Vợ chồng nghèo đón song thai sau 10 năm hiếm muộn
Đôi vợ chồng nghèo ở Yên Bái vừa chào đón 2 bé gái song sinh sau 10 năm mòn mỏi chờ đợi.
Bệnh viện Phụ sản Trung ương vừa mổ bắt song thai thành công cho thai phụ Triệu Thị Liên (ở thôn Kim Long, Khánh Hòa, Lục Yên, Yên Bái). Bé gái Linh Đan nặng 2,8 kg và Linh Chi nặng 3,1 kg chào đời lúc 10h6 ngày 9/6.
Trước đó, chị Liên từng có thai nhưng không giữ được. Sau đó, cả hai vợ chồng vẫn không thể có con trở lại. Bác sĩ chẩn đoán chị Liên bị tắc vòi trứng. Để có con, vợ chồng chị nên thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Do nhà nghèo, số tiền cả trăm triệu đồng để thực hiện quá xa vời khiến họ phải gác lại kế hoạch có con suốt nhiều năm.
Vợ chồng chị Liên và 2 bé sau khi chào đời. Ảnh: BVCC.
Số phận đã mỉm cười với đôi vợ chồng nghèo khi năm 2019 – gần 10 năm kết hôn – họ được nhận một trong 10 suất hỗ trợ IVF miễn phí tại Bệnh viện chuyên khoa Nam học và Hiếm muộn Hà Nội và may mắn có song thai thành công ngay lần chuyển phôi đầu tiên.
Tuy nhiên, quá trình mang thai của chị khá gian nan khi nghén nặng, nôn ra máu, không uống được một giọt nước. Có thời điểm, chị phải thở oxy rồi lại cường giáp, sụt tới 15 cân. Chị gần như ở viện suốt thai kỳ để giữ hai con trong bụng.
Video đang HOT
Khi tới đo huyết áp tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, song thai của chị Liên khá to và chèn ép gây căng tức vùng thượng vị. Lúc này, bác sĩ tiên lượng thai còn non và chỉ định một tuần sau quay lại thăm khám. Trong quá trình đó, chị Liên phải theo dõi thai cũng như đo huyết áp 2 lần/ngày.
Sáng 9/6, sau khi trở lại bệnh viện thăm khám, siêu âm và đo huyết áp, chị Liên được chỉ định đẻ mổ. Thai lúc này được 37 tuần 4 ngày. Hiện tại, cả ba mẹ con đều khỏe mạnh.
Các bác sĩ cho hay tắc vòi trứng là nguyên nhân chính gây hiếm muộn ở nữ giới. Nguy hiểm hơn, tắc vòi trứng còn làm gia tăng nguy cơ mang thai ngoài tử cung, đe dọa tính mạng. Chị em mắc bệnh lý này cần sớm được phát hiện và khám tại các cơ sở chuyên khoa để được hỗ trợ điều trị.
Sinh đôi trai gái sau 18 năm hiếm muộn
18 năm sau khi sinh con đầu lòng, chị Lê Thị Kim Sang, 38 tuổi, mới được tận hưởng lại niềm vui mang thai lần nữa.
Chị Sang kết hôn với anh Lê Văn Biên, năm 2000, sinh con gái đầu lòng năm 2001. Tích góp dần, cả hai quyết định sinh thêm, cũng mong có được con trai. Chờ đợi một năm, hai năm... mãi không có tin vui.
Đầu năm 2010, hai vợ chồng đến bệnh viện khám. Bác sĩ chẩn đoán một bên vòi trứng của chị hạn chế dẫn đến việc khó có con. Chạy chữa hai năm, chị Sang mang thai ngoài tử cung, không giữ được, còn phải cắt bỏ một bên vòi trứng.
Tiếp đó, hai vợ chồng đến nhiều bệnh viện lớn ở Hà Nội, uống mọi loại thuốc từ thuốc tây đến thuốc nam.
Tháng 11/2017, khi 36 tuổi, chị đến Bệnh viện Bưu Điện Hà Nội điều trị. Bác sĩ Nguyễn Thị Nhã, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản, cho biết chị chỉ có 20% hy vọng. Bệnh nhân nội tiết kém, từng có thai ngoài tử cung, cắt một bên vòi trứng khiến dự trữ buồng trứng kém.
"Bệnh nhân chỉ có thể làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và phải làm sớm nếu không sẽ hết trứng", bác sĩ Nhã tư vấn.
Lần chuyển phôi đầu thất bại. Chị được bác sĩ tư vấn xin trứng từ người khác, song từ chối. May mắn lần chuyển phôi thứ hai thành công và thai đôi.
Trong suốt thai kỳ, chị Sang gần như sống ở viện. Những bà mẹ làm IVF "có thai đã khó, giữ thai càng khó hơn". Chị còn mang thai đôi nên càng cẩn trọng. Đến tuần 36, chị bị tiền sản giật phải nhập viện. Một tuần sau, bác sĩ chỉ định mổ đẻ.
Hai em bé chào đời ngày 28/11/2019 tại Bệnh viện Bưu điện. Bé gái được đặt tên Lê Thị Kim Ngân, nặng 2,8 kg; bé trai Lê Minh Nguyên, nặng 3,1 kg, đều hoàn toàn khỏe mạnh.
Hai con chị Kim Sang chào đời ở bệnh viện Bưu Điện tháng 11/2019. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Từ ngày có thêm hai con, gia đình tất bật hơn vì cùng lúc chăm sóc hai con nhỏ. Cô con gái lớn năm nay 18 tuổi cũng thường xuyên về nhà, phụ giúp chăm em. Chị Sang khó khăn hơn khi gần như học lại từ đầu cách làm mẹ.
"Trước đây hay dùng tã, bây giờ thường dùng bỉm, trẻ bịt quá kín dễ bị nóng, nổi rôm...", chị tâm sự.
Điều khác biệt là cuộc sống hiện thoải mái, giải tỏa áp lực sau 18 năm hiếm muộn. Chị nói, sinh con khi tuổi đã lớn rất nguy hiểm, nhưng là bất đắc dĩ.
Giọng chùng xuống, chị nói về khoản nợ lớn treo lơ lửng sau hàng chục năm chi phí chữa hiếm muộn. Động viên vợ, "có con là có của", anh Biên vẫn cố gắng làm việc dù đã ngoài 40 tuổi. Ước mong lớn nhất bây giờ của hai vợ chồng là nhìn các con khỏe mạnh, nên người.
"Bao nhiêu năm cũng xứng đáng bởi hành trình tìm con chưa bao giờ dễ dàng. Cảm ơn y học đã cho tôi cơ hội được làm mẹ thêm một lần nữa", chị Sang chia sẻ.
Cặp sinh đôi Kim Ngân và Minh Nguyên gần 6 tháng tuổi. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Vinmec ứng dụng AI nuôi cấy phôi thụ tinh ống nghiệm, cơ hội cho gia đình hiếm muộn Là một trong những bệnh viện đầu tiên tại Việt Nam kết hợp trí tuệ nhân tạo và công nghệ nuôi phôi tự động Time-lapse, Vinmec đã khai thác triệt để những ưu việt của công nghệ hỗ trợ sinh sản mới này giúp nhiều gia đình hiếm muộn "tìm con". Giải pháp thụ tinh trong ống nghiệm đã giúp nhiều cặp vợ...