Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, không duyên không lấy, không nợ không theo
Hai người kết thành vợ chồng là do nhân duyên đời trước định ra, là “cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”. Hãy đối xử tốt với nhau, đừng để nợ cũ chưa xong lại tích thêm nợ mới.
1. Phải là người đã được an bài mới có thể gặp gỡ nhau
Mỗi người chúng ta khi đến tuổi cập kê, muốn tìm mái ấm gia đình cho riêng mình, chắc hẳn đều một lần tơ tưởng tới chàng bạch mã hoàng tử hay nàng công chúa dịu dàng xinh đẹp và một câu chuyện tình lãng mạn, một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc. Chắc hẳn ai cũng có trong mình một mẫu hình, một vài tiêu chuẩn để theo đuổi, để lựa chọn. Nhưng đa phần sau khi trải qua những cuộc tình say đắm, lãng mạn, buồn giận, hờn ghen, chúng ta lại chợt nhận ra rằng thật khó tìm được bóng hình lý tưởng.
Cùng với thời gian những tiêu chuẩn của chúng ta sẽ giảm xuống. Có những khi mệt mỏi với trò chơi trốn tìm của tình yêu, ta muốn được nghỉ ngơi, muốn mặc cho số phận an bài, và tìm lấy một bến đỗ. Lúc ấy ta lại chợt nhận ra rằng, tiêu chuẩn và lựa chọn chỉ là sự ảo tưởng của bản thân mình.
Bởi lẽ đời này có thể gặp gỡ và đem lòng thương yêu nhau, chắc chắn là do nhân duyên từ kiếp trước. Tu 10 năm mới được đi cùng thuyền, tu trăm năm mới được chung chăn gối. Hai người trở thành vợ chồng, theo Phật gia giảng là do sự kết hợp giữa lời thề nguyện và nghiệp lực tạo thành (Nghiệp là hành vi, việc làm. Nghiệp lực nghĩa là sức mạnh của hành vi và việc làm tốt và xấu ở đời trước).
Hoặc là đời trước hai người đã thề nguyền, hẹn ước đời sau sẽ kết thành phu thê.
Tầng tầng nghiệp lực ấy trải qua vài đời vài kiếp, xuyên suốt các thời không vẫn không thay đổi, dẫu sang hèn hay xấu đẹp họ cũng sẽ thành đôi. Hoặc là đời trước hai người đã thề nguyền, hẹn ước đời sau sẽ kết thành phu thê. Hoặc là một trong hai người vì muốn đền ơn mà cam tâm tình nguyện hầu hạ người kia. Cũng có khi là đời trước nợ nần nhau, đời này phải trả.
Vì đã hẹn ước bên nhau mà trong luân hồi lại tìm thấy nhau, linh hồn của hai người chỉ cần gặp là đã nhận ra nhau. Thường thì họ sẽ yêu say đắm ngay từ cái nhìn đầu tiên hay cảm thấy người ấy thật thân quen biết mấy. Tất cả là đều là nhân duyên kết hợp mà thành.
Vậy nên lựa chọn duy nhất của chúng ta là đừng lựa chọn gì cả. Mọi chuyện xảy ra đều là chuyện nên xảy ra, đều là nhân duyên đã chín muồi. Những người đã gặp gỡ nhau trong đời trước lại tạm thời xa nhau, hẹn nhau đến kiếp này. Tất cả những trải nghiệm đời này đều là ơn trời ban.
Ảnh minh họa
2. Vợ chồng là duyên, con cái là nợ, không duyên không lấy, không nợ không theo
Hai người kết thành vợ chồng là do nhân duyên đời trước định ra, là “cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”. Hãy đối xử tốt với nhau, đừng để nợ cũ chưa xong lại tích thêm nợ mới. Hãy thôi oán trách nhau, bạn cần hy sinh nhiều hơn để học cách yêu thương người bạn đời của mình.
Video đang HOT
Nên hiểu rằng tất cả chúng sinh hữu duyên đều tới để kết thúc duyên nợ chốn trần gian. Cuộc đời giống như một bộ phim dài tập, chúng ta cứ mải miết đóng hết vai này tới vai khác, lúc thăng, lúc trầm, khi buồn, khi vui. Chỉ khi nào ân đền ân, oán đền oán, thì kịch mới tàn.
Vậy nên hãy thiện giải mọi ân oán, đối xử tốt với những người ở gần bên bạn nhất, giúp những người quanh mình đều được hạnh phúc. Đặc biệt là những mối quan hệ mang nặng nhân duyên như vợ chồng, cha mẹ. Bởi lẽ trả xong ân oán tại cõi hồng trần bạn mới có thể thoát khỏi cõi trầm luân, trở về với cái tôi chân chính từ thuở nguyên sơ.
“ Người mình lấy làm vợ (làm chồng) có thể không phải là người mình yêu nhất, có thể cũng không phải là người yêu mình nhất, mà chỉ đơn giản là họ đến đúng vào cái thời điểm cả 2 cùng muốn lập gia đình.“
Thôi thì tất cả là do chữ duyên. Có duyên thì sẽ gặp được nhau. Nhờ chữ duyên mà người ta gặp nhau và yêu nhau kể cả trong những hoàn cảnh bất ngờ nhất: gặp nhau ở trên cùng 1 chuyến xe, do giới thiệu, mối lái, gặp nhau ở Nối, 1 người bạn lâu ngày ta gặp lại, 1 người chơi lâu ta cứ coi như là bạn rồi 1 ngày ta tình cờ nhận ra đó là người phù hợp với ta, vân vân và vân vân…
Không có chữ “duyên” thì tình cảm 2 người chỉ dừng lại ở mức có cảm tình hay thích
Ưng nhau rồi, mình cũng muốn rồi, nhưng “ông trời” không thương, không tạo cơ hội, điều kiện và chất xúc tác đủ mạnh cho 2 người gần nhau để họ hiểu nhau và có tình cảm với nhau thì cũng đành chịu.
Ảnh minh họa
Xét về một mặt nào đó, 1 động lực đủ mạnh để người con trai đến với người con gái, hay 1 động lực đủ mạnh để người con gái đến với người con trai cũng đòi hỏi chữ “duyên”. Không có chữ “duyên” thì tình cảm 2 người chỉ dừng lại ở mức có cảm tình hay thích (trong tâm tưởng), chưa thể hiện ra thành hành động biểu lộ tình cảm giữa 2 người.
Đến được với nhau lúc đầu rồi cũng tiếp tục cần chữ “duyên” để sau đó 2 người có thể vượt qua được những khó khăn, thử thách (từ phía gia đình, bố mẹ, bạn bè và từ chính bản thân…) để nên duyên vợ chồng.
Còn đi đến được hôn nhân hay không và sau đó hôn nhân có hạnh phúc hay không là do chữ nghiệp, chữ nợ: Nếu nghiệp tốt thì ta sẽ gặp được người ưng ý. Xong phim rồi (lấy nhau rồi), chữ “duyên” sẽ hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó là giúp 2 người thành vợ thành chồng. Lúc này chữ “nợ” chữ “nghiệp” sẽ trả lời là cuộc sống chung đụng, gần gũi, va chạm nhau trong cuộc sống hàng ngày giữa 2 người có mang lại hạnh phúc cho họ hay không.
Nhưng hưởng được hạnh phúc bao lâu, dài hay ngắn tự bản thân mình cũng góp phần vào đó. Chọn được người bạn đời tốt mới chỉ đi được 50% chặng đường, 50% còn lại do mình vun đắp, nếu mình bỏ bễ quá thì tự tình iu cũng sẽ “tiêu”.
Nếu nghiệp xấu thì ta sẽ phải trả nợ, nợ ngắn, nợ dài, nợ nhiều nợ ít, cũng là tùy phúc phận và sự nhường nhịn, chịu đựng, tha thứ của mỗi người. Còn nếu sức chịu đựng, sự nhường nhịn chỉ đến giới hạn như vậy thì “say goodbye” và cũng rũ được nợ.
Ảnh minh họa
Có người nói: “ Luyên thuyên nhiều thì được vợ. Mà làm liều thì được chồng“. Đây là câu nói nửa đùa nửa thật, và sự thật cuộc đời nhiều khi diễn biến đúng theo chiều hướng như vậy. Trên thực tế, nhiều chàng “luyên thuyên” lại được vợ, nhiều cô hơi “liều” 1 chút lại được chồng. Hình như cái quyết định lập gia đình đòi hỏi 2 bên phải hơi “liều” 1 chút.
Nhưng sau khi lấy nhau xong thì cái nghiệp tốt (mà mình được hưởng) hay nghiệp xấu (mà mình phải chịu) mới bắt đầu tỏ ra ứng nghiệm.
Chuyện gặp được ý trung nhân, lập gia đình sớm hay muộn tùy thuộc vào nhân duyên của mỗi người. Ngày mai không bao giờ giống như ngày hôm nay, có thể xấu hơn hoặc tốt hơn, tùy theo nỗ lực chuyển hóa thân tâm của chính bạn. Cho nên, bạn cứ an tâm sống tốt, chân thật, vị tha và trải lòng ra với mọi người thì theo thời gian hẳn sẽ gặp được bạn đời như ý.
Theo Emdep
Lý do vợ chồng cãi nhau: Tất cả bởi KHẨU NGHIỆP và NHÂN DUYÊN
Người xưa nói, vợ chồng đến được với nhau tất phải có nhân duyên tiền định. Bởi vậy, lý do vợ chồng cãi nhau, chia xa ắt cũng do kết quả của khẩu nghiệp và nhân duyên.
1. Vợ chồng đến với nhau là cái duyên cái số
Mỗi người chúng ta khi đến tuổi cập kê, muốn tìm mái ấm gia đình cho riêng mình, chắc hẳn đều một lần tơ tưởng tới chàng bạch mã hoàng tử hay nàng công chúa với một câu chuyện tình lãng mạn, hạnh phúc. Chắc hẳn ai cũng có một mẫu hình, một vài tiêu chuẩn để theo đuổi, để lựa chọn. Nhưng đa phần sau khi trải qua những cuộc tình say đắm, lãng mạn, buồn giận, hờn ghen, chúng ta lại chợt nhận ra rằng thật khó tìm được bóng hình lý tưởng.
Cùng với thời gian những tiêu chuẩn của chúng ta sẽ giảm xuống và rồi đến một lúc nào đó chợt nhận ra rằng, tiêu chuẩn và lựa chọn chỉ là sự ảo tưởng của bản thân mình.
Bởi lẽ đời này có thể gặp gỡ và đem lòng thương yêu nhau, chắc chắn là do nhân duyên từ kiếp trước. Tu 10 năm mới được đi cùng thuyền, tu trăm năm mới được chung chăn gối. Hai người trở thành vợ chồng, theo Phật gia giảng là do sự kết hợp giữa lời thề nguyện và nghiệp lực tạo thành (Hành vi, việc làm tốt và xấu ở kiếp trước).
Thà rằng cứ cãi nhau một trận linh đình để hiểu nhau, còn hơn là im lặng rồi xa nhau mãi mã. Ảnh minh họa
Thành được vợ chồng là do nhân duyên đời trước định ra, là "cái duyên cái số nó vồ lấy nhau". Hãy đối xử tốt với nhau, đừng để nợ cũ chưa xong lại tích thêm nợ mới. Hãy thôi oán trách nhau, bạn cần hy sinh nhiều hơn để học cách yêu thương người bạn đời của mình.
Vì vậy, ở đời có gặp phong ba bão táp gì thì hai vợ chồng cũng nên nghĩ đến ân tình mà cùng nhau vượt qua. Để vượt qua được thì đôi khi cũng phải cãi nhau, điều này khiến cho đối phương đau khổ tột cùng, dẫn tới mọi sự phiền não... đồng thời có thể làm mình và người khác đau khổ ray rứt cả cuộc đời. Đây chính là khẩu nghiệp nặng nhất, tạo nghiệp, quả báo cho bản thân và hậu quả cho cả gia đình.
Tuy nhiên, thà rằng cứ cãi nhau một trận linh đình để hiểu nhau, còn hơn là im lặng rồi xa nhau mãi mãi. Do đó, khi cãi nhau vợ chồng bạn đừng vì thế mà cảm thấy mệt mỏi, phiền muộn, hãy coi đó là chỉ là một "tai nạn" hàng ngày mà gia đình nào cũng gặp phải để đôi bên hiểu hết nỗi lòng của nhau.
2. Nhưng ở với nhau lâu bền hay không, là do khẩu nghiệp
Vợ chồng đến được với nhau là vì duyên nợ. Tuy nhiên không phải cặp vợ chồng nào cũng hạnh phúc, có cặp thì hòa thuận, nhưng cũng có cặp đối xử với nhau lạnh nhạt, thậm chí người này còn oán hận với người kia. Tuy nhiên, lý do vợ chồng cãi nhau, bất hòa là gì đi nữa thì đôi bạn chỉ cần mở lòng ra để hiểu cảm nhận của đối phương thì mọi điều sẽ được giải quyết êm đẹp. Vì thế, đừng bao giờ so sánh vợ với người khác bởi vợ mình mới là người chung vai gánh vác cùng mình. Bởi những cô bồ bên ngoài khi nào chẳng đẹp, chẳng dịu dàng vì cô ta chỉ đến với anh để tìm niềm vui chứ không bao giờ lo lắng chăm sóc anh.
Đừng bao giờ so sánh vợ với người khác bởi vợ mình mới là người chung vai gánh vác cùng mình. Ảnh minh họa
Vì thế nhân gian có câu: "Vợ người ta đẹp vì được chồng yêu thương, còn vợ anh xấu và hay cằn nhằn là do anh chưa đủ thương yêu". Do đó, khi vợ chồng cãi nhau thì đôi bạn đều phải nhìn nhận lại bản thân mình, nhất là người chồng. Bởi chỉ cần chồng luôn tâm lý, biết yêu thương, biết xót vợ thì cực khổ nào người phụ nữ cũng có thể vượt qua. Còn cứ mãi vô tư, để vợ đầu tắt mặt tối lo trong lo ngoài thì người vợ nào cũng xấu xí, sẽ cáu gắt, nổi giận và hay cãi nhau.
Hơn nữa, chén bát trong chạn còn va chạm thì cuộc sống chung nào mà chẳng có cãi vã, giận hờn. Nhưng dù lý do vợ chồng cãi nhau là gì, cãi đến thế nào cũng hãy nghĩ đến những gì mà người kia đã dành cho mình. Đặc biệt là vợ chồng ăn ở với nhau, trông cậy vào nhau lúc ốm đau hoạn nạn, chứ lúc khỏe mạnh, thảnh thơi, chắc gì ai lại cần tới ai.
3. Vợ chồng càng bao dung, gia đình càng hạnh phúc
Đời người rất khó được như ý, mười phân vẹn mười. Vấn đề lớn nhất trong rất nhiều gia đình là cứ mãi tranh giành, phân định rạch ròi xem ai đúng ai sai. Đa phần mọi người luôn cho rằng chỉ trích và tranh cãi là có thể giải quyết được vấn đề. Đôi khi bạn muốn oán trời trách đất sao số phận mình lại cám cảnh như vậy. Làm thế chẳng khác nào nợ đời trước không chịu trả, lại gieo thêm mầm khổ cho đời sau.
Kỳ thực không phải là người bạn đời đang tức giận hay thấy thất vọng vì những chuyện trước mắt, mà chỉ đơn giản là người ấy đang muốn biết vị trí của mình trong tim đối phương quan trọng tới chừng nào. Kỳ thực họ đang thấy không an toàn và thiếu đi tình yêu. Nếu không để ánh mắt mình bị vướng vào những chuyện đúng sai ấy, mở rộng lòng mình để thấu hiểu nhiều hơn, hạ bớt cái tôi để bao dung hơn với người ấy, thì những thiếu sót cũng chẳng còn quan trọng nữa.
Con người vì nhân duyên mà tụ hội, vì tình mà trái tim thấy ấm áp, vì không biết trân quý nhau mà tan tác chia xa. Nên bao dung với người bạn đời của mình, cũng đồng nghĩa với việc bạn sớm trả được món nợ từ kiếp trước và kết thêm duyên lành cho đời sau.
Theo Emdep
Ngày ba lấy vợ Chú gọi điện, nói "Hai đứa bay thu xếp về nhà, ba bọn bay sắp cưới vợ". Con nghe điện xong, không biết nên cười hay nên khóc. Có một chút gì đó buồn tủi, một chút hờn ghen, và cả thương ba. Ảnh minh họa: GettyImages. Mẹ mất sớm, khi chị em chúng con vừa mới lên năm, lên mười. Ba nuôi...