Vợ chồng Mỹ nhiễm nCoV chết cách nhau 6 phút
Cặp vợ chồng kết hôn 51 năm qua đời tại một bệnh viện ở New York do nhiễm nCoV sau khi các con đồng ý rút máy thở của họ.
Buddy Baker, một cựu quản lý nổi tiếng trong làng bóng bầu dục Mỹ, hôm 31/3 thông báo cha mẹ ông là Stuart Baker, 74 tuổi, và Adrian Baker, 72 tuổi, đã qua đời vì các biến chứng từ Covid-19. Baker cho biết cách đó ba tuần, sức khỏe cha mẹ ông vẫn tốt cho đến khi đổ bệnh với những triệu chứng nhẹ.
Họ đi khám và bác sĩ nói họ bị viêm phổi nhẹ, nhưng sẽ ổn. Khi cảm thấy tình hình xấu hơn, hai vợ chồng cùng đến bệnh viện hôm 19/3. “Bố tôi nhập viện còn mẹ được cho về nhà”, Baker nói, thêm rằng bố ông bị hen suyễn trong khi mẹ không có bất kỳ bệnh lý nền nào.
Do bố ở viện, Baker rất lo lắng rất cho mẹ. Cha mẹ ông kết hôn đã 51 năm và chưa bao giờ rời xa nhau. Khi tới thăm, Baker nhận ra mẹ ông rất yếu và không thể tự đi lại.
Tại bệnh viện, cha của Baker được xác định dương tính nCoV và được chuyển vào phòng chăm sóc tích cực. Vài giờ, khi mẹ có nhiều dấu hiệu xấu đi, Baker cũng nhận được cuộc gọi từ bệnh viện nói rằng cha của ông khó qua khỏi.
Stuart Baker và Adrian Baker, căp vợ chồng qua đời hôm 29/3 vì các biến chứng từ Covid-19. Ảnh: ABC.
Video đang HOT
Baker lo sợ tin tức đó sẽ làm mẹ ngã gục nên đưa bà nhập viện để đề phòng. Khoảng 45 phút sau khi mẹ nhập viện, Baker nhận được cuộc gọi từ bệnh viện nói rằng tình trạng của bà rất nghiêm trọng.
“Hôm 25/3, mẹ tôi tỉnh dậy trong vài phút và vẫy tay với chúng tôi qua kính. Chúng tôi không được phép vào phòng và tình hình xấu đi mỗi ngày”, Baker nói.
Ngày hôm sau, khi cả cha mẹ Baker đều đã được tiêm thuốc an thần, bác sĩ giải thích với gia đình ông rằng cả hai người đều không thể qua khỏi, các cơ quan trong cơ thể họ đã ngừng hoạt động.
Gia đình Baker đồng ý rút máy thở cho cha mẹ nhưng với điều kiện họ phải được ở chung một phòng. Con cái sau đó chụp bức ảnh họ đang nắm tay nhau. Ngày 29/3, cha mẹ Baker được rút máy thở và qua đời chỉ cách nhau 6 phút.
Baker chia sẻ mất mát này trên tài khoản Twitter với hy vọng kêu gọi cộng đồng nhận thức rõ hơn về Covid-19, tuân theo các hướng dẫn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC).
“Chúng ta sống trong một thế giới. Điều đó không thể xảy ra với tôi, với chúng ta, với gia đình tôi. Thế nhưng nó đã xảy ra. Tôi muốn dành thời gian này để khiến mọi người bắt đầu suy nghĩ về việc tạo ra sự thay đổi”, Baker nói trong video đăng Twitter. “Chúng ta phải ngăn chặn virus này. Mọi người phải ngừng suy nghĩ ‘tôi còn trẻ, khỏe’ và nhận ra điều đó có thể xảy ra với ai đó trong gia đình bạn”.
Covid-19 đã xuất hiện tại 204 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn một triệu người nhiễm bệnh và hơn 53.000 người tử vong. Mỹ hiện là vùng dịch lớn nhất với hơn 245.000 ca nhiễm và hơn 6.000 ca tử vong, trong đó New York là bang chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Huyền Lê
Báo Anh: 'Các ngân hàng phải giải cứu nền kinh tế'
Hàng loạt tờ báo Anh chỉ trích dữ dội phản ứng chậm chạp của chính phủ trước mối đe dọa của dịch Covid-19 và cảnh báo nguy cơ nền kinh tế đối mặt thảm họa.
Hai ngày qua, báo chí Anh sôi sục với tình trạng các bệnh viện thiếu máy thở, số nhân viên y tế được xét nghiệm quá ít ỏi và tác động khủng khiếp của dịch Covid-19 đối với nền kinh tế.
The Mirror bức xúc khi chỉ có 2.000 trong số 550.000 nhân viên y tế được xét nghiệm virus corona chủng mới.
The Express khẳng định các ngân hàng phải nỗ lực giải cứu nền kinh tế để đề đáp việc chính phủ chi tiền thuế của dân cứu hệ thống tài chính trong cuộc khủng hoảng năm 2008. "Người dân từng giải cứu các vị. Giờ hãy làm nhiệm vụ của mình đi", The Express viết.
Báo này cũng dẫn lời Bộ trưởng Chiến lược Kinh doanh Alok Sharma đưa ra thông điệp tương tự.
"Nếu các ngân hàng lớn từ chối hỗ trợ những người gặp khó khăn thì đó là điều không thể chấp nhận được. Người đóng thuế đã giải cứu các ngân hàng năm 2008, giờ chúng tôi sẽ làm việc với các ngân hàng để họ phải đền đáp".
Trong khi đó, Financial Times lên tiếng cảnh báo về nguy cơ nền kinh tế Anh đối mặt với suy thoái chưa từng thấy.
Báo này đưa tin trong 2 tuần sau khi Thủ tướng Borris Johnson yêu cầu người dân ở nhà để ngăn dịch Covid-19 lây lan, hơn 1 triệu người lao động Anh nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp.
Financial Times mô tả dịch virus corona chủng mới là cú sốc nghiêm trọng đối với nền kinh tế Anh. Trước đó, Guardian dẫn Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Kinh doanh dự báo sản lượng kinh tế Anh sẽ sụt giảm tới 15% trong quý II năm nay.
Bài viết xuất hiện trên trang nhất của The Guardian.
Báo chí Anh cũng phản ứng giận dữ với thông tin chỉ 2.000 trong tổng số 550.000 nhân viên cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) được xét nghiệm Covid-19.
"Rối loạn", The Mirror giật tít trang nhất kèm hình ảnh 2 nhân viên y tế mới tử vong vì dịch Covid-19. The Mail mô tả việc chỉ có 2.000 nhân viên NHS được xét nghiệm là một "vụ scandal lớn". The Telegraph mô tả đây là: "Câu hỏi không có câu trả lời".
Trong khi đó, The Guardian tập trung vào việc các bệnh viện Anh thiếu trầm trọng máy thở. Báo này mô tả tình trạng nhiều bệnh viện buộc phải ngừng sử dụng máy thở với những bệnh nhân quá yếu để ưu tiên cho những người có khả năng phục hồi.
Thử nghiệm thuốc làm giảm việc sử dụng máy thở cho bệnh nhân Covid-19 Khi thế giới đối mặt với tình trạng thiếu máy thở điều trị bệnh nhân Covid-19 nặng, một nhóm nhà nghiên cứu đang thử nghiệm lâm sàng loại thuốc mà họ hy vọng có thể điều trị suy hô hấp hiệu quả hơn. Covid-19 (SARS-CoV-2) là một loại virus corona gây nhiễm trùng đường hô hấp ở người và các triệu chứng như...