi quá, giờ không còn nó vợ chồng tôi biết sống sao", bà N. òa khóc.
Theo bà N., vợ chồng bà lâu nay dành dụm được ít tiền, dự định sẽ sang Hàn Quốc thăm con và mua sắm cho con một số đồ đạc. Nhưng rồi, dự định ấy mãi không bao giờ thực hiện được nữa.
Ngồi bên cạnh vợ, ông Đ.V.K. (42 tuổi, cha của Đ.T.T.) đôi mắt đỏ hoe nghẹn ngào kể, đêm trước khi xảy ra vụ việc, ông có gọi cho T. thì con nói đang có công việc, nó sẽ gọi lại sau. Trước khi tắt máy, nó bảo nó yêu ba mẹ nhiều và rất nhớ ba mẹ. Vậy rồi ngày hôm sau, chúng tôi nghe con gặp nạn thế này.
"Ngay trong đêm nhận được tin báo từ đứa con nuôi ở Hàn Quốc, ông không tin vào tai mình. Ông bảo người con nuôi hãy kiểm tra và xác minh thật kỹ lưỡng. Và rồi, phép màu đã không xảy ra khi chính con gái duy nhất mình rứt ruột sinh ra là nạn nhân trong vụ giẫm đạp kinh hoàng ấy", ông K. nghẹn ngào nhớ lại.
Vợ chồng ông K. vẫn không tin sự thật rằng con mình đã mất tại Hàn Quốc
Ông K. cho biết thêm, một người quen ở Hàn Quốc nói với gia đình rằng, hiện cơ quan chức năng Hàn Quốc và Việt Nam đang làm thủ tục để đưa thi thể em về. Tuy nhiên, đến giờ phút này, các thủ tục liên quan vẫn chưa xong.
"Gia đình đang trông chờ từng giây, từng phút để được đưa thi thể con về nhà. Ba mẹ nhớ con lắm", ông K. xúc động.
Như đã đưa tin, sáng 30/10, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol cho biết, số người chết vì thảm họa giẫm đạp trong lễ hội Halloween tối 29/10 đã tăng lên 151 người, trong số đó có 19 người nước ngoài.
Ngay trong chiều cùng ngày, Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Park Jin đã có thư gửi Đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc Nguyễn Vũ Tùng bày tỏ chia buồn trước sự việc này và khẳng định sẽ nỗ lực hết sức, hợp tác chặt chẽ với Đại sứ quán trong việc hỗ trợ những nạn nhân của vụ việc.
Gặp mặt, tư vấn pháp luật cho lao động Việt Nam tại Hàn Quốc Chiều 23/10, Văn phòng Quản lý lao động Việt Nam theo Chương trình EPS (VEWMO) phối hợp Trung tâm hỗ trợ lao động nước ngoài thành phố Siheung tổ chức buổi gặp mặt, tư vấn pháp luật cho lao động Việt Nam ở khu vực tỉnh Gyeonggi và các vùng lân cận. Lao động EPS Lê Kiên Trung đặt câu hỏi liên quan...