Vợ chồng muốn bên nhau trọn đời, hãy chú ý tới lời nói của mình
Có một sức mạnh sống và chết nơi miệng lưỡi chúng ta. Những cặp vợ chồng hiểu được sức mạnh vô song của lời nói thì khẳng định cuộc sống gia đình sẽ luôn luôn hạnh phúc..
ảnh minh họa
Mối quan hệ vợ chồng là cốt lõi của một gia đình. Vợ chồng sống với nhau hòa hợp, quan hệ gắn bó, ổn định thì gia đình mới có thể vững chắc, hạnh phúc và cũng phát huy tốt chức năng xã hội.
Để sống với nhau hòa hợp thì vai trò của lời nói không thể coi thường. Dưới đây, chúng tôi xin kể một số chuyện thường xảy ra trong cuộc sống, khiến chúng ta lắng đọng suy nghĩ một chút:
Câu chuyện thứ nhất: Cái ly rắc rối
Ông Phúc hớn hở chạy về nhà, đem về hơn 20 chiếc ly men sứ màu, chúng đều do ông tỉ mỉ chọn lựa ở chợ đêm, mỗi chiếc 2 đồng 5 hào.
Vừa đẩy cửa ra, vợ ông trong nhà nhìn thấy chồng giơ đồ lên liền hỏi: “Ông lại mua cái gì thế?”
Ông chồng vui vẻ hào hứng trả lời: “Là mấy cái ly uống nước men sứ màu, rẻ lắm, tôi đã mua tới hai mươi mấy cái luôn!”.
Bà vợ rất bực tức nói: “Nhà chúng ta chỉ có hai người, ông mua nhiều ly như vậy, thật là dùng tiền hoang phí”.
Sau đó, bà vợ liền qua ngồi nhà hàng xóm bên cạnh thao thao bất tuyệt, kể tội chồng xưa nay tiêu tiền như nước, hoang phí… làm cho ông chồng vô cùng xấu hổ.
Người hàng xóm này tốt bụng khuyên giải: “Đừng nóng giận nữa, tôi thấy chồng bà suy nghĩ chu đáo đấy, ông ấy không phải thích dùng trà thanh thảo để tiếp đãi bạn bè hay sao? Mua về những chiếc ly đẹp vậy, bà bớt xoi mói ông ấy để tránh phiền phức cho gia đình! Hơn nữa, chỉ có 2 đồng 5 hào, cũng không đắt mà!”.
Câu chuyện hai: Cái phích nước nóng màu xanh lam
Đây là một người vợ rất giỏi chơi đàn dương cầm, cô phát hiện trong nhà còn thiếu một phích nước nóng, nên bảo chồng đi mua. Người chồng vội vã mua về rồi đưa cho vợ.
Khi mở gói hàng ra, người vợ bắt đầu khó chịu: “Sao anh lại mua về chiếc phích màu xanh lam thế này? Anh xem xem, màu sắc này có đồng điệu với tổng thể căn nhà chúng ta không? Màu này chỉ có thể phá hỏng mỹ cảm chỉnh thể nhà chúng ta, thật sự là em không hiểu đầu óc thẩm mĩ của anh thế nào nữa! Anh nhất định phải đổi lấy cái màu phấn”.
Kỳ thực, một phích nước nóng nhỏ bé vậy không đáng kể, người vợ này lại làm to mọi chuyện, mà cô không để ý rằng làm như vậy sẽ phá vỡ hình ảnh của mình trong lòng chồng.
Video đang HOT
Câu chuyện ba: Mua sắm về nhà
Người chồng mang theo bọc lớn, bọc nhỏ trở về nhà, người vợ nghe thấy tiếng chồng thì nhanh chóng chạy đến đón chồng, vừa đỡ lấy túi trong tay chồng, vừa tươi cười nói: “Anh đã về rồi, về rồi, anh hà tất tốn kém như thế, còn mang nhiều đồ như vậy, lại đây lại đây, ngồi xuống đây, uống chén trà trước đã”.
Thấy những cử chỉ quan tâm của vợ như thế, lại nghe những lời ân cần dí dỏm của vợ, mọi mệt nhọc tan biến hết.
Điều người vợ nghĩ đến lúc này, không phải là người chồng mua những gì, mà là chồng đã không ngại phiền phức khi mua sắm, lại còn xa như vậy, phải mang vác nặng về nhà, trên đường thực sự vất vả lắm. Để chồng về nhà thoải mái nghỉ ngơi mới tốt. Người vợ đặt mình vào hoàn cảnh của chồng mà suy nghĩ thì mới có thể nói ra những lời khiến người ta cảm thấy như được tắm trong gió xuân vậy.
Cảm nghĩ: Vợ chồng vốn là một, chăm sóc lẫn nhau, tôn trọng yêu thương nhau, thông cảm nhường nhịn lẫn nhau bao nhiêu thì cuộc sống gia đình sẽ hòa thuận, tốt đẹp bấy nhiêu. Mà quan hệ tốt đẹp, viên mãn như thế thì dựa trên sự đồng lòng, gắn bó của cả hai vợ chồng.
Trong cuộc sống hàng ngày, mong rằng mọi người hãy bắt đầu từ những lời ân cần thắm thiết, xây dựng một không khí gia đình nồng ấm, hài hòa, làm một đôi vợ chồng trăm năm hảo hợp.
Theo Phununews
Lời hứa bên nhau trọn đời là có thật! Như cái cách mà ông đã bên bà 60 năm qua...
Người vợ vì biết mình không thể có con nên đã 3 lần làm đơn ly hôn để "giải thoát" cho chồng. Nhưng bằng trái tim lãng mạn và trên hết là lời hứa sẽ nắm tay bà mãi mãi, họ đã ở bên nhau gần 60 năm qua...
Cặp vợ chồng ông Thọ và bà Tú.
Tôi đã từng đọc ở đâu đó nghiên cứu từ các nhà khoa học uy tín rằng, tình yêu sinh ra bởi các loại hoóc-môn sinh học. Vì bị chi phối bởi hoóc-môn nên tình yêu cũng chỉ có một thời hạn nhất định. Trong bối cảnh xã hội hiện đại như ngày nay, việc mơ đến một mối tình chung thủy suốt đời, có lẽ là ước muốn của nhiều người. Báo cáo của Bộ VH-TT&DL, phối hợp với Tổng cục Thống kê, dưới sự hỗ trợ của UNICEF cho thấy, số vụ ly hôn tại Việt Nam đang tăng chóng mặt. Nếu năm 2000 chỉ có 51.361 vụ ly hôn thì năm năm 2010, con số này đã lên tới 126.325 vụ.
Giữa lúc nhiều người đang mất đi niềm tin vào hôn nhân và các mối quan hệ tình cảm lâu dài thì vợ chồng ông Nguyễn Ngọc Thọ lại âm thầm chứng minh điều ngược lại. Nếu được gặp và trò chuyện với họ, tôi tin chắc, bạn sẽ cảm thấy rằng, tình yêu vĩnh cửu là có thật. Nó kéo dài qua tuổi trẻ, cho đến khi về già, người ta vẫn có thể yêu nhau bằng tình yêu ngọt ngào, sắt son.
Người vợ 3 lần làm đơn ly hôn để giải thoát cho chồng
Ông Thọ năm nay đã 85 tuổi và vợ ông - bà Đinh Thị Ngọc Tú cũng đã bước sang tuổi 79. Dù tuổi cao nhưng cả hai vẫn duy trì nếp sống rất tươi trẻ. Buổi sáng, khi vừa đặt chân đến ngôi nhà của họ ở khu chung cư Trung Hòa - Nhân Chính, điều làm tôi ngạc nhiên chính là gu âm nhạc trẻ trung của hai ông bà. Họ nghe bài hát "Nơi tình yêu bắt đầu" với âm lượng cỡ lớn và trong lúc ông đang bận sửa soạn quần áo thì bà Tú đi lại, sắp đặt đồ đạc thật ngăn nắp. Ngôi nhà có 2 người già sinh sống nhưng lúc nào cũng gọn gàng, tràn đầy hoa lá với gam màu sáng và lãng mạn như của những người trẻ.
Nụ cười hạnh phúc của ông Thọ khi nhắc đến vợ mình.
Năm tháng dường như chưa bao giờ là vật cản với tình yêu của họ. Trong ngôi nhà này, tình yêu luôn hiện hữu khắp nơi. Hai người tóc đã bạc vẫn xưng hô với nhau là "anh - em" ngọt ngào. Họ tôn trọng nhau từ những cử chỉ, lời nói nhỏ nhất. Lúc ông Thọ trò chuyện với tôi, khi bà Tú muốn lên tiếng đều nhẹ nhàng nói "em xin phép nói thêm nhé...".
Họ đã sống bên nhau như thế gần 60 năm cuộc đời. Trong suốt thời gian ấy, họ chưa từng có con. B à Tú mắc bệnh hẹp ống dẫn trứng, dù đã chữa trị nhiều nơi, đã tìm đến các danh y hàng đầu Việt Nam... kết quả nhận lại chỉ là những nỗi tuyệt vọng.
Khi hiểu mình không thể sinh con, bà Tú đã 3 lần viết đơn ly hôn, mục đích để giải thoát cho chồng đi tìm hạnh phúc khác. Đối với bà, mỗi lần ngồi làm đơn là một lần trái tim đau đến rỉ máu. Nhưng vì yêu, thương chồng, bà luôn cảm thấy, nếu cứ cố giữ tình yêu này lại cho riêng mình, đó là ích kỷ.
Dù đã cao tuổi nhưng hai ông bà vẫn luôn hạnh phúc bên nhau từng ngày.
Những lúc rảnh rỗi, họ có sở thích khiêu vũ để rèn luyện sức khỏe.
"Tôi không có con nhưng nhà tôi thì bình thường. Tôi nghĩ rằng bây giờ có thể chồng tôi còn trẻ, chưa nghĩ nhiều đến chuyện con cái nhưng rồi sau này sẽ ra sao, ai chẳng mong có người dựa dẫm lúc tuổi già".
Thế là cứ cách vài năm, bà Tú lại viết một lá đơn, sẵn sàng chấp nhận việc lìa xa ông Thọ - tình yêu lớn nhất của mình. Thế nhưng 3 lần làm đơn cũng là 3 lần bà Tú nhận lại những cái lắc đầu từ chối. "Đến lần thứ 3, nhà tôi tỏ ra giận giữ và xé đơn. Ông nói tôi làm thế là xúc phạm ông ấy...".
Từ đó về sau, hai người không bao giờ đề cập đến chuyện sinh con hoặc ly hôn nữa và cùng nhau, sống hạnh phúc từng ngày. Đã có lúc họ nghĩ đến chuyện nhận con nuôi nhưng rồi cả hai đều thống nhất rằng, con cái là kết quả hiện hữu của tình yêu, họ tôn trọng điều đó nên không muốn nhận một đứa trẻ xa lạ để bù lấp khoảng thiếu hụt của mình.
"Tôi nghĩ lấy nhau mà có con là hạnh phúc, lý tưởng được cụ thể hóa. Nếu không có con thì anh phải tìm một nguồn vui khác. Nguồn vui của tôi đơn giản là sống với nhau và yêu thương nhau nhiều hơn", ông Thọ quan niệm.
Mỗi năm dắt tay nhau đi du lịch một nước, sẽ vào viện dưỡng lão khi về già
Ông Thọ trước đây từng làm rất nhiều công việc khác nhau. Ông từng là Trưởng ban biên tập phát thanh thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Đài tiếng nói Việt Nam, cán bộ văn phòng Quốc hội, Tổng biên tập đầu tiên của báo Đại biểu Nhân dân, giảng viên lâu năm của khoa Quan hệ Quốc tế - ĐH Đông Đô... Ông biết tới 4 ngoại ngữ Anh, Pháp, Nga, Trung và là một trong những trí thức Hà thành có tiếng hồi những năm 60 của thế kỷ trước.
Ông Thọ quen bà Tú trong một dịp tình cờ đến chơi nhà em họ. Một tiếng sét ái tình chợt lóe sáng bên tai họ và ngay từ lần đầu, cả hai đã nhận ra đối phương chính là một nửa mà mình đang cất công tìm kiếm.
Hàng tuần. vợ chồng ông Thọ lại dành thời gian sinh hoạt cùng CLB khiêu vũ gần nhà.
Hai người luôn làm mọi thứ cùng nhau.
Dù tuổi cao nhưng ông Thọ luôn là người đàn ông rất lãng mạn.
Lấy nhau, trải qua nhiều khó khăn của thời kỳ chiến tranh, bao cấp, cả hai vẫn thủy chung với tình yêu của mình. Có khoảng thời gian, hai người phải đi sơ tán xa nhau 50km, thế mà ngày nào họ cũng nhớ thương nhau như hồi mới yêu. Cứ mỗi tuần, ông Thọ lại bất chấp nguy hiểm, vất vả đạp xe về thăm bà Tú. Khi gặp nhau, nước mắt hạnh phúc ngập tràn. Nếu họ lỡ hẹn, dù chỉ một lần thôi là ruột gan hai vợ chồng lại cồn cào như có lửa đốt... Bây giờ, khi ngồi kể lại những kỉ niệm tình yêu ấy, tôi vẫn thấy đôi mắt của cả hai ông bà đều sáng lên, lấp lánh niềm vui, hạnh phúc.
Bà Tú nói rằng vì thương bà và lo cho tương lai, t hời còn trẻ, ông Thọ luôn tích cực lao động, làm thêm các công việc dịch sách và dạy học để có thêm thu nhập, tích lũy khi về già. Bản thân bà trong thời gian còn làm y sĩ ở bộ Nội thương cũng tích cực làm thêm để phụ giúp chồng. Bây giờ cả hai người đã nghỉ hưu nhưng kinh tế vẫn vững vàng. Họ đã dự định rất xa cho một tương lai không còn ai nương tụa khi tuổi cao, sức yếu.
"Tôi đã nghĩ trong một vài năm nữa, khi sức lao động không còn, chúng tôi phải vào trung tâm nuôi dưỡng người già. Hai chúng tôi đặt hàng trước sẽ có 1 phòng, không rộng lắm, chỉ khoảng 20m2, có đầy đủ tiện nghi và chúng tôi sẽ trả tiền hàng tháng", ông Thọ nói.
Ảnh chụp của hai vợ chồng ông Thọ trong các chuyến du lịch.
Cuộc sống của hai ông bà hiện tại rất viên mãn. Mỗi buổi chiều, họ nắm tay nhau tản bộ. Một tuần 3 buổi, họ tham gia CLB khiêu vũ gần nhà và mỗi năm, cặp đôi lại đi du lịch một nơi. Đến bây giờ, cả hai đã cùng đi được 15 quốc gia và vùng lãnh thổ, riêng ở Việt Nam, họ đã đi hầu khắp các điểm du lịch lớn.
Người ta thường nói phụ nữ là người giữ lửa hạnh phúc gia đình nhưng bản thân bà Tú lại tự nhận mình là người có tâm sinh lý bất ổn và nhiều lúc giận nhau, chính ông Thọ lại là người xuống nước. Ông Thọ nói ông chính là chấp nhận sự vô lý ở bà Tú bởi ông hiểu, phụ nữ không có con, họ thiệt thòi và đôi khi, thường hay nghĩ tiêu cực, tính khí thất thường.
Ông Thọ có thói quen ghi nhật ký mỗi ngày.
Ông Thọ có thói quen viết nhật ký mỗi ngày - vừa là cách để luyện trí nhớ, vừa là lưu lại những khoảnh khắc ngọt ngào bên vợ. Tôi chợt nghĩ, có lẽ ít có người đàn ông nào lãng mạn như thế khi tuổi đã cao. Chính ông Thọ cũng nói hai vợ chồng ông đã đi qua thời trai trẻ lãng mạn và sự lãng mạn ấy không mất đi mà ngày một tăng lên, được củng cố thêm.
Bà Tú luôn khiêm tốn, cho rằng chính ông Thọ mới là người nhường nhịn mỗi khi vợ chồng giận nhau.
Để khép lại câu chuyện tình yêu đẹp này, tôi xin phép mượn lời của BTV Diệp Chi từng chia sẻ trên trang cá nhân rằng: "Tôi tin vào những điều mình được tận mắt chứng kiến để khẳng định rằng tình yêu vĩnh cửu là có thật, lời hứa "bên nhau trọn đời" là có thật. Dẫu có thêm bao nhiêu lần "60 năm cuộc đời" đi nữa thì đôi bàn tay ấy vẫn cứ nắm chặt, hai dáng hình ấy vẫn cứ quấn quýt - bởi họ sinh ra là dành cho nhau, bởi họ đến với nhau và ở bên nhau mãi mãi là định mệnh - chẳng thể nào khác được. Đừng ước có nhiều người yêu, hãy ước chỉ một bàn tay nhăn nheo cầm lấy tay mình khi mắt đã mờ, chân đã chậm... Có những điều, chỉ khi không còn cơ hội làm gì nữa, ta mới biết quý trọng, nâng niu".
Theo Afamily
Trung Quốc thắt chặt quy định cấm quảng cáo trên phim Thông tin mới từ truyền thông Trung Quốc cho hay, các dự án phim phát sóng nếu có quảng cáo đều bị kiểm duyệt kỹ. Hồi năm 2011, Tổng cục điện ảnh phát thanh và truyền hình Trung Quốc (SARFT) đưa lệnh cấm quảng cáo xen giữa các bộ phim truyền hình phát sóng. Tuy nhiên, lệnh cấm trong quá trình thực hiện...