‘Vợ chồng lấy nhau rồi tiền ai người ấy tiêu, mua sắm trong nhà cũng ‘cưa’ đôi”
Nhiều bà vợ đang dở khóc dở cười khi kết hôn rồi vẫn tiền ai nấy tiêu, mua sắm trong nhà cưa đôi. Đời sống hôn nhân vì vậy trở nên ngột ngạt, nhiều bà vợ không chịu đựng được nên đã nghĩ đến chuyện ly hôn.
Ly hôn vì chồng sòng phẳng “cưa đôi” tiền bạc
Khi yêu, đã nhiều lần Kiều Chi (26 tuổi, Hà Nội) nghe người yêu tuyên bố sau này lấy nhau tiền ai người ấy tiêu, mua sắm trong nhà, chăm sóc con cái cũng cưa đôi. Chi cứ nghĩ người yêu nói đùa nên không để ý. Nhưng cưới nhau về cô mới vỡ mộng, dở khóc dở cười khi nhận ra những gì chồng nói trước đây là thật.
Cưới nhau được một năm, Chi xách đồ bỏ về nhà cha mẹ ruột ở và tuyên bố sẽ li hôn chồng chỉ vì lí do anh chồng quá sòng phẳng trong chuyện tiền bạc.
Chi khóc nức nở kể suốt một năm làm vợ, cô chưa bao giờ được cầm một đồng lương của chồng, cũng chẳng hề biết lương chồng mỗi tháng bao nhiêu. Tiền ăn uống, sinh hoạt hàng tháng được chồng cưa đôi rất rõ ràng. Thậm chí sắm sửa những vật dụng trong gia đình đều mỗi người chi trả một nửa.
“Hàng tháng, chồng tôi bắt ghi rõ ràng tiền ăn uống mỗi ngày, cuối tháng tổng lại chia đôi. Thậm chí tiền điện nước, tiền xăng xe đi làm dù cả hai làm cùng công ty anh ấy cũng chi trả một nửa. Có lần anh ta mua chiếc máy giặt về vui vẻ nói với bạn bè cho vợ đỡ vất vả. Tôi chưa kịp mừng thì anh chìa hóa đơn thanh toán, bắt tôi đóng một nửa số tiền máy giặt kia”, Chi bức xúc chia sẻ.
Đã rất nhiều lần ấm ức, Chi vừa khóc vừa phàn nàn với chồng nhưng anh vẫn tỉnh bơ nói trước khi cưới nhau đã nói rõ ràng kế hoạch là tiền ai nấy tiêu, mua sắm trong nhà cưa đôi. Khi có con thì cả hai cùng hùn tiền chăm sóc con cái. Sòng phẳng như vậy cho dễ sống. Thấy Chi yên lặng, chồng đinh ninh là Chi đã thống nhất ý kiến.
Cũng vì vấn đề tài chính gia đình mà Chi cảm thấy tình cảm vợ chồng không còn như xưa. Hình ảnh người chồng biết quan tâm, lo lắng thương yêu vợ không còn, thay vào đó là một người đàn ông vô tâm, ích kỷ. Suốt một năm sống trong cảnh chán chường, Chi quyết định bỏ về nhà cha mẹ ruột ở và làm đơn li hôn.
“Tôi quá mệt mỏi khi phải sống với suy nghĩ không giống ai của chồng. Suốt một năm chung sống mà chồng tôi luôn đặt đồng tiền lên trên, không coi vợ ra gì, như thể ai có thân người ấy lo. Vậy thì còn đâu tình nghĩa vợ chồng. Đã lấy nhau mà vấn đề tiền bạc mâu thuẫn thì khó sống lắm. Tôi quyết định thoát thân khi chưa vướng bận con cái vì nghĩ rằng với tư tưởng của chồng, tôi sẽ không bao giờ sống với anh ta trọn đời được”, Chi thở dài.
Video đang HOT
Tuyệt chiêu trị chồng
Gần một năm nay chị Hồng Đào (30 tuổi, Hà Nội) cũng đang trong tình cảnh trớ trêu khi chồng thay đổi tính, bắt chị Đào sòng phẳng trong chuyện tiền bạc, cái gì đụng đến tài chính là cưa đôi.
Suốt 5 năm về cùng một nhà, kinh tế gia đình khó khăn, con cái ốm đau suốt, lại sống ở thủ đô nên cái gì cũng đắt đỏ. Đồng lương của hai vợ chồng cứ vậy lần lượt đội nón ra. Tiền bạc không dư dả cũng không sắm được vật dụng gì giá trị trong nhà. Ngược lại, chị Đào còn suốt ngày than vãn chuyện tiền nong khiến chồng bức xúc.
Cho rằng vợ không biết chăm lo, tính toán trong gia đình, anh chồng chì chiết vợ. Trong lúc cãi nhau, chị Đào bức xúc tuyên bố từ giờ trở đi thân ai người ấy lo, tiền bạc ai nấy giữ, mua sắm trong nhà, chăm con thì cưa đôi.
Lời nói không suy nghĩ lúc tức giận của chị không ngờ lại được chồng hưởng ứng nhiệt tình. Từ đó đến nay, cuộc sống của vợ chồng chị Đào bị xáo trộn, đang ăn chung mâm, ngủ chung giường mà chẳng khác nào họ đang sống li thân.
“Gần một năm nay cuộc sống gia đình bị xáo trộn hoàn toàn khiến tôi ngột ngạt, muốn ôm con mà bỏ đi. Làm được đồng nào anh giữ đồng ấy, chẳng đưa cho tôi lấy một xu. Cứ đến cuối tháng chồng đưa cho tôi một nửa trong tổng số tiền tôi đã chi tiêu ăn uống, sinh hoạt. Tiền con cái học hành, sữa, mua sắm vật dụng trong nhà anh cũng cưa đôi”, chị Đào chia sẻ.
Mang chuyện vợ chồng mâu thuẫn tiền bạc tâm sự với người chị họ, được mách nước, chị Đào thấy hay nên về thực hiện. Hễ nhận lương về, chị đưa hết cho chồng giữ và nhờ anh vạch kế hoạch chi tiêu. Hàng ngày đi chợ hay cần mua sắm gì là chị Đào lại vui vẻ ngửa tay xin tiền chồng.
Chỉ trong vòng hai tháng, kế hoạch của chị Đào thành công, người chồng chi tiêu thâm hụt nhiều quá nên nóng mặt, rối rít xin lỗi, giao lại số tiền trên cho vợ quản lí.
“Chồng tôi nói có trải qua việc quản lí tiền bạc mới hiểu được vợ đau đầu, lo lắng như thế nào. Cũng từ đó anh không trách mắng mà an tâm để vợ nắm tài khoản. Vợ chồng tôi lại hòa đồng, vui vẻ trở lại, động viên nhau cố gắng dù cuộc sống còn nhiều thiếu thốn”, chị Đào vui vẻ chia sẻ.
Theo Emdep
Lấy chồng giàu vẫn khổ:Không chịu nổi sự khinh khi của nhà chồng, người vợ đã khiến chồng nể phục
Một người chồng giàu mà chi một đồng cho vợ cũng phải nâng lên đặt xuống là khi họ coi đồng tiền quan trọng hơn vợ. Ở trong hoàn cảnh đó, bất cứ người vợ nào cũng thấy ngột ngạt, nặng nề.
Một người cha khuyên con gái mình thế này: Có một số người phù hợp nhưng con không yêu, một số người yêu con nhưng lại không phù hợp. Muốn biết yêu hay không yêu, đừng nghe bằng tai mà hãy nhìn bằng mắt. Xem cậu ta cố gắng bao nhiêu.
Mà muốn biết có phù hợp với con hay không, đừng hỏi cậu ta có những gì, mà hãy hỏi nụ cười và nước mắt của con. Một người cứ luôn khiến con rơi nước mắt, điều kiện có tốt đến đâu cũng chớ có cần.
Một người luôn làm con cười, cho dù phải chịu khổ cũng đáng. Thà cười tươi chịu khổ còn hơn hưởng thụ trong nước mắt."
Thực tế, tiền bạc là vấn đề vô cùng quan trọng trong hôn nhân gia đình. Một người chồng có khả năng đảm bảo đời sống kinh tế cho gia đình vẫn luôn là mơ ước của mọi chị em phụ nữ. Tuy nhiên trên thực tế không phải ai lấy chồng giàu thì cũng đều sụng sướng, hạnh phúc.
Bởi như ta đã thấy, một người chồng giàu mà chi một đồng cho vợ cũng phải nâng lên đặt xuống là khi mối quan hệ vợ chồng đó đã chứa đựng sự mệt mỏi, nặng nề. Lúc này người chồng thường coi trọng tiền bạc hơn vợ mình. Tình yêu không còn thì hạnh phúc cũng sẽ lặng im trong mối quan hệ của họ.
Tuấn ở Biên Hòa, Đồng Nai là một ví dụ điển hình. Điều kỳ lạ mà người thân trong gia đình cũng như bạn bè không thể hiểu nổi đó là Tuấn rất keo kiệt với vợ. Hương, vợ Tuấn quê ở Nghệ An, vào Biên Hòa làm công nhân. Tuấn là kỹ sư tin học. Gia đình Tuấn khá giàu có bề thế ở Biên Hòa.
Ngày Hương mới lấy chồng, bố mẹ Hương sung sướng hạnh phúc lắm vì nghĩ con mình may mắn lấy được người chồng có học, giàu có. Thế nhưng lấy nhau chưa được 2 năm thì Hương đã ôm con ra khỏi nhà chồng vì không thể chịu đựng được sự hà khắc, áp đặt và khinh khi của mẹ chồng và em gái của chồng.
Tuấn, chồng Hương dường như ngoảnh mặt làm ngơ trước nỗi tủi cực của vợ. Mỗi lần thấy vợ khóc, Tuấn không những không an ủi mà còn đổ lỗi tại Hương không biết ứng xử. Trước cảnh bị nhà chồng và chồng ghẻ lạnh, Hương đã ôm con ra khỏi nhà.
"Tức chí, bấm chí", Hương đã vay mượn tiền bạc của anh em bà con họ hàng để mua một mảnh đất thuộc "vùng sâu vùng xa" ở Biên Hòa. Sau đó Hương đã mua xi măng, gạch đá về nhờ em trai và mình tự xây nên một ngôi nhà cấp 4 để ở.
Khổ sở trăm bề nhưng Hương quyết tâm không đầu hàng số phận. Vì hoàn cảnh con còn nhỏ, Hương đã tìm một công việc đầu bếp tại một trường mầm non ở Biên Hòa, vừa kiếm tiền vừa gửi con ở đó.
Thấy vợ nhất quyết bỏ nhà cao cửa rộng ra ngoài gây dựng cơ đồ bằng hai bàn tay trắng, Tuấn lúc này mới cảm thấy chột dạ. Anh đã xin lỗi vợ nhưng Hương nhất quyết không về sống chung với nhà chồng. Cuối cùng, trước sự quyết liệt của Hương, Tuấn đã phải theo vợ "bỏ nhà" ra ở riêng cùng với vợ con của mình.
Hiện nay vợ chồng Hương đã có với nhau 2 đứa con. Họ vẫn ở riêng trong ngôi nhà mà Hương đã dựng lên hồi mới bỏ nhà chồng ra ngoài. Tuy nhiên, ngôi nhà thuộc diện vùng sâu vùng xa ngày nào Hương mua chỉ vài chục triệu, nay đã lên đến hơn tỷ bạc.
Bố mẹ và em chồng Hương giờ không còn dám khinh thường cô là gái nhà quê, là công nhân, là "đũa mốc mà đòi mâm son" như xưa nữa. Nghị lực của Hương đã khiến cho họ phải thay đổi suy nghĩ.
Việc một cô gái chân quê phải rời bỏ gia đình chồng bề thế giàu sang ra ngoài lăn lộn với cuộc sống tự lập đủ để thấy rằng, những thứ không phải của mình thì mãi mãi không thuộc về mình. Và, không có niềm vui sướng nào bằng niềm vui sướng được thụ hưởng từ chính thành quả lao động của mình.
Khi người phụ nữ tự chủ về kinh tế, họ sẽ tự quyết định cuộc sống của mình. Và khi đã tự chủ về cuộc đời mình thì chị em sẽ chẳng còn sợ bất cứ điều gì, kể cả điều xấu nhất đó là hôn nhân tan vỡ.
Theo Ngân Khánh/ Gia đình. net
Thấy bà thông gia thường xuyên đến nhà 'mắng vốn', bố tôi chỉ nói một câu khiến bà im bặt Tôi đi lấy chồng tính đến nay cũng đã được 2 năm, dù nhà chồng và nhà mẹ tôi ở cách nhau có 6 căn, hai nhà sống cùng 1 khu phố, thế nhưng tôi luôn có cảm giác không thoải mái và ngột ngạt với mẹ chồng cũng như họ hàng bên nhà chồng tôi. ảnh minh họa Công việc cơ quan...