Vợ chồng làm cách này sẽ tránh được xung đột gia đình
“Im lặng là cách tốt nhất để người bạn đời tự ngẫm lại hành vi của mình mỗi khi xung đột xảy ra giữa hai người”, chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088 cho biết.
Ảnh minh họa
Câu chuyện của vợ chồng chủ quán phở
Sáng Chủ nhật ngủ dậy muộn, mẹ con chị Hoa đến quán phở gần nhà ăn sáng. Quán phở này chỉ bán buổi sáng nên thường hết hàng sớm, khoảng 9, 10 giờ sáng là quán đã bắt đầu dọn dẹp. Hôm đó, vào khoảng 9h30, quán phở vẫn bán nhưng chỉ còn lác đác một hai người và mẹ con chị Hoa. Tại đây chị Hoa chứng kiến được câu chuyện của cặp vợ chồng cô chủ quán phở này. Người chồng ngồi thẫn thờ ngay ở cửa ra vào. Còn vợ đứng ở kệ phở đối diện.
Sau khi làm phở cho mẹ con chị Hoa xong, chị vợ quay lại kệ bếp, hỏi chồng: “Thế 10 triệu đó anh đã trả cho người ta chưa?”. Người chồng thủng thẳng trả lời: “Chưa!”. Người vợ lặng đi ít giây và ngay sau đó nói liên hồi: “Ôi trời ơi, sao anh lại như thế”; “Đã bảo là phải trả cho người ta đi”. Người chồng này hàng ngày thấy hiền lành, ít nói, những tưởng bị vợ bắt nạt. Thế nhưng bỗng anh chồng nói “im mồm!”. Bà vợ lập tức im bặt. Nhưng chỉ im được vài phút, chị lại tiếp tục lải nhải: “Anh xem lại đi, tiền kiếm ra thì khó khăn, thế này thì có mà chết à”… Đối lại ông chồng cứ lặp đi lặp lại hai chữ “im mồm”; “đã bảo là im mồm đi”. “Vậy tiền đó đâu rồi? Anh nghĩ lại đi. Anh làm như thế có được không?”. Sau câu nói này của vợ, ông chồng có vẻ mất kiềm chế ném cái chảo xuống nền nhà kêu đánh xoảng, mặt đỏ bừng bừng…
Chị Hoa sợ hai vợ chồng ẩu đả trước mặt bé con nhà mình nên kêu chị vợ đến bàn, nói nhỏ: “Thôi chị ạ, chị nói sau đi. Chờ mẹ con em đi về rồi chị hẵng nói, hiệu quả hơn”. Người vợ không nói gì nhưng hằm hằm đi về kệ hàng của mình. Cũng may lúc đó chị vợ im lặng không nói gì nữa.
Câu chuyện của cặp vợ chồng chị chủ quán phở thực ra là chuyện thường ngày phổ biến ở trong các gia đình. Thành ngữ vẫn thường có câu “vợ chồng sao tránh khỏi những lúc bát đũa xô” là bởi như vậy, bởi trăm thứ ràng buộc cơm áo gạo tiền hàng ngày.
Vợ chồng tranh cãi đúng sai là việc làm vô nghĩa
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Diệu Hoa, Tổng đài tư vấn tâm lý tình cảm 1088, việc va vấp xung đột và mâu thuẫn là chuyện không thể tránh khỏi trong quan hệ giữa người với người, đặc biệt ở đây là quan hệ vợ chồng. Dân gian có câu: “Chồng giận thì vợ bớt lời”, câu này cũng có thể hiểu ngược lại là “vợ giận thì chồng bớt lời” – đáng lẽ ra phải là như vậy. Tuy nhiên, vì văn hóa của mỗi vùng miền, mỗi cộng đồng khác nhau nên câu chuyện bình đẳng này xem ra mỗi nơi cũng mỗi khác. Trong câu chuyện của cặp vợ chồng bán phở trên, theo lẽ tự nhiên, người chồng phải là người “bớt lời”, tức là phải nhịn đi. Thế nhưng văn hóa của người đàn ông Việt xem ra điều đó rất khó thực hiện.
Theo logic của câu chuyện thì có vẻ như người chồng sai. Sai ở chỗ, anh đã không mang tiền của gia đình đi trả nợ mà mang đi làm một việc gì đó. Người vợ bức xúc trước việc làm sai trái của chồng là đúng. Tuy nhiên, trong mọi mối quan hệ ứng xử, khi đã xảy ra xung đột, cãi vã thì việc phân định đúng sai là việc làm vô nghĩa. Lúc này, ai là người khôn ngoan sẽ biết cách hóa giải mâu thuẫn bằng nghệ thuật ứng xử của mình. Đặc biệt, trong mối quan hệ vợ chồng, ngay cả khi biết bạn đời mình sai mười mươi ra đấy, nhưng khi nhận ra đối phương dường như không kiềm chế được cảm xúc nữa thì mình nên học cách im lặng. Im lặng lúc này là cách tốt nhất để người bạn đời tự ngẫm lại hành vi sai trái của họ. Và khi có dịp thuận lợi mình sẽ phân tích phải trái. Và qua nghịch cảnh đó, cụ thể là câu chuyện ở trên thì người vợ nên học ra bài học cho mình cách giải quyết vấn đề tài chính làm sao khôn ngoan nhất, để tránh việc mất mát đáng tiếc.
Video đang HOT
Theo các chuyên gia tâm lý, có hai cách sau đây có thể giúp các cặp vợ chồng nhận ra lúc nào mình cần học cách im lặng để tránh đẩy xung đột lên cao:
Nếu cuộc hội thoại khiến người khác phát điên: Trong cuộc cãi vã, sự im lặng giúp con người lắng nghe tốt hơn. Nếu cần đưa ra phản hồi về cá nhân hay sự việc mình không thích, chúng ta cần suy nghĩ kỹ trước khi bình luận. Chúng ta nên học cách thử đồng thuận thay vì phản đối. Ví dụ, khi ai đó thô lỗ với mình hay chê bai mình thì thay vì nhảy dựng lên, chúng ta có thể đồng ý với ý kiến đó và giải thích việc giữ kiểu tóc trong thời tiết quá nóng, quá lạnh khó đến mức nào. Khi hai bên biết đồng cảm, sự xung đột sẽ không xảy ra
Nếu hội thoại khiến bản thân còn điên hơn: Tức giận không giúp giải quyết vấn đề. Ai cũng có quyền nổi điên. Nhưng cố gắng nói chuyện trong tình huống đó chỉ khiến người khác phát điên, tạo ra vòng tròn giận dữ. Nếu cuộc tranh luận không đi đến đâu, hai bên dừng lại sẽ tốt hơn. Điều này cũng được áp dụng khi nói chuyện với người không sẵn sàng để hiểu quan điểm của người khác. Trong trường hợp đó, chúng ta nên tiết kiệm sức để trao đổi với những ai biết lắng nghe và dành thời gian suy xét.
Ngân Khánh
Theo giadinh.net.vn
"Mẹ ơi tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi" - câu nói xót lòng chỉ có những bà mẹ mới sinh con thứ 2 mới thấm thía
Vừa thấy mẹ về, bé vội ôm chặt lấy mẹ, nói: "Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi". Bà mẹ đã suýt bật khóc vì thương con.
"Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi"
Minh Anh là một bà mẹ của 2 đứa con nhỏ. Cô mới sinh con thứ 2 được 8 tháng. Bởi vì thời tiết thay đổi, bé nhỏ của cô nhập viện do bệnh viêm phổi. Cô phải vào viện chăm sóc con, bé lớn để ở nhà, nhờ bà ngoại đến trông giúp.
Hôm nay khi cô tạt qua nhà lấy chút đồ, thấy con gái lớn ngơ ngác ngồi trên ghế sofa, trên mặt vẫn còn dính nước mắt. Vừa thấy mẹ về, bé vội ôm chặt lấy mẹ, nói: "Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi". Minh Anh đã suýt bật khóc vì thương con.
Tương tự như Minh Anh, bà mẹ trẻ tên Hoài Thu vừa sinh bé thứ 2 được 4 tháng. Để tiện chăm sóc bé, cô và em bé mới sinh ở riêng 1 phòng, con trai lớn và chồng cô ở phòng khác. Mỗi khi đến giờ đi ngủ, con trai sẽ tần ngần đứng cạnh giường mẹ và em bé một lúc lâu mới tình nguyện sang ngủ cùng bố.
Hôm trước, bé bỗng nói: "Mẹ ơi, tối nay ngủ cùng con nhé, chỉ lần này thôi", khiến Hoài Thu sững sờ, cảm thấy vô cùng áy náy với con. Trước nay, con quen được mẹ dỗ dành, ôm ngủ. Giờ đột ngột phải xa vòng tay mẹ, trong khi đó mẹ còn dành gần như toàn bộ thời gian để chăm bẵm em bé, hẳn con thấy mất mát lắm.
Trong các gia đình, sau khi bé thứ hai ra đời, tình huống như nhà Hoài Thu và Minh Anh không hề hiếm. Mọi người trong nhà nếu không phải lơ là con lớn, thì cũng sẽ "cách ly" con lớn và con bé. Mặc dù việc tách 2 đứa con ra có thể tránh nhiều mâu thuẫn phát sinh, nhưng thái độ của cha mẹ, ông bà đột nhiên chuyển biến, sẽ khiến cho nội tâm mẫn cảm của đứa con lớn chịu ảnh hưởng nặng nề.
Lâu dần, ở em bé lớn sẽ xuất hiện 2 vấn đề:
1. Sự xa cách của cha mẹ khiến trẻ không còn tự tin
Mẹ quá chú tâm với con thứ 2, sẽ làm xa cách mối quan hệ với đứa con đầu (Ảnh minh họa).
Bé Cốm là một đứa trẻ sôi nổi, hoạt bát và rất tự tin, nhưng đó là trước khi em của Cốm ra đời. Từ khi trong nhà có thêm một bé trai, cha mẹ vô cùng quan tâm em bé, khiến Cốm nảy sinh tâm lý hoài nghi đối với tình yêu của cha mẹ dành cho mình. Cô bé không còn thoải mái, tự tin như trước, cảm giác như cha mẹ không còn yêu mình nữa.
2. Mẹ quá chú tâm với con thứ 2 sẽ làm xa cách mối quan hệ với đứa con đầu
Bé Dế nhiều lần muốn kể cho mẹ nghe về những điều thú vị ở trường học. Nhưng mẹ cậu bé luôn lấy lý do phải chăm sóc em gái cậu bé để từ chối không muốn nghe. Dần dà, cậu bé đối với mẹ cũng trở nên lạnh nhạt. Ý thức được sự khác thường của con, mẹ Dế lấy lòng hỏi cậu bé: "Dế ơi, dạo này ở trường học có chuyện gì vui không?". Cậu bé quay lại nói với mẹ rằng "không". Câu trả lời của cậu bé khiến người mẹ có chút mất mát.
Làm thế nào để bé lớn được hạnh phúc kể cả k hi có em?
- Không để sự bất công tồn tại trong gia đình, đặc biệt không trọng nam khinh nữ
Mỗi bậc cha mẹ trước khi sinh đứa con thứ hai, cần phải chuẩn bị hành trang đầy đủ kiến thức về cách cư xử sao cho công bằng giữa 2 đứa trẻ, nhất là khi đứa trẻ thứ 2 lại là đứa con được mong đợi. Gia đình nào đã có bé trai đang mong chờ bé gái, hoặc ngược lại, thì việc đối xử công bằng, quan tâm như nhau giữa hai đứa trẻ sẽ càng trở nên khó khăn.
Chính vì thế, cha mẹ cần tránh thể hiện sự bất công giữa các con. Cần thiết nên đặt ra những quy tắc "bình đẳng" trong việc đối xử với các con, buộc bản thân phải làm theo, không được vi phạm.
- Người mẹ cần sắp xếp chu đáo cho con lớn trước khi sinh con thứ hai
Khi sinh con thứ 2, vì em bé còn nhỏ, rõ ràng người mẹ phải dành nhiều thời gian và công sức để chăm bẵm hơn. Vô hình chung, bé lớn sẽ bị xao nhãng. Chính vì thế, trước khi có kế hoạch sinh con thứ hai, người mẹ phải sắp xếp ổn thỏa cho bé lớn. Có thể nhờ ông bà trông nom hộ chẳng hạn. Để đảm bảo, khi người mẹ bận rộn với bé nhỏ, bé lớn vẫn có người săn sóc chu đáo, tránh để trẻ có cảm giác mình bị bỏ rơi không ai quan tâm đến.
- Sự góp sức quan trọng từ người cha
Người cha cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc giáo dục con cái. Trong lúc người mẹ bận bịu chăm sóc con thứ hai còn nhỏ, lúc này người cha phải quan tâm đến đứa con lớn. Để trẻ tin tưởng rằng, dù cha mẹ có thêm em bé đi chăng nữa, thì trẻ vẫn được yêu thương như trước.
Kết
Tình yêu của cha mẹ giống như 1 cái cân, mỗi đứa con ở một bên, giữ cho cân thăng bằng. Nếu tình cảm của cha mẹ nghiêng về 1 bên, cái cân lập tức đổ lệch, 2 đứa trẻ sẽ phát sinh vấn đề. Cha mẹ tất nhiên ai chẳng yêu con, nhưng nếu chỉ vì cách cư xử của họ khiến con cái nghi ngờ giá trị của chúng. Đó sẽ là một điều vô cùng đáng tiếc. Do đó, cha mẹ phải thận trọng trong việc đối xử với các con.
Thược Dược
Theo toquoc.vn
Có người đến tận nhà "đòi chồng", em nhẹ nhàng kể cho cô nàng nghe một câu chuyện vui, nghe xong ngờ đâu cô ta nước mắt lã chã quay người chạy thẳng Em xác định việc trong nhà xử lý sau, còn cô ta đã tìm đến tận nơi, em cứ phải đón tiếp cô ta cho tốt đã. Có chị nào rơi vào cảnh ngộ bi hài như em chưa ạ. Mãi tới khi kẻ thứ ba đến tận nhà huênh hoang, ghen ngược, em mới biết chồng mình thế mà đang ngoại tình....