Vợ chồng lục đục vì chuyện sắm Tết
Vất vả cả năm, ngày Tết phải chi tiêu cho thoải mái làm nảy sinh bao chuyện “ cơm chẳng lành, canh không ngọt”.
Năm nào chuẩn bị Tết, hai vợ chồng trẻ cũng va chạm với nhau về chuyện tiêu tiền. Và đã thành thông lệ, cứ trước thời khắc của năm mới, họ lại ngồi bên nhau để giải quyết hết những khúc mắc còn tồn đọng của năm cũ. Riêng năm nay, họ đã có một cách mới: Gửi mail.
Chồng yêu!
Cho đến tận giờ, em vẫn không hiểu vì sao anh lại quyết định thay chiếc tivi ở phòng khách một cách bất ngờ như vậy. Hôm trước anh mới chỉ nói sơ qua ý định, thế mà hôm sau đã rút tiền ra mua và cho người mang về nhà bảo em ký vào hóa đơn nhận hàng. Em hiểu, Tết đến, mấy ông bạn thân đến chơi, nhà có cái tivi đời mới cũng thấy mở mày mở mặt. Điều đó đúng, nhưng sao anh không bàn thấu đáo với em. Phải chăng lý thuyết”Vợ chồng mình nghèo, cần tiết kiệm chi tiêu cho việc lớn” mà anh từng bảo em khiến anh khó bề bày tỏ chăng?
Em không thích cái cách anh biếu tiền Tết cho mẹ và em gái. Trông cách anh giấu giấu giếm giếm đưa cho mẹ cọc tiền rồi giật mình khi thấy bóng vợ khiến em buồn ghê gớm. Giá như anh cứ mở một lời rồi vợ chồng cùng biếu mẹ tiền, mua quà tặng em gái thì có phải hay biết bao. Em cũng được mát mặt với nhà chồng, và mọi người cũng sẽ không xem em như khách nữa. Vậy mà… bao năm rồi em vẫn lặng lẽ đứng ngoài cuộc sống gia đình anh.
Có lẽ cũng vì cái lý do này mà năm nào em cũng cố gắng mua sắm quà Tết cho bên nội thật đàng hoàng. Trong khi đó bên ngoại thì chỉ giản đơn như anh thấy. Em muốn anh hiểu rằng em không phải là người so đo với bên nội, bên ngoại và em mua quà tặng bố mẹ như lòng thành của em mà thôi. Em những tưởng bao nhiêu năm như vậy rồi anh sẽ hiểu, vậy mà không, anh vẫn coi em như một thành viên ngoài gia đình mình.
Lại nữa, anh cứ nói em tiêu hoang nhưng kỳ thực cả đống quà em tặng chỉ bằng vài lần anh phóng tay lì xì cho con của bạn, của người yêu cũ, của đồng nghiệp mà thôi. Cái cách anh lì xì rất giống một… đại gia. Em hàng năm đều làm sẵn các bao lì xì cho anh để tiền lì xì mang đúng ý nghĩa của nó. Nhưng cứ gặp bạn là anh đều muốn cầm những tờ mệnh giá lớn. Hình như thế nó mới là phong cách của anh?
Ngày Tết có biết bao nhiêu thứ em phải sắm sang, phải lo toan, vậy mà Tết năm nào, mọi thứ cũng chỉ đổ dồn vào lương và thưởng của em. Anh bảo anh cũng sắm Tết đấy chứ nhưng toàn là những thứ ngoài dự tính của em. Tết qua đi, vợ chồng lại sống trong cảnh chia nhau từng đồng lẻ cuối cùng chờ lương tháng mới.
Video đang HOT
Vợ yêu!
Mình đã có 7 cái Tết cùng nhau, cùng chuẩn bị và sắm sửa. Vậy mà anh băn khoăn tự hỏi, tại sao đến giờ này chúng ta vẫn không thể thống nhất được quan điểm: Sắm quà Tết phải trao đổi trước? Em đã lẳng lặng nhờ người quen mua cả lố bánh kẹo ngoại nhập “xịn” để làm quà cho họ hàng. Vợ biết đấy, những gói bánh, kẹo trị giá tới cả nửa triệu như vậy là quá xa xỉ với họ hàng nghèo ở quê mình. Mọi người còn cần nhiều thứ khác hơn là mấy món đồ “ăn chơi” ấy.
Rồi em bỏ ra cả chục triệu đồng mua quà Tết bố mẹ chồng mà lại không nghĩ rằng bố bị cao huyết áp và cả bệnh gút nữa, đâu có thể uống được thứ rượu tây mà em chọn. Mẹ tiểu đường sao thưởng thức nổi bánh kẹo châu Âu ấy. Ngay cả giỏ lan hồ điệp em tặng bố mẹ ấy, mẹ phản đối gay gắt cũng không có gì lạ. Bố mẹ xưa nay vốn sống giản đơn nên một giỏ hoa tới tận năm triệu như vậy sao lại không… chướng tai gai mắt, nhất là khi bố mẹ biết vợ chồng mình còn đang phải thuê nhà, con thì chưa có. Giá như em hỏi anh lấy một lời?
Em có thấy như vậy là chi tiêu quá vung tay không khi mà con em chưa dám sinh vì sợ cảnh thuê nhà bấp bênh, vì sợ tiền sữa, tiền bỉm, tiền gửi trẻ… quá nhiều. Vậy thì ở đâu ra có được tiền ấy nếu như mình không tiết kiệm mỗi ngày. Chẳng lẽ, mình cứ mãi thuê nhà và lần lữa chuyện sinh con?
Em cứ so sánh rằng tiền sắm Tết nhà mình chỉ bằng chậu đào của nhà chị ở văn phòng em, rằng bạn bè em sắm nhiều đến thế nào, rằng nếu nhà mình xuề xòa thì… chẳng lẽ đóng cửa không tiếp khách. Nhưng anh thì lại nghĩ khác, nếu đặt một chiếc tủ Hoàng Anh Gia Lai mấy chục triệu trong căn nhà thuê nhỏ xíu như e vừa khệ nệ bưng về, chắc hẳn không chỉ riêng anh mà nhiều người cũng đặt câu hỏi ngạc nhiên chứ.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Lục đục vì đêm tân hôn không sex
Sau bao ngày cố gắng "gìn giữ", cuối cùng, đêm tân hôn của Nga và Dũng cũng đến. Tuy nhiên, trái với mọi dự định của cô dâu, đêm đó chú rể lại lăn ra ngủ như chết...
Dù lúc ấy, Nga đã thay bộ váy cưới và mặc một cái váy ngủ vô cùng gợi cảm, nhưng Dũng chỉ ú ớ được vài tiếng rồi ngã vật ra giường. Gọi mãi mà vẫn không thấy chồng có động tĩnh gì, Nga đành hậm hực ôm gối đi ngủ. Trước khi cưới, hai vợ chồng Nga đã giao hẹn với nhau rằng, đến ngày cưới sẽ cố gắng tỉnh táo để có một đêm tân hôn thật tuyệt vời. Thế mà bây giờ, đêm tân hôn, mới vào đến phòng là chồng Nga đã ngủ không còn biết trời đất gì nữa.
Dũng ngủ nguyên hai ngày mới chợt nhớ ra là mình chưa "động phòng". Thấy vợ mặt mày bí xị, Dũng biết ngay là mình đã gây tội lớn. Anh lật đật xin lỗi và tỏ ý muốn hoàn thành trách nhiệm của một người chồng mới. Tuy nhiên, tự ái của vợ anh quá cao, nghĩ rằng chồng chẳng thèm quan tâm, để ý đến mình nên Nga kiên quyết phát lệnh "cấm vận". Tuần trăng mật ở Tuần Châu cũng bị hủy với lý do: Nga bất ngờ bị ốm.
Gần một tháng sau đó, phải mất nhiều công sức dỗ dành và xin lỗi, Dũng mới thuyết phục vợ cho phép được "động phòng". Chỉ có điều, mọi háo hức của Nga giờ đã giảm đi một nửa, cô thấy chuyện yêu đương cứ nhàn nhạt sao đó, chẳng có gì gọi là hào hứng. Ký ức về một đêm tân hôn không có cử chỉ lãng mạn, âu yếm của người chồng đã làm cho Nga cảm thấy bị vỡ mộng và không hài lòng về cuộc sống hôn nhân.
Phần lớn các cô dâu đều buồn phiền vì đêm tân hôn không sex (Ảnh minh họa)
Vợ chồng Minh - An cũng lục đục vì lý do tương tự. Mặc dù đã "nếm trái cấm" trước đám cưới, nhưng An vẫn muốn có một đêm tân hôn thật tuyệt vời. Nào ngờ, sau khi quá chén với bạn trong lễ cưới, Minh đã "thất hứa" với vợ. Anh chẳng còn đủ tỉnh táo để nói với vợ một câu ngọt ngào chứ nói gì đến chuyện "hành sự". Trước lễ cưới, An đã tưởng tượng ra đủ thứ lãng mạn, nhưng bây giờ, cô lại phải tất tả chạy đi chạy lại phục vụ chồng, không được âu yếm, cũng chẳng được vuốt ve nên cô thấy tủi thân ghê gớm.
Ngay sau lễ cưới, tưởng rằng mọi chuyện sẽ tiến triển tốt đẹp, nào ngờ vợ chồng An lại cãi nhau một trận nổ lửa mà quanh đi quẩn lại cũng vì chuyện đêm tân hôn không sex. Cứ mỗi lần cãi nhau, An lại gào lên: "Anh đừng có mà khinh thường tôi, tôi thật dại dột khi cho anh "ăn cơm trước kẻng". Anh chán tôi rồi chứ gì? Nếu thế thì làm đơn ly dị đi".
Sau nhiều lần xin lỗi vợ không thành, Minh cũng ngán đến tận cổ sự nghi ngờ quá đáng của vợ. Chẳng qua là hôm đám cưới vui quá, ai chúc Minh cũng uống nhiệt tình . Anh cũng chẳng có ý phân biệt chuyện đã "động phòng" trước hay sau. Hơn nữa, chuyện đã xảy ra rồi, bây giờ có muốn thay đổi cũng chẳng được. Anh đã cố gắng làm tốt vai trò của một người chồng sau đám cưới, thế mà ngày nào vợ anh cũng giận dỗi. Đi làm về mà thấy cái mặt nặng như chì của vợ, Minh thấy buồn chán vô cùng.
Tuy nhiên, không có sex trong đêm tân hôn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Hãy "để dành" chuyện ấy cho đến khi cả hai người cảm thấy thoải mái và khỏe mạnh (Ảnh minh họa)
Trái với những suy nghĩ của An và Nga, Hạnh cũng có một đêm tân hôn không sex nhưng cuộc sống của vợ chồng cô vẫn rất tuyệt vời. "Sau đám cưới, cả mình và chồng đều mệt lử, không còn muốn làm bất cứ điều gì. Tuy đêm tân hôn của bọn mình không có sex, nhưng tuần trăng mật của bọn mình đã rất mặn nồng, bởi khi đó cả hai vợ chồng đã hết mệt mỏi và có thể toàn tâm toàn ý cho chuyện "yêu". Hơn nữa, ai cũng hiểu rằng, điều quan trọng nhất là kể từ bây giờ, mình đã được sống và cùng nhau vun đắp hạnh phúc" - Hạnh chia sẻ.
Cũng theo suy nghĩ của Hạnh, nếu vợ chồng có sự trao đổi và thoả thuận trước về chuyện tế nhị này thì sẽ hay hơn rất nhiều. Nó giúp cho cả hai tránh được những suy nghĩ và hiểu lầm không đáng có, nhất là với cô dâu. Bởi nếu chú rể cứ "ngang nhiên" ngủ khì, không thèm "đoái hoài" gì đến vợ, cũng không có một lời "mào đầu" nào thì chắc chắn, khó có cô dâu nào có thể bình tĩnh và không suy nghĩ tiêu cực.
Sex trong đêm tân hôn dường như đã trở thành một "thủ tục" tất ngẫu dĩ yếu. Thế nhưng, không phải 100% các đôi uyên ương đều có thể thực hiện điều này. Sự mệt mỏi trong quá trình chuẩn bị đám cưới cộng với tình trạng "quá chén" của chú rể thường là lý do chính khiến cho đêm tân hôn của các cặp vợ chồng không thể diễn ra như "trình tự" đã định.
Tuy nhiên, không có sex trong đêm tân hôn chưa phải là điều tồi tệ nhất. Hơn nữa, nó cũng không phải là thước đo hạnh phúc của các cặp vợ chồng, bởi theo nhiều chuyên gia, khi cơ thểquá mệt mỏi thì hoạt động tình dục sẽ chỉ mang lại những tác hại mà thôi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
Các vấn đề dễ khiến vợ chồng lục đục Không tìm được tiếng nói chung trong giao tiếp, tình dục và tiền bạc có thể khiến cuộc hôn nhaanh đứt gánh giữa đường. 1. Giao tiếp Một trong những vấn đề mà hầu hết các cặp vợ chồng đều gặp phải đó chính giao tiếp. Thiếu thông cảm và ít tâm sự với nhau lâu dần sẽ làm cho khoảng cách giữa...