Vợ chồng một con tổng thu nhập 6 triệu/tháng quyết tâm ‘ra riêng’, chi tiêu kiểu gì cho đủ
Thu nhập gia đình đều trông chờ vào 6 triệu tiền lương của chồng, bà mẹ trẻ một con đắn đo không biết có nên ra ở riêng?
ảnh minh họa
Lấy chồng sinh con là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời người phụ nữ. Đi kèm với những niềm vui, hạnh phúc khi được ở bên cạnh người bạn đời trăm năm, được làm mẹ của những đứa trẻ ngây ngô, trong trắng, là trách nhiệm lớn hơn với 2 chữ gia đình, cùng với đó là nỗi lo cơm áo gạo tiền.
Đối với những cặp vợ chồng có thu nhập cao thì có lẽ sẽ không phải đắn đo nhiều trong chi tiêu gia đình, nhưng với các cặp vợ chồng thu nhập thấp thì vấn đề chi tiêu khi ra ở riêng, bao nhiêu gánh nặng dồn lên vai luôn là nỗi lo lắng canh cánh trong lòng gây mất ăn mất ngủ.
Đó cũng là nỗi lòng chung của bà mẹ trẻ Bảo An khi đang có ý định ra ở riêng nhưng còn dè dặt vì thu nhập cả gia đình chỉ trông chờ vào đồng lương ít ỏi 6 triệu của chồng.
“Các chị em ở riêng 1 tháng tiêu hết bao nhiêu tiền ạ? Vợ chồng em định ở riêng mà khó quá. Mình thì ở nhà trông con, chồng thì đi làm được 6 triệu/tháng. Buồn quá!”, bà mẹ trẻ rối bời vì không biết có nên quyết định ra ở riêng hay không.
Bà mẹ trẻ tâm sự, con chị đã được 16 tháng, chị ở nhà trông con và có kinh doanh online kiếm thêm nhưng không có duyên nên không bán được hàng. Vì vậy, thu nhập gia đình cũng không cải thiện được chút nào.
Bà mẹ một con cho hay, nếu ra ở riêng thì chỉ mất tiền sinh hoạt, không phải lo tiền nhà vì đã có nhà mẹ đẻ cho. Tuy nhiên, chị vẫn lo sợ bản thân mình không kiếm ra tiền phụ chồng thì sẽ không đủ tiền tiêu. Bởi khi sống chung với nhà bố mẹ chồng thì có mẹ chồng lo cho: “Mỗi tháng đưa cho bà 1 triệu tiền mua đồ lặt vặt”.
Trước những mối băn khoăn về dự định ra ở riêng của cặp vợ chồng trẻ này, nhiều chị em đã không tiếc thời gian vào đưa ra cao kiến, chia sẻ kinh nghiệm chi tiêu cùng những lời khuyên cho bà mẹ trẻ.
Video đang HOT
Theo Nhi Nguyen thì để đảm bảo chi tiêu trong số tiền 6 triệu kiếm được thì cần phải lên kế hoạch chi tiêu chi tiết.
Cụ thể: “Tiền xăng xe đi lại: 200-300k, điện thoại hạn chế gọi hết sức: 100k. Điện nước: 200k. Ăn uống thì cuối tuần đi chợ lựa đồ ngon rẻ ăn cả tuần. Mọi nhu cầu bỏ hết với tổng 6 triệu. Có đi chơi thì ra công viên, rủ chồng đi chạy bộ,…”.
Nhi Nguyen cho rằng, khó khăn về vật chất nhưng đời sống tinh thần thì vẫn cứ phải vui vẻ, tìm cách để thư giãn, xả stress và thời gian để hâm nóng tình cảm gia đình. Điều này có thể là khó thực hiện nhưng Nhi Nguyen cho rằng, nếu biết tính toán hợp lý thì chắc sẽ đủ chi. Và một lời khuyên chân thành nữa mà facebooker muốn dành cho bà mẹ trẻ này nếu không muốn khổ là, con 16 tháng tuổi rồi thì nên đi gửi nhà trẻ để có thời gian tìm việc làm kiếm tiền.
Facebooker Vũ Thảo cũng lên tiếng góp ý cho bà mẹ trẻ Bảo An: “Khi lĩnh lương, chị mua hết đồ cần thiết cho con trong vòng 1 tháng đi. Nếu không mất tiền sữa ngoài thì chi tiêu cho bé chỉ mất tiền bỉm, giấy ướt. Bé lớn hơn thì mất thêm tiền bột, tiền thức ăn cho bé. Gọi cho là một triệu rưỡi. Khéo còn không đến. Tiền ăn hằng ngày các thứ, 2 vợ chồng tằn tiện 3-4 triệu. Tính ra là đủ rồi. Có khi còn để dành được vài trăm”.
Trấn an bà mẹ trẻ, Thuy Vu chia sẻ ngay chuyện chi tiêu mọi khoản trong thu nhập 6 triệu của nhà mình: “Nhà mình 6 triệu đủ nuôi 2 đứa con, 1 đứa 2 tuổi, lại thêm thuê nhà trọ 1 tháng mất 1 triệu mà vẫn đủ”. Theo Thuy Vu, quan trọng là mình chi tiêu làm sao cho phù hợp, chứ có làm 10 hay 20 triệu, nuôi 1 đứa con mà không biết chi tiêu thì cũng không đủ được”.
Khác với suy nghĩ trên, Nguyen Nga cho rằng, với số tiền 6 triệu để ra ở riêng khi phải chăm cả con nhỏ thì sẽ rất khó để cân đối. Chị đánh giá thời gian đầu mới ra sống riêng chắc sẽ khó khăn nhưng vẫn khuyên: “Thôi ở riêng đi ạ! Có thể khó khăn lúc ban đầu nhưng được thoải mái, tự do tự tại, thích làm gì, ăn gì thì ăn. Tinh thần là quan trọng nhất mà”.
Cùng quan điểm, Hương Nguyễn VA nói: “Tiêu bao nhiêu là do mình thôi. Quan trọng là độc lập, tự do, hạnh phúc. Còn ít tiền thì tiêu ít đi, mua sắm quần áo thì chọn đồ rẻ thôi. Hạn chế đi ăn nhà hàng mà tự nấu nướng. Sáng dậy sớm nấu đồ ăn sáng cho cả nhà cho tiết kiệm, đỡ phải đi ăn ngoài”.
Chuyện ra ở riêng khi lập gia đình là mong muốn của không ít các cặp vợ chồng trẻ. Không phải vì có vấn đề với gia đình chồng/gia đình vợ, mà chỉ vì một lý do đơn giản là họ thích được tự do, không phải đi thưa về gửi, được sinh hoạt theo cách riêng của mình mà không phải suy nghĩ tới người này người kia. Tuy nhiên, trước khi quyết định ra ở riêng thì các cặp vợ chồng có lẽ cần phải suy nghĩ kỹ, vì nếu có điều kiện kinh tế thì không sao, còn nếu phải thuê nhà hay thu nhập thấp thì thực sự không đơn giản chút nào. Và khi đã chọn rồi thì phải thực sự cố gắng và chấp nhận cả những cái hay và cái khó khăn của chuyện ra ở riêng.
Theo Afamily
Đã ngồi lên xe hoa tiền tỷ nhưng tôi vẫn quyết tâm bước xuống hủy hôn khi thấy chồng...
Lúc tôi vào trong xe rồi, bố vẫn cố bước vào theo để đưa cho cái khăn mùi xoa cho con lau nước mắt. Nào ngờ, bố tôi vừa bước một chân lên xe, con rể liền kéo ông giật lại.
Có lần tôi đã muốn chia tay vì không thể chịu được cái tính khí đó của anh nhưng rồi anh lại rối rít xin lỗi, (Ảnh minh họa)
Tôi và chồng trải qua gần 2 năm yêu nhau mới đi tới hôn nhân. Anh là người đàn ông có tài và có chí và yêu tôi hết lòng, tuy nhiên nhiên anh lại nóng tính, gia trưởng thích áp đặt người khác. Thậm chí có lần tôi đã muốn chia tay vì không thể chịu được cái tính khí đó của anh nhưng rồi anh lại rối rít xin lỗi, anh nói tôi thông cảm vì ở công ty anh dạo đó nhiều việc đau đầu nên tính khí mới thất thường như thế. Anh hứa sẽ sửa chữa mong tôi đừng bỏ anh.
Thời gian sau thấy anh đúng là có thay đổi theo chiều hướng tích cực. Công việc của anh cũng thuận lợi hơn rất nhiều. Sau khi giúp sếp kí được hợp đồng lớn anh được thăng chức và mua luôn được chiếc xe gần hai tỉ. Anh nói muốn làm đám cưới ngay với tôi vì anh đi xem thầy rồi, tôi và anh rất hợp. Thậm chí thầy còn bảo tôi có số vượng phu, sẽ giúp chồng thăng tiến về công danh và vợ chồng sẽ hạnh phúc mãi mãi.
Nghĩ cũng tới tuổi lấy chồng, anh lại yêu thương chiều chuộng tôi hết lòng. Bố mẹ cũng động viên có người đàn ông hết lòng như thế thì đừng nên bỏ qua. Vậy là cuối năm đó anh đưa bố mẹ về nhà tôi xin phép làm đám cưới. Tuy nhiên gần tới ngày cưới thì hai đứa xảy ra bất đồng quan điểm. Anh muốn tổ chức đám cưới ở thành phố luôn, chứ không muốn đón dâu xa:
- Đi xa mệt lắm, em bảo bố mẹ và họ hàng lên là được, mình thuê xe cho các cụ.
- Thế sau đó có về quê báo hỉ không?
- Thôi cưới thế là được rồi, có bố mẹ và bạn bè công ty trên này là xong. Anh ngại đi lại, hôm về nhà em nói chuyện người lớn anh mất toi đôi gương rồi, đám cưới nhỡ mà bọn nó lấy gạch đập xe thì làm sao. Vừa mới mua được 5 tháng.
- Hóa ra là anh tiếc cái xe của anh, anh sợ hỏng xe đúng không. Thế thì khỏi cưới, nếu anh không tổ chức đón dâu như mọi người cưới thì thôi, kể cả nói chuyện người lớn rồi cũng thôi.
Thấy tôi khăng khăng như vậy. Cuối cùng anh cũng đành xuống nước và chiều theo ý tôi. Để đỡ phải đi lại tôi đồng ý gộp ăn hỏi và đón dâu vào một ngày. Anh cũng không khó chịu gì nữa nên nghĩ mọi chuyện suôn sẻ.
Hôm đón dâu, họ hàng làng xóm ai cũng vui vẻ tới chúc mừng vì tôi là đứa con gái đầu tiên trong làng lấy được chồng thành phố mà nhà chồng lại còn giàu có, chồng đưa hẳn xe hoa tiền tỷ về đón dâu. Bố mẹ tôi cũng không có điều kiện nhiều nhưng vẫn cố gắng mua cho con gái cái kiềng 1 cây vàng trao trong ngày cưới cho con đỡ tủi.
Nghĩ mà thương bố mẹ vô cùng, bố mẹ nuôi ăn học cũng chưa báo hiều được nhiều mà đã đi lấy chồng rồi. Dự định sau đám cưới, thu xếp công việc xong xuôi tỗi sẽ bảo chồng mời bố mẹ lên thành phố chơi. Chồng đón tôi từ nhà ra xe, đoạn đường đi bộ khoảng gần 20m, tôi đã thấy thái độ anh không vui rồi. Anh vừa đi vừa nhìn đường nhăn nhó rồi chê đường đất bẩn nọ kia.
"Bố không phải nói gì nữa. Em thật không ngờ anh lại là con người như vậy" (Ảnh minh họa)
Tôi thì lúc đó kiểu cô dâu về nhà chồng xa cứ khóc lóc chứ cũng không để ý. Bố tôi thấy con khóc thì thương cứ để ý rồi muốn đưa cho con cái khăn. Lúc tôi vào trong xe rồi, bố vẫn cố bước vào theo để đưa cho cái khăn mùi xoa cho con lau nước mắt. Nào ngờ, bố tôi vừa bước một chân lên xe, chồng tôi liền kéo ông giật lại. "Bố ngồi xe dưới kia mà, xe này dành cho cô dâu chú rể. Bố chẳng nhìn gì cả, chân toàn đất bẩn thế kia mà bước vào cái xe con vừa mới rửa hôm qua, bẩn hết cả xe rồi".
Rồi anh ta cúi xuống lấy giẻ phủi phủi đất dưới sàn trước con mắt sững sờ của cả bố và tôi. Bố tôi ái ngại phân vua: "Bố chỉ định đưa cho con Lan cái khăn mùi xoa thôi, bố...". Tôi biết bố tôi chuẩn bị nói lời xin lỗi con rể nhưng tôi đã không để ông nói lời đó.
"Bố không phải nói gì nữa. Em thật không ngờ anh lại là con người như vậy. Anh coi cái xe hơn cả bố vợ anh thì thôi anh mang nó về mà ôm mà giữ mà sống cùng, không cần phải cưới vợ nữa đâu".
Tôi bước xuống xe, tuyên bố hủy hôn rồi kéo bố đi về trước sự ngỡ ngàng của cả hai họ. Anh níu tôi lại nhưng tôi đã quyết định rồi, thà chấm dứt lúc này còn hơn là về sống chung thì cũng khổ cả đời. Đang rước dâu mà anh đã chẳng coi bố vợ ra gì thì cưới về cưới rồi chắc chẳng bao giờ anh thèm bước chân về nhà vợ nữa. Tôi thà có tiếng với dân làng còn hơn lấy một người như thế.
Theo blogtamsu
3 tháng "bình tĩnh" theo dõi chồng ngoại tình của mẹ trẻ vừa sinh con Con mình vẫn là trên hết nên em gạt hết mọi đau khổ, cố ăn, cố bình tĩnh đến ngày sinh nở... Em định bỏ qua mà chồng lại đi với nhân tình vào ngày em sinh con (Ảnh minh họa) Đúng là trên đời này cái gì cũng có thể xảy ra được các mẹ ạ! Lấy nhau hai năm, hạnh phúc...